Bạn Nằm Ngủ Phía Nào Trên Giường?

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 96735)
Bạn Nằm Ngủ Phía Nào Trên Giường?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

"Bạn nằm ngủ phía nào trên giường?". Đây là câu hỏi rất thường được nhân viên sở di trú đặt ra trong những cuộc phỏng vấn. Nhưng câu trả lời lại không có vẻ dễ dàng chút nào. Phía nào trên giường là bên Phải hay bên Trái? Điều này còn tùy thuộc bạn ở đâu khi nhìn về phía giường. Câu trả lời sẽ khác nhau nếu bạn đang đứng phía chân giường, nằm trên giường và nhìn giường từ phía trước.

Nếu bạn và người bạn đời lẫn lộn về điều này khi tham dự cuộc phỏng vấn, nhân viên Sở di trú sẽ nói rằng bạn kết hôn giả. Kết quả này có thể đưa đến việc người hôn phối của bạn sẽ mất quy chế thường trú nhân, không thể làm việc hợp pháp và sẽ bị đặt trong tiến trình bị trục xuất. Tòa án cũng có thể xử phạt vạ 250.000 Mỹ kim và 5 năm tù giam. Nhưng vẫn chưa hết chuyện.

Sở di trú USCIS mới đây đã thêm vào một lệnh chế tài mới cho những vụ hôn nhân mà họ cho là giả mạo: Đó là phong tỏa tài sản. Sở di trú và Ban Thi Hành Luật Di Trú và Hải Quan có thể ngăn chận tất cả chương mục ngân hàng, tài sản và những phương tiện tài chánh của hai người, ngưng các cuộc phỏng vấn khác, hoặc trì hoãn tiến trình trục xuất.

Sở di trú USCIS và Ban Thi Hành Luật Di Trú và Hải Quan nhìn vấn đề hôn nhân giả là một mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia. Luật nói rằng bất cứ cá nhân nào đến với hôn nhân với mục đích vi phạm luật di trú có thể bị phạt vạ hoặc bị phạt tù.

Sở di trú USCIS soạn một Bản Danh Sách Liên Quan Đến Giả Mạo bao gồm một số những sự kiện có chỉ dấu kết hôn giả mạo. Một số "những chỉ dấu giả mạo" trong bản danh sách này đã làm kinh ngạc nhiều người, vì những "chỉ dấu" tương tự đều hiện hữu trong nhiều cuộc hôn nhân rất thật của những công dân sinh đẻ tại Hoa Kỳ. Thí dụ, Sở di trú USCIS nói rằng sự giả mạo có thể thể hiện qua "sự khác biệt văn hóa không bình thường", hoặc "tình trạng tài chánh thấp hoặc công việc thấp của người bảo lãnh", hoặc "ngày ly dị và kết hôn quá gần nhau"....

Điều không may là những đương đơn xin Thẻ Xanh phải có rất nhiều bằng chứng trong khi những công dân sinh đẻ ở Mỹ không có. Nếu người hôn phối ngoại kiều trả lời sai, họ có thể bị trục xuất.

Nhật báo New York Times đã từng có chủ đề đặc biệt về vấn đề này và đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm với mục đích khám phá việc giả mạo trong số những đương đơn xin Thẻ Xanh, chẳng hạn như "bạn có hình xâm nào trên người không", "người hôn phối khi ngủ nằm phía nào trên giường", "lần ân-ái gần đây nhất là hôm nào", "hai vợ chồng cùng đi xem phim gần đây nhất là phim gì"?....

Nhiều độc giả của nhật báo New York Times, những người sinh đẻ ở Mỹ, đã viết thư cho nhật báo này cho biết rằng họ đã "rớt" bài trắc nghiệm kể trên. Một độc giả góp ý rằng "Vợ tôi và tôi trả lời 8 câu sai! Chúng tôi đều là công dân Mỹ và đã kết hôn được 10 năm". Một độc giả khác nói rằng: "Chồng tôi và tôi đã kết hôn rất hạnh phúc trong 38 năm rồi nhưng tôi chắc chắn rằng chồng tôi không thể trả lời rất nhiều câu hỏi. Tôi nghĩ rằng chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 12, nhưng cũng có thể là tháng Chín. Sự thật là tôi chỉ không thể nhớ nổi!".

Nhiều công dân Mỹ gốc Việt nghĩ rằng tiếng Anh của họ tạm đủ để trả lời những câu hỏi của Sở di trú trong cuộc phỏng vấn. Điều này có thể sai lầm. Để biết chắc chắn nội dung câu hỏi của nhân viên Sở di trú và để chắc chắn câu trả lời chính xác, bạn nên suy nghĩ đến việc nhờ một người thông dịch. Sở di trú USCIS không cung cấp người thông dịch trong những cuộc phỏng vấn xin chuyển diện di trú hoặc thi quốc tịch, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Đương đơn cần có người thông dịch của mình.

Người thông dịch không cần phải được huấn luyện hoặc có chứng chỉ xác nhận, tuy nhiên một người thông dịch chuyên nghiệp vẫn tốt hơn. Hầu hết các đương đơn đi phỏng vấn thường mang theo người thông dịch là bạn bè hoặc hàng xóm, mặc dù điều này không phải là điều tốt. Nhưng, nếu qúy vị không có khả năng thuê mướn một người thông dịch thì nên tìm một người:

- Không phải là người thân trong gia đình,
- Có thể tin tưởng được,
- Sẽ có mặt đúng giờ và có thể rảnh rỗi cả ngày,
- Có thể nói tiếng Anh giỏi hơn bạn,
- Không phải là một công chứng viên (notary public) hoặc một người tham vấn di trú (immigration consultant).

Tiếc thay, những cuộc hôn nhân không thành thật của nhiều người ngoại quốc đã gây khó khăn cho những cặp vợ chồng có cuộc hôn nhân chân thật. Cách duy nhất tránh những rắc rối này là cần chuẩn bị cuộc phỏng vấn thật kỹ lưỡng. Đừng chủ quan cho rằng bạn và người phối ngẫu có quan hệ vợ chồng chân thật nên không cần lo gì hết! Bạn phải sẵn sàng cung cấp những chứng minh khả tín cho Sở di trú để xác định cuộc hôn của bạn là chân thật và trong sáng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu vợ tôi không đậu cuộc phỏng vấn xin thẻ xanh thường trú nhân vì bị nghi ngờ hôn nhân giả mạo, liệu vợ tôi sẽ có cơ hội kháng cáo không?

- Đáp: Thông thường, việc kháng cáo không thể được. Hai người chỉ có thể đợi cho đến khi người hôn phối xin thẻ xanh nhận được giấy triệu tập để trình bày trường hợp của mình. Đến lúc đó, họ có thể cung cấp thêm những bằng chứng liên hệ, hoặc phản bác lại những lý do bị từ chối.

- Hỏi: Có cách nào chắc chắn giúp cho hai người có thể chia sẻ cùng trí nhớ về những vật dụng trong nhà không?

- Đáp: Thực hiện một tập hình ảnh để bạn và người phối ngẫu có thể cùng xem nhiều lần với nhau để tránh việc trả lời "chồng nói gà, vợ nói vịt" trong cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú. Tập hình nên bao gồm hình chụp từng căn phòng trong nhà của bạn. Cũng cần có thêm những hình chụp những hình xâm trên người, những dấu vết bẩm sinh, v.v...

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 212976)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 133784)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123535)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119347)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121273)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134184)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 143824)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 128575)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 123655)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 118737)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).