Bảo Trợ Tài Chánh I-864: Người Bảo Lãnh Còn Trách Nhiệm Sau Khi Ly Dị?

Thứ Tư, 01 Tháng Tám 201200:00(Xem: 114336)
Bảo Trợ Tài Chánh I-864: Người Bảo Lãnh Còn Trách Nhiệm Sau Khi Ly Dị?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Khi qúy vị bảo lãnh người hôn phối di dân sang Hoa Kỳ, qúy vị cần hứa với chính phủ rằng người hôn phối của qúy vị sẽ không trở thành một gánh nặng của xã hội. Điều này có nghĩa là người hôn phối này sẽ không xin tiền trợ cấp xã hội. Lời hứa này nằm trong những quy định của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864.

Tỷ lệ trung bình ly dị ở Hoa Kỳ khoảng 50%. Nếu qúy vị ly dị, liệu qúy vị vẫn phải tuân theo những yêu cầu của việc Bảo Trợ Tài Chánh không? Tòa án Thượng thẩm Quận 7 mới đây đã quyết định về một hồ sơ liên quan đến việc này.

Một người Mỹ đã kết hôn với một người bạn đồng học, 19 tuổi, người Tàu ở Trung Hoa. Hai năm sau, hai người quyết định sang Mỹ sinh sống. Người chồng phải ký tên trên đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864, đồng ý cấp dưỡng cho vợ ở mức 125% tiêu chuẩn nghèo đói (vào khoảng 13.500 Mỹ kim một năm), mặc dù họ ly dị. Thực tế, hai năm sau, đôi uyên ương này đã chính thức ly dị.

Bỏ sang một bên nghĩa vụ của đơn I-864, tòa ly dị ở tiểu bang Wisconsin đã phán rằng người chồng phải cấp dưỡng cho vợ cũ số tiền 500 Mỹ kim một tháng nếu vợ cũ sẽ tích cực tìm kiếm việc làm bằng cách nộp ít nhất bốn đơn xin việc làm mỗi tháng. Người phụ nữ này không thể tìm được việc làm. Cô tốt nghiệp đại học ở Trung Hoa nhưng nói tiếng Anh rất yếu.

Người chồng từ chối cấp dưỡng 13,500 Mỹ kim một năm được quy định trong đơn cam kết I-864 với lý do người vợ cũ của anh ta không tìm kiếm việc làm gì hết. Vì thế, người vợ đã nộp đơn thưa lên tòa án liên bang ở Wisconsin, đòi hỏi rằng những cam kết cấp dưỡng trong đơn I-864 vẫn còn hiệu lực sau khi ly dị.

Tòa Quận 7 quyết định rằng những cam kết cấp dưỡng của đơn I-864 vẫn tiếp tục, bất kể những quyền lợi của người vợ cũ có hay không có, theo luật ly dị của tiểu bang Wisconsin.

Tòa cũng phải quyết định về việc nếu người vợ cũ được yêu cầu nộp đơn xin việc làm và nhờ vào việc làm này có thể tự túc đời sống và không dựa vào quy định của đơn I-864. Đối với đơn I-864, tòa thấy rằng những cam kết của người bảo lãnh chỉ chấm dứt nếu người di dân qua đời, hoặc nếu người này làm việc được 40 qúy, hoặc người hôn phối trở thành côn dân Mỹ. Đơn I-864 không đòi hỏi người vợ ngoại kiều phải tìm kiếm việc làm sau khi ly dị.

Đơn I-864 đòi hỏi người bảo lãnh "đồng ý cung cấp cho người di dân được bảo lãnh bất cứ cấp dưỡng nào cần thiết để người di dân này duy trì được mức lợc tức tối thiểu bằng 125% theo danh mục quy định mức nghèo đói liên bang".

Tòa án quyết định rằng mục đích của đơn I-864 không ép buộc người di dân phải tự túc. Đơn I-864 chỉ muốn tin chắc rằng người di dân sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Người bảo lãnh là người phải bảo đảm rằng người di dân sẽ có đủ lợc tức để tránh trở thành gánh nặng của cộng đồng.

Việc cam kết cấp dưỡng mà luật quy định cho người bảo lãnh cũng có giới hạn. Lợi tức theo tiêu chuẩn nghèo ở Hoa Kỳ không nhiều, kể cả ở mức 125% trên tiêu chuẩn tối thiểu. Vì thế, người di dân được bảo lãnh có động cơ mạnh mẽ để kiếm việc làm, mặc dù không có luật nào bắt buộc họ phải tìm việc làm.

Chính phủ Hoa Kỳ điều chỉnh đơn I-864 nguyên thủy và nhấn mạnh thật rõ là "li dị không chấm dứt những cam kết trong đơn I-864". Vì thế, Tòa án Quận ở tiểu bang Wisconsin đã quyết định hỗ trợ những người vợ cũ. Người chồng phải kính trọng những cam kết trong đơn I-864.

Quyết định của tòa án này được xem là tiền lệ cho những những trường hợp khác trong tương lai, nếu hôn nhân phải chấm dứt bằng cách ly dị hoặc hủy hôn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân ly dị bắt nguồn từ sự không chung thủy của người di dân hoặc bỏ rơi hay đối xử bạc ác với người bảo lãnh? Sự cam kết của đơn I-864 vẫn áp dụng chăng?

- Đáp: Những cam kết của đơn I-864 vẫn tiếp tục, bất kể ai là người có trách nhiệm làm tan vỡ hôn nhân.

- Hỏi: Sau khi ly dị, nếu Sở di trú USCIS từ chối đơn xin thẻ xanh thường trú chính thức của người di dân, liệu đơn I-864 còn hiệu lực không?

- Đáp: Những quy định của đơn I-864 vẫn còn hiệu lực, cho đến khi người di dân rời khỏi Hoa Kỳ bằng cách tự nguyện hay bị trục xuất.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 3930)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4071)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 4655)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4391)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4135)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 4571)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4320)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4694)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 4596)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 4464)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.