Vấn Đề Di Trú Trước Mùa Bầu Cử

Thứ Tư, 24 Tháng Mười 201200:00(Xem: 96522)
Vấn Đề Di Trú Trước Mùa Bầu Cử

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong mùa bầu cử năm nay, rất nhiều vấn đề quan trọng đã được các ứng cử viên phải nói đến, chẳng hạn như vấn đề kinh tế và y tế, nhưng khi các ứng cử viên quan tâm đến sự ủng hộ phiếu của nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, vấn đề di trú luôn là vấn đề ưu tiên hàng đàu.

Nói đến vấn đề cải tổ di trú hiện nay có nghĩa là phải đưa ra một cách giải quyết nào đó để làm hài lòng nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ. Và điều này cũng có nghĩa là đi tìm một con đường hợp thức hóa sự hiện diện của khoảng Mười Một Triệu ngoại kiều sống bất hợp pháp.

Lãnh vực khác có thể nằm trong chương trình cải tổ di trú là vấn đề di trú liên quan đến kinh doanh và làm việc. Một số người cho rằng công nhân và doanh nhân ngoại quốc sẽ mang lại phúc lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ, trong khi một số người khác lại thấy rằng nhóm người này là mối đe dọa cho ngành thương mại và công việc làm của công dân Mỹ. Dữ kiện thực tế cho thấy giới đầu tư và công nhân di dân luôn luôn mang lại ảnh hưởng tốt đẹp cho nền kinh tế.

Hiện nay là mùa thăm dò ý kiến bầu cử. Mỗi ngày, rất nhiều những cuộc thăm dò ý kiến mới tường trình về những cơ hội thắng cử của các ứng cử viên và giới cử tri nghĩ gì về các ứng cử viên và những vấn đề được đưa ra. Trong tháng này, một cuộc thăm dò ý kiến quốc tế của đài truyền hình CNN cho thấy 71% giới cử tri gốc nói tiếng Tây Ban Nha và La-tinh ủng hộ chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người Đến (Mỹ) Từ Thơ Ấu (gọi tắt là chương trình DACA) dành cho giới thanh niên di dân bất hợp pháp của dự luật Ước Mơ (tức DREAM Act).

Đại đa số nhóm cử trí nói tiếng Tây Ban Nha (77%) nói rằng mục đích Số Một của chính sách di trú Hoa Kỳ phải là việc cho phép 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ trở thành cư dân hợp pháp.

Cuộc thăm dò ý kiến cho thấy tỷ lệ nhóm người gốc La-tinh ủng hộ Obama gia tăng: 70% nhóm người này ủng hộ việc ông tái đắc cử, trong khi chỉ có 25% ủng hộ ông Mitt Romney của đảng Cộng Hòa. Một số cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ông Obama có vẻ sẽ trội số phiếu ủng hộ từ nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha hơn ông Romney.

Một số người cho rằng mặc dù ông Obama chưa hoàn thành những lời hứa hẹn cải tổ di trú từ bốn năm trước, nhưng chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người Đến (Mỹ) Từ Thơ Ấu đã cho thấy việc này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự suy nghĩ của các cử tri gốc La-tinh. Nói cách khác, ông Romney vẫn chưa thể hiện rõ rệt ông kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề cải tổ di trú như thế nào. Ông chỉ nói rằng những đề nghị của ông sẽ làm cho chương trình DACA không còn thích hợp và sẽ bị hủy bỏ, vì thế chương trình DACA sẽ không còn được chấp thuận nếu ông được đắc cử.

Giới quan tâm về di trú nghĩ rằng số đơn của chương trình DACA thấp hơn dự liệu vì nhiều cư dân trẻ bất hợp pháp rất do dự cung cấp cho chính phủ những thông tin cá nhân của họ và họ sẽ nộp đơn cho đến khi thấy kết quả bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11 sắp đến. Vì Tổng thống Obama khởi sự chương trình này chỉ qua một thủ tục hành pháp và vẫn chưa thành luật, nên chương trình DACA có thể chấm dứt nếu ông Mitt Romney thắng cử vào Tòa Bạch ốc.

Có thể nói một cách tổng quát như sau: giới chức thuộc đảng Cộng Hòa dường như muốn duy trì tình trạng di trú như hiện nay, hoặc ít ra thực hiện việc cải tổ di trú sẽ công bằng cho tất cả mọi người của mọi sắc dân, chứ không chỉ dành ưu đãi cho nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Đối với những người đang chờ đợi nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp sẽ ra sao? Điều gì sẽ ảnh hưởng đến họ nếu Muời Một Triệu di dân bất hợp pháp được trở thành thường trú nhân?

- Đáp: Hiện nay, luật chỉ cho phép 226.000 người nhận được chiếu khán (visa) mỗi năm và trở thành thường trú nhân. Quốc hội sẽ phải chấp thuận một số lượng chiếu khán khổng lồ, và những người đang đợi để nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp hiển nhiên sẽ phải chờ đợi lâu hơn.

-Hỏi: Đối với người Việt Nam và những di dân từ những nước khác, hình thức cải tổ di trú nào sẽ được xem là tốt nhất?

- Đáp: Một vài năm trước, có một dự tính đã gặp thất bại tại quốc hội khi muốn vận động các chính giới thông qua chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện. Chương trình này bắt buộc vấn đề di dân phải dựa trên trình độ giáo dục và năng khiếu. Các lợi ích di dân dựa trên việc bảo lãnh gia đình sẽ gặp trở ngại. Điều nói ra có thể được xem là không bình thường, nhưng có lẽ không có một giải pháp cải tổ di nào được xem là cách tốt nhất cho những người đang chờ nhập cảnh Hoa Kỳ như những di dân hợp pháp.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99886)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 98131)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99779)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 100428)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 96336)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99624)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 103533)
Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104027)
Có phải tất cả ngoại kiều đều được yêu cầu sẵn sàng phục vụ trong quân đội không? Câu trả là: Đúng. Các thường trú nhân, người tỵ nạn và những người tạm dung đều được yêu cầu ghi danh thi hành bổn phận quân dịch khi đến tuổi 18, hoặc nếu những người này di dân đến Hoa Kỳ sau tuổi 18, họ phải ghi danh trước 26 tuổi. Không ghi danh hợp lệ có thể bị hình phạt, và cũng có thể bị từ chối những quyền lợi nhập tịch.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104784)
Có một vài sự thay đổi trong thủ tục xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ và đây là đề tài mà chúng ta sẽ bàn đến trong kỳ này. Trước hết, kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2008, nếu bạn là cư dân tiểu bang California, đơn xin nhập tịch N-400 hiện nay phải được gửi đến cơ quan di trú USCIS tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizonna, thay vì gửi đến Trung tâm di trú California như trước đây.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 102023)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.