Cập Nhật Thủ Tục Duyệt Xét Của Sở Di Trú Sau Khi Người Bảo Lãnh Qua Đời

Thứ Tư, 21 Tháng Tám 201300:00(Xem: 60748)
Cập Nhật Thủ Tục Duyệt Xét Của Sở Di Trú Sau Khi Người Bảo Lãnh Qua Đời

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Sở Di Trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo cập nhật những diễn biến sẽ xảy ra khi người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh có thể nộp đơn xin chiếu khán (visa) di dân. Sự cập nhật này liên quan đến điều luật 204(l). Điều luật này áp dụng cho những người được bảo lãnh đang sống ở Hoa Kỳ như khách du lịch hoặc sinh viên du học khi người bảo lãnh qua đời.

Nếu đơn bảo lãnh đang chờ đợi duyệt xét khi người bảo lãnh qua đời, qúy vị sẽ không cần nộp thêm đơn bảo lãnh mới. Người được bảo lãnh chỉ cần thông báo cho Sở di trú biết về sự qua đời của người bảo lãnh và chứng minh rằng mình đang ở Hoa Kỳ vào thời điểm người bảo lãnh qua đời và vẫn đang tiếp tục ở Hoa Kỳ.

Nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, người được bảo lãnh cần nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận.

Hiện chưa có mẫu đơn tiêu chuẩn để xin hưởng quyền lợi của điều luật 204 (l). Người được bảo lãnh chỉ cần nộp một bản sao giấy khai tử của người bảo lãnh và những chứng minh được yêu cầu, kèm theo một lá thư trình bày. Lý do duy nhất để Sở di trú từ chối đơn xin điều luật 204 (l) là nếu Sở di trú nghĩ rằng điều này sẽ không mang lại lợi ích cho cộng đồng nếu được chấp thuận.

Trong qua khứ, chỉ có người góa bụa của công dân Mỹ mới có thể tiếp tục xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Điều luật 204 (l) thêm vào những quyền lợi di trú của người còn sống vào trong những hạng mục thân nhân khác, bao gồm những người được bảo lãnh được đi theo trong những diện bảo lãnh gia đình theo thứ tự ưu tiên, chẳng hạn như diện bảo lãnh F3 hoặc F4.

Điều luật này nhằm ưu tiên cho những đương đơn xin chiếu khán hiện đang ở Hoa Kỳ. Điều chưa rõ là điều luật này có dễ dàng cho những người hiện đang sống ở Việt Nam hay không. Hiện chưa có người nào ở Việt Nam nộp đơn xin chiếu khán theo điều luật mới này. Tuy nhiên, đối với những đương đơn còn ở Việt Nam, điều luật mới này thay thế những đòi hỏi của Đạo Luật Bảo Lãnh Gia Đình và tạo thuận lợi hơn cho thủ tục duyệt xét cấp chiếu khán sau sự qua đời của "thân nhân đủ tiêu chuẩn".

Sở di trú nói rằng "Trong một số trường hợp nào đó, một người còn sống đang cư ngụ ngoài Hoa Kỳ vào thời điểm thân nhân đủ tiêu chuẩn qua đời, có thể yêu cầu "phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo" nếu người này có tên trong đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi "thân nhân đủ tiêu chuẩn" qua đời". Những người đang muốn hưởng những quyền lợi di trú của người được bảo lãnh còn sống theo điều luật 204 (l) hoặc xin phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo vẫn cần phải nộp Đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864), nhưng có thể được thực hiện từ người kế quyền bảo lãnh".

Sỡ di trú hiểu rằng nhóm chữ "thân nhân đủ tiêu chuẩn" có thể là là Người bảo lãnh Hoặc là Đương Đơn Chính (tức Người Được Bảo Lãnh chính). Nói cách khác, nếu Đương Đơn Chính đã kết hôn hoặc là cha/mẹ độc thân, và người này qua đời, thì người hôn phối còn sống và những người con còn sống của Đương Đơn Chính sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.

Đối với những người còn sống ở Việt Nam, Điều luật 204 (l) áp dụng cho bất cứ đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân đã được chấp thuận vào ngày hoặc sau ngày 28 tháng 10 năm 2009, mặc dù đơn bảo lãnh hoặc đơn xin chiếu khán được nộp trước ngày này.

Để xin phục hồi (đơn bảo lãnh đã được chấp thuận) vì lý do nhân đạo, hoặc đơn bảo lãnh đã bị bác bỏ vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được bảo lãnh nên gửi thư yêu cầu phục hồi đơn bảo lãnh đến Sở di trú hoặc văn phòng di trú nào đã gửi giấu chấp thuận đơn bảo lãnh.

Đơn xin phải kèm theo bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh, giấy khai tử của người bảo lãnh (hoặc của người thân đủ tiêu chuẩn khác). Sở di trú cũng cần đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864) từ người kế quyền bảo lãnh và bằng chứng những liên hệ của người kế quyền bảo lãnh với người được bảo lãnh.

Những liên hệ gia đình ở Hoa Kỳ là sự quan tâm chính trong việc xin "phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo". Tuy nhiên, không có những đòi hỏi quá khắt khe cho người được bảo lãnh phải trưng dẫn sự vô cùng khó khăn đối với người được bảo lãnh, hoặc đối với thân nhân đang sống ở Hoa Kỳ.

Chính vì những phức tạp trong ngôn từ di trú và trong cách giải quyết của Sở di trú, những người liên hệ trong điều luật này nên tham khảo với những văn phòng tham vấn di trú tận tâm và chuyên nghiệp để được hướng dẫn đúng đắn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Đương đơn xin chiếu khán phải làm gì để xin phục hồi đơn bảo lãnh theo điều luật 204 (l) nếu đơn bảo lãnh họ đã được chấp thuận trước khi thân nhân đủ tiêu chuẩn qua đời?

- Đáp: Sở di trú yêu cầu người có đơn bảo lãnh đã được chấp thuận nên xin phục hồi (đơn bảo lãnh) bằng cách gửi thư cho văn phòng Sở di trú đã chấp thuận đơn này, chứ không phải nơi đơn bảo lãnh được nộp. Nội dung thư này phải ghi rõ đương dơn đang muốn xin phục hồi đơn bảo lãnh theo điều luật 204 (l).

- Hỏi: Khi đơn bảo lãnh của người còn sống được phục hồi, đơn này sẽ được giữ ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh nguyên thuỷ không?

- Đáp: Đơn bảo lãnh được phục hồi sẽ duy trì ngày ưu tiên nguyên thủy. Điều luật 204 (l) yêu cầu Sở di trú tiếp tục duyệt xét những đơn này giống như thân nhân đủ tiêu chuẩn chưa qua đời.

- Hỏi: Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Đạo luật CSPA) nói rằng đương đơn liên hệ cần nộp đơn xin chiếu khán trong vòng một năm sau khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Nếu một đương đơn CSPA xin phục hồi đơn bảo lãnh theo điều luật 204 (l), một năm được tính bắt đầu khi chiếu khán đán hạn đầu tiên, hay từ ngày đơn bảo lãnh được phục hồi?

- Đáp: Sở di trú nói rằng cá nhân nào được hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em trước khi người thân đủ tiêu chuẩn qua đời sẽ vẫn hợp lệ được hưởng quyền lợi này. Đương đơn nào không thể nộp đơn xin quy chế thường trú vì thân nhân đủ tiêu chuẩn qua đời sẽ có một năm kể từ ngày đơn bảo lãnh được phục hồi theo như quy định đòi hỏi thời gian một năm để họ có thời gian phải nộp đơn xin chiếu khán.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2023(Xem: 3832)
(Robert Mullins International) Tị nạn Asylum là một hình thức bảo vệ, cho phép người được lưu lại ở Hoa Kỳ, tránh bị trục xuất về một quốc gia, nơi họ lo sợ bị ngược đãi hoặc bị bức hại vì lý do danh tính, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của họ. Theo luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế, những người mà gặp nguy hiểm ở quê hương họ có quyền đến các quốc gia khác để tìm kiếm sự an toàn và được xem xét yêu cầu tị nạn của họ. Để xin tị nạn Asylum tại Hoa Kỳ, người đó phải có mặt tại Hoa Kỳ. Họ cũng phải đáp ứng được định nghĩa về người tị nạn. Theo luật, người tị nạn là người không thể hoặc không muốn trở về quốc gia của họ vì lo sợ bị bức hại. Sự bức hại có thể vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Thứ Hai, 16 Tháng Mười 2023(Xem: 3307)
(Robert Mullins International) Có một số tuyên bố trực tuyến cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ những người di dân bất hợp pháp, bằng cách cấp cho họ 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Những người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền mặt của liên bang. Người tị nạn refugee và những người được cấp quy chế tị nạn asylum, cũng như một số người di dân nhân đạo khác thì được hưởng một số phúc lợi công cộng nhất định, bao gồm hỗ trợ tiền mặt liên quan đến việc tái định cư ban đầu của họ, mặc dù số tiền này không cao tới 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Tin đồn này đến từ đâu? Từ một vị khách mời của cựu người dẫn chương trình tin tức Fox - Tucker Carlson. Vị khách mời này là một đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu đã tuyên bố rằng “mọi người mà được cho là người xin tị nạn, người di cư bất hợp pháp tràn qua biên giới ở Texas hoặc bất cứ nơi nào khác” đều được cấp một khoản hàng tháng là 2.200 Mỹ kim.
Thứ Hai, 09 Tháng Mười 2023(Xem: 3504)
(Robert Mullins International) Những người di dân Việt Nam vào Hoa Kỳ trước năm 1995 hầu hết đều là những người tị nạn chạy trốn bạo lực và đàn áp sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là họ không phải bị trục xuất. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào năm 2008 để không trục xuất những người di dân này. Hiệp định năm 2008 nêu rõ: “Công dân Việt Nam không phải là đối tượng bị bắt trở về Việt Nam nếu đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995”. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã không cấp giấy thông hành để cho phép những người di dân như vậy bị trục xuất về Việt Nam. Nhưng vào năm 2017, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Tổng thống trước, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đã bắt đầu giam giữ một số người di dân trước năm 1995 trong khoảng thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu gây áp lực, buộc chính phủ Việt Nam cấp giấy thông hành để những người di dân trước năm 1995 có thể được quay trở về Việt Nam.
Chủ Nhật, 01 Tháng Mười 2023(Xem: 3780)
(Robert Mullins International) Vào ngày 5 tháng 9 năm 2023, Bộ Ngoại giao đã ban hành luật cuối nhằm loại bỏ Luật Gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước. Trước luật ban hành năm 2019 của tổng thống tiền nhiệm, chỉ có phúc lợi hỗ trợ bằng tiền mặt công để duy trì thu nhập hoặc biên chế hóa dài hạn bằng chi phí của chính phủ mới được xem xét trong quyết định về gánh nặng xã hội. Luật năm 2019 của Tổng thống tiền nhiệm đã mở rộng việc kiểm tra gánh nặng xã hội bằng cách thêm vào một số yếu tố khác để xem xét, định liệu một cá nhân có khả năng trở thành gánh nặng xã hội hay không. Luật năm 2019 làm dấy lên lo ngại về nỗi sợ hãi và sự nhầm lẫn, ngăn cản những người di dân, bao gồm cả trẻ em, tiếp cận các dịch vụ và các phúc lợi của chính phủ dành cho họ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2023(Xem: 3901)
(Robert Mullins International) Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận. Thẩm phán Hanen, tại Tòa án quận phía Nam Texas của Hoa Kỳ, cho rằng những nỗ lực của ông Biden nhằm đưa chương trình DACA vào quy chế liên bang đã không được thực hiện theo luật. Trước đây, Thẩm phán Hanen cho rằng khi ông Obama tạo ra DACA vào năm 2012, việc đó cũng không được thực hiện theo luật. Chính quyền Biden dự kiến sẽ kháng cáo quyết định của Thẩm phán Hanen và vụ việc có thể sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao. Đây sẽ là lần thứ ba DACA lên Tòa án Tối cao nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Thứ Hai, 18 Tháng Chín 2023(Xem: 4459)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị. Tất cả các luật di trú của Hoa Kỳ đều có trong Đạo luật di trú và Quốc tịch (INA). Bắt đầu từ những năm 1920, luật di trú của Hoa Kỳ đã ngăn cản việc di dân của hầu hết người dân từ Châu Á, Đông Âu và Nam Mỹ.
Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 3934)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4197)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4006)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4092)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.