Di Dân Có Trình Độ Cao Được Tham Gia Quân Đội Hoa Kỳ

Thứ Tư, 05 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 92700)
Di Dân Có Trình Độ Cao Được Tham Gia Quân Đội Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Ngũ Giác Đài vừa phổ biến bản tin cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định tái mở một chương trình đặc biệt tiếp nhận 1.500 lính mới mỗi năm cho quân đội Hoa Kỳ, trong hai năm nữa. Chương trình này có tên gọi là "Military Accessions Vital to the National Interest" (tức chương trình Tham Gia Quân Đội Vì Quyền Lợi Quốc Gia). Chương trình này rất đặc thù vì sẽ chấp nhận ngay cả những người không phải là công dân Mỹ, bao gồm những thường trú nhân và những di dân chỉ ở Mỹ tạm thời. Những người hội đủ điều kiện sẽ được thu nhận dựa trên những tài năng về y khoa và ngôn ngữ đặc biệt.

Chính phủ Hoa Kỳ đang mong tìm những người có thể nói được 44 ngoại ngữ và những người có tiêu chuẩn chuyên môn cao về y khoa, nha khoa và những lãnh vực điều trị ngành tâm lý học. Tiếng Việt Nam không nằm trong danh sách những ngoại ngữ được yêu cầu trong chương trình này, nhưng một đương đơn người Việt Nam có thể nộp đơn nếu có thể nói được những ngoại ngữ được yêu cầu.

Chương trình này khởi đầu từ năm 2009 nhưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Nhưng hiện nay chương trình đang được phục hồi ít nhất trong hai năm nữa. Chương trình này sẽ hấp dẫn rất nhiều những người không là công dân Mỹ, mặc dù nhóm nhân lực có khả năng về y khoa và ngoại ngữ đã được huấn luyện đặc biệt này có thể được gọi tham gia những công tác chiến đấu.

Để hội đủ những điều kiện của chương trình này, người di dân phải đang sống hợp lệ ở Hoa Kỳ hai năm, chẳng hạn như những người đang có chiếu khán (visa) du học, chiếu khán làm việc hoặc tỵ nạn. Thêm vào đó, họ phải tốt nghiệp trung học và đậu những kỳ thi khảo sát đầu tiên. Chương trình này không dành cho những di dân bất hợp pháp.

Để ghi danh nhập ngũ, những di dân hợp lệ sẽ phải chứng minh họ đã sống ở Hoa Kỳ hai năm và không rời nước Mỹ hơn 90 ngày trong suốt thời gian kể trên. Họ sẽ phải đậu kỳ thi sát hạch Anh ngữ.

Quyền lợi đặc biệt của chương trình này là những người được tuyển quân hợp lệ có thể thụ đắc quốc tịch Mỹ chỉ trong một vài tháng. Những di dân nào phục vụ trong quân đội có thể nộp đơn trở thành công dân Mỹ ngay vào ngày đầu tiên phục vụ, và họ có thể tuyên thệ chỉ trong vòng sáu tháng.

Chương trình này cần đến những bác sĩ y khoa, nha sĩ và y tá gia nhập quân đội như những sỹ quan và duy trì tình trạng tại ngũ trong ba năm hoặc sáu năm trong lực lượng trừ bị. Những người có khả năng ngoại ngữ đặc biệt phải duy trì tình trạng tại ngũ trong bốn năm.

Khi chương trình này còn hiệu lực trong năm 2009, những quân nhân Hoa Kỳ được tuyển mộ nhận xét rằng những di dân nộp đơn có trình độ giáo dục, có khả năng ngoại ngữ, có tài chuyên môn cao hơn những công dân Mỹ ghi danh nhập ngũ. Chính vì thế, họ giúp quân đội bù đắp tình trạng thiếu nhân sự chăm sóc y tế, thông dịch ngôn ngữ và phân tích lãnh vực tình báo.

Một sĩ quan cao cấp có nhiệm vụ tuyển lính cho quân đội nói rằng: "Quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở rất nhiều quốc gia, những nơi mà sự hiểu biết về văn hóa là điều rất quan trọng".

Công việc tuyển mộ lính trở nên dễ dàng hơn trong vài năm trước đây khi tình trạng thất nghiệp gia tăng và nhiều công dân Mỹ tìm cách tham gia quân đội. Nhưng Ngũ Giác Đài, đang đối diện với việc điều động 30.000 quân đến A Phú Hãn, vẫn còn những khó khăn trong việc chiêu mộ các bác sĩ, y tá chuyên môn và các chuyên viên ngôn ngữ.

Nói về chương trình đặc biệt này, một vị tướng Hoa Kỳ điều động việc tuyển quân, nói rằng: "Quân đội sẽ có sức mạnh trong việc đầu tư nhân sự, và người di dân sẽ có được quốc tịch và vượt qua con dốc để đạt ước mơ Hoa Kỳ của mình".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một người nói tiếng Việt Nam có thể được xem là chuyên viên ngôn ngữ trong chương trình này không?

- Đáp: Ngôn ngữ Việt Nam không nằm trong yêu cầu của chương trình này. Tuy nhiên, một người Việt Nam đang sống ở Hoa Kỳ có thể đủ tiêu chuẩn nếu họ có thể nói được những ngoại ngữ trong danh sách như tiếng Tàu, Lào, Cam Bốt hoặc Thái Lan.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu người di dân trong chương trình này không hoàn tất những điều kiện phục vụ?

- Đáp: Nếu người di dân không hoàn thành nhiệm vụ trong danh dự, họ có thể mất quốc tịch Mỹ của họ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 95741)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100491)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 102603)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100046)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96401)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 101770)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92138)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 97880)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94615)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 96977)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.