Một Số Chú Giải Về Từ Ngữ Di Trú

Thứ Tư, 23 Tháng Tư 201400:00(Xem: 47139)
Một Số Chú Giải Về Từ Ngữ Di Trú

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ duyệt lại một số từ ngữ di trú thường gặp để có thể hiểu rõ hơn về thủ tục duyệt xét đơn di trú.

Chuyển Diện (Adjust Status): Để chuyển từ diện phi di dân sang một diện di trú khác, hoặc để chuyển diện từ phi di dân sang diện cư dân thường trú, hoặc chuyển từ diện Thẻ Xanh Có Điều Kiện sang diện Thẻ Xanh Thường Trú.

Thông Hành Tạm Thời (Advance Parole): Đây là một loại giấy thông hành cho phép qúy vị được rời khỏi và tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Những người đến Mỹ với chiếu khán K1, những người xin lánh cư, những người được tha có cam kết, và một số người đang xin chuyển diện trong khi ở Hoa Kỳ nếu muốn tạm thời rời khỏi Hoa Kỳ cần xin giấy thông hành tạm này.

Với giấy thông hành này, qúy vị có thể tạm thời du hành sang một quốc gia khác và tái nhập cảnh Hoa Kỳ mà không cần phải xin giấy thông hành khác. Đơn xin phải được chấp thuận trước qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ. Muốn có giấy này qúy vị phải nộp đơn I-131, Đơn Xin Giấy Thông Hành.

Đơn Cam Kết Bảo Trợ (Affidavit of Support, Đơn I-864): Khi muốn đưa một người thân sang Mỹ sinh sống thường trú, qúy vị phải chứng minh rằng qúy vị có thể hỗ trợ tài chánh cho người thân của qúy vị cho đến khi người này trở thành công dân Mỹ hoặc đi làm đủ 40 quarter (tức khoảng 10 năm) tại Hoa Kỳ. Đơn Cam Kết Bảo Trợ không bắt qúy vị phải chịu trách nhiệm về những món nợ, án phí hoặc phí tổn y tế của người di dân. Nhưng nếu người di dân xin trợ cấp xã hội, chính phủ có thể yêu cầu qúy vị hoàn lại tiền trợ cấp này.

Mặc dù không có lợi tức, người bảo lãnh vẫn phải nộp đơn I-864. Nếu qúy vị không hội đủ yêu cầu về lợi tức, qúy vị có thể nhờ người trong gia đình hoặc một người khác làm đồng bảo trợ trợ tài chánh.

Một người đồng bào trợ tài chánh (tức joint sponsor) là một người không sống chung nhà với qúy vị. Người này phải làm đơn I-864 và phải có lợi tức trên 125% theo quy định lợi tức căn bản tối thiểu. Qúy vị không thể cộng chung lợi tức của mình với lợi tức của người đồng bào trợ tài chánh.

Lánh Cư (Asylum): Đây là sự bảo vệ một người không thể trở về quê hương của họ vì sợ bị ngược đãi. Qúy vị có thể xin diện lánh cư khi đến một cửa khẩu của Hoa Kỳ, hoặc sau khi đến Hoa Kỳ, bất kể qúy vị ở Hoa Kỳ hợp pháp hay bất hợp pháp.

Thường Trú Có Điều Kiện (Conditional Permanent Resident): Thông thường, những thường trú nhân có điều kiện là người hôn phối của người bảo lãnh công dân Mỹ và họ đã kết hôn dưới 2 năm trước khi đến Hoa Kỳ. Cư dân có điều kiện có cùng quyền lợi và trách nhiệm giống như thường trú nhân, nhưng phải nộp đơn xin hủy bỏ tình trạng "có điều kiện" bằng cách nộp đơn I-751. Không nộp đơn I-751 đúng thời hạn có thể bị mất đi quy chế thường trú.

Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (Child Status Protection Act, viết tắt là CSPA): Những người con trên 21 tuổi có thể tháp tùng cha mẹ sang Hoa Kỳ. Thời gian đơn bảo lãnh chờ để được cứu xét tại Sở di trú sẽ được trừ vào số tuổi của người con. Xin ghi nhớ rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, viết tắt là NVC) không làm công việc tính tuổi CSPA. Phải thông báo cho Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn để họ quyết định về đạo luật CSPA và cho phép người con có thể cùng tham dự phỏng vấn với cha mẹ.

Chiếu Khán Hôn Phu Hôn Thê (Fiancée K-1): Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu hôn thê. Người bảo lãnh và đương đơn phải chứng minh gặp nhau trong vòng hai năm trước nộp đơn với Sở di trú Hoa Kỳ và họ phải làm giấy hôn thú trong vòng 90 ngày sau khi đến Hoa Kỳ. Một số người cho rằng nên nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu hôn thê hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì thời gian bảo lãnh chờ lâu hơn và thủ tục xin đăng ký kết hôn ở Việt Nam cầu kỳ và phức tạp.

Chiếu Khán Phi Di Dân (Chiếu Khán Tạm Thời): Dành cho những người đi du lịch (chiếu khán B2) hoặc đi vì công việc (chiếu khán B1), nhưng không được phép làm việc hay xin du học trong khi ở Hoa Kỳ.

NVC (National Visa Center): Tức Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia. Sau khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến NVC (thuôc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ). NVC có nhiệm vụ nhận Đơn Bảo Trợ Tài Chánh, những giấy tờ cần thiết khác từ Việt Nam, và thu nhận lệ phí duyệt xét đơn xin chiếu khán (visa). Khi hồ sơ hoàn tất ở NVC, họ sẽ gửi thư thông báo ngày phỏng vấn chiếu khán. Xin nhắc lại, NVC không quyết định về sự hợp lệ của những hồ sơ liên hệ đến Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA). Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn sẽ quyết định việc này. Đó là lý do tại sao một số người con không có tên trong thư hẹn phỏng vấn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người bảo lãnh thường gặp lỗi lầm nào khi nộp đơn Cam Kết Bảo Trợ (tài chánh)?

- Đáp: Họ quên ký tên hoặc ký bằng bút mực xanh thay vì phải ký bút mực đen.

- Hỏi: Tại sao NVC không quyết định về luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) thay vì giao việc này cho Lãnh sự Hoa Kỳ?

- Đáp: Không thể có cân trả lời nào rõ ràng về việc này. Có lẽ NVC không muốn mất quá nhiều thời gian để làm việc này.

- Hỏi: Nếu một đôi vợ chồng kết hôn trên 2 năm trước khi người hôn phối đến Hoa Kỳ, bao lâu họ sẽ nhận được Thẻ Xanh?

- Đáp: Sở di trú sẽ gửi Thẻ Xanh có giá trị trong 10 năm qua đường bưu điện trong một vài tháng sau khi người hôn phối đến Hoa Kỳ. Xin lưu ý, theo điều lệ mới hiện nay, Sở di trú sẽ yêu câu mỗi người di dân sẽ phải đóng thêm lệ phí 165 Mỹ kim nếu muốn nhận được Thẻ Xanh sau khi đến Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Bảy, 21 Tháng Sáu 2025(Xem: 256)
(Robert Mullins International) Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần". Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thẻ Vàng của Trump sẽ không bao giờ xảy ra. Quốc hội phải phê duyệt bất kỳ loại chiếu khán mới nào và ban hành các luật thuế mới. Nhưng hiện tại, không có dự luật nào về chiếu khán Thẻ Vàng đang được xem xét tại Quốc hội.
Thứ Bảy, 14 Tháng Sáu 2025(Xem: 864)
(Robert Mullins International) Ngày 28 tháng 5 năm 2025: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn thế giới ngừng duyệt xét chiếu khán sinh viên mới trong khi đang làm việc để mở rộng quy trình "kiểm tra và sàng lọc trên mạng xã hội" đối với tất cả những đương đơn xin chiếu khán sinh viên mới. Lệnh mới này nhằm tạm thời dừng việc duyệt xét chiếu khán sinh viên mới được đưa ra vào thời điểm chính quyền Trump đã hủy bỏ nhiều chiếu khán du học sinh nước ngoài đã có mặt tại Hoa Kỳ. Ông Trump cũng đã cố gắng ngăn chặn sinh viên nước ngoài học tại Đại học Harvard. Nỗ lực đó đã bị một thẩm phán liên bang tạm thời ngăn chặn. Trong năm học 2024/2025, gần 7,000 sinh viên quốc tế từ 147 quốc gia đã đăng ký học tại Harvard. Họ chiếm 27 phần trăm trên tổng số sinh viên của trường.
Thứ Bảy, 07 Tháng Sáu 2025(Xem: 2023)
Ngày 25 tháng 5 năm 2025. Chính quyền của ông Trump đã trục xuất bất hợp pháp một số nam giới người châu Á đến Nam Sudan. Các luật sư đại diện cho những người này cho biết một chuyến bay quân sự của Hoa Kỳ chở khoảng một tá người, bao gồm công dân Lào, Thái Lan, Myanmar, Mexico và Việt Nam, đã hạ cánh xuống Nam Sudan vào ngày 20 tháng 5. Bộ An ninh Nội địa cho biết chuyến bay có một người đàn ông Việt Nam, Tuan Thanh Phan, người đã bị kết tội giết người cấp độ một và hành hung cấp độ hai và bị kết án 22 năm tù. Một thẩm phán di trú đã ra lệnh trục xuất Phan về Việt Nam vào năm 2009. Phan đã không kháng cáo lệnh trục xuất của mình. Có khả năng chính phủ Việt Nam đã từ chối chấp nhận cho anh ta trở về Việt Nam, vì vậy anh ta vẫn ở lại Hoa Kỳ. Anh ta đã bị Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bắt giữ vào đầu tháng 5. Không rõ tại sao anh ta lại bị trục xuất đến Nam Sudan thay vì Việt Nam.
Thứ Bảy, 31 Tháng Năm 2025(Xem: 2177)
(Robert Mullins International) 04 tháng 4 năm 2025. Các viên chức liên bang đang âm thầm hủy chiếu khán của một số sinh viên đại học quốc tế. Điều này khiến các viên chức đại học lo ngại. Họ cho biết chính quyền Trump đang sử dụng các chiến lược mới và lý do không rõ ràng để đẩy một số sinh viên ra khỏi đất nước. Tại sao chiếu khán sinh viên bị hủy? Một số sinh viên đã mất chiếu khán vì các hành động ủng hộ người Palestine, hoặc các tội nhẹ, thậm chí là vi phạm giao thông. Những sinh viên khác không biết lý do vì sao chiếu khán của họ lại bị hủy. Tại Đại học Tiểu bang Minnesota, năm sinh viên nước ngoài đã bị mất chiếu khán vì những lý do không rõ ràng. Tình cờ, trường đại học phát hiện ra việc hủy chiếu khán khi đang kiểm tra một sinh viên có chiếu khán bị hủy vì lái xe khi say rượu.
Thứ Bảy, 24 Tháng Năm 2025(Xem: 3038)
(Robert Mullins International) Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã công bố dữ liệu chương trình EB-5 từ Quý 4 tài khóa năm 2024. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ từ chối cao đối với đơn I-526 (Đầu tư trực tiếp vào cơ sở kinh doanh của chính họ) so với đơn I-526E đầu tư cho Trung tâm vùng. Tỷ lệ từ chối đối với đơn I-526 là khoảng 30%, điều này có nghĩa là Sở Di trú đã ban hành quyết định từ chối đối với gần một phần ba tổng số đương đơn Đầu tư trực tiếp. Những đương đơn này đã chờ khoảng 57 tháng để Sở Di Trú ra quyết định. Ngược lại, tỷ lệ từ chối đối với đơn I-526E là khoảng 3%. Đơn I-526E được sử dụng bởi nhà đầu tư khi họ đầu tư tiền vào Chương trình EB-5 Trung tâm vùng.
Thứ Bảy, 17 Tháng Năm 2025(Xem: 3629)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú cho biết họ sẽ kiểm tra các bài đăng trên mạng xã hội có nội dung chống Do Thái khi xem xét các đơn xin di dân. Nếu họ phát hiện nội dung trên mạng xã hội thể hiện sự ủng hộ cho khủng bố chống Do Thái hoặc các nhóm khủng bố, họ sẽ từ chối đơn xin. Điều này chủ yếu áp dụng cho các đơn I-130 để xin chiếu khán và I-485 để xin thẻ xanh. Các mẫu đơn I-485 và I-130 không có câu hỏi liên quan về mạng xã hội. Điều này không có nghĩa là chính phủ sẽ không xem xét vấn đề này. Sở di trú hoặc viến chức lãnh sự có thể kiểm tra các trang Facebook hoặc Instagram của bạn, hoặc thậm chí là TikTok, để tìm hiểu bạn đăng những gì hoặc bạn đang giao thiệp với ai.
Thứ Bảy, 10 Tháng Năm 2025(Xem: 3814)
(Robert Mullins International) Nếu bạn trở về từ chuyến du lịch nước ngoài hoặc đến Hoa Kỳ với tư cách là khách du lịch, đây là một số điều cần lưu ý. Thẻ xanh, sổ thông hành nước ngoài hoặc chiếu khán du lịch là các thứ cần thiết, nhưng có thể chưa đủ để bạn được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Sinh viên F-1 và J-1: Nên mang theo mẫu I-20 hoặc DS-2019 mới nhất, có xác nhận du lịch phù hợp và đúng hạn. Nên có bằng chứng hiện tại về việc nhập học, chẳng hạn như bảng điểm hiện tại hoặc thư từ trường đại học. Nếu đang làm việc theo OPT, hãy mang theo bằng chứng về việc làm, chẳng hạn như hai bảng lương gần đây hoặc thư xác nhận việc làm mới ký.
Thứ Bảy, 03 Tháng Năm 2025(Xem: 3884)
(Robert Mullins International) Du khách quốc tế vẫn phải đối mặt với rủi ro khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ bằng chiếu khán không di dân hoặc khi quay trở lại Hoa Kỳ bằng thẻ xanh hoặc bất kỳ loại chiếu khán tạm thời nào. Sắc lệnh hành pháp tháng 1 của ông Trump yêu cầu ICE, Sở Di Trú và CBP (Cơ quan Hải quan và Biên phòng) và Lãnh sự quán Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng tất cả những người không phải là công dân đều phải được thẩm tra và sàng lọc ở mức độ tối đa có thể….”. Những đương đơn xin chiếu khán tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ phải qua thẩm tra nhiều hơn tại đó và cả khi họ đến các phi cảng ở Hoa Kỳ. Tại Biên giới phía Bắc Hoa Kỳ, người Canada đang phải trải qua các cuộc kiểm tra và thẩm vấn thường xuyên hơn và khó chịu hơn.
Thứ Bảy, 19 Tháng Tư 2025(Xem: 4305)
(Robert Mullins International) Mahmoud Khalil là một nhà hoạt động ủng hộ Palestine và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ. Anh đã bị Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) bắt giữ vào đầu tháng 3 năm nay. Anh có phạm tội không? Không, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã quyết định rằng anh phải bị trục xuất. Sau khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10 năm 2023, Khalil là người lãnh đạo các cuộc biểu tình ủng hộ Hamas tại Đại học Columbia ở New York. Bây giờ những người ủng hộ anh nói rằng anh có quyền biểu tình và có quyền lên tiếng ủng hộ Hamas. Bộ Ngoại giao cho biết vụ việc của Khalil không liên quan đến Quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất. Nhưng luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ quy định rằng bất kỳ người nước ngoài nào cũng có thể bị trục xuất nếu họ có mặt tại Hoa Kỳ phản đối chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, hoặc có thể dẫn đến mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Thứ Bảy, 12 Tháng Tư 2025(Xem: 3635)
Sở Di Trú muốn thu thập thông tin tài khoản mạng xã hội của đương đơn vì mục đích an ninh quốc gia. Việc này sẽ bắt đầu vào tháng 5 năm 2025. Các mẫu đơn xin thẻ xanh và quốc tịch sẽ yêu cầu tên đăng nhập trên mạng xã hội, nhưng không yêu cầu mật khẩu. Việc thu thập thêm thông tin cá nhân của người di dân có thể rất quan trọng trong việc xác định các rủi ro về an ninh quốc gia. Nhưng một số người lo lắng về việc mất quyền riêng tư và Quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, nếu Sở Di Trú hiểu sai thông tin nào đó trên phương tiện truyền thông xã hội, điều đó có thể dẫn đến việc bắt giữ hoặc từ chối đơn xin một cách bất công. Một số đương đơn xin chiếu khán tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã được yêu cầu cung cấp thông tin về sự hiện diện của họ trên các phương tiện mạng truyền thông xã hội, trên các ứng dụng như Facebook, Instagram và X/Twitter. Sau đó, các viên chức lãnh sự sẽ kiểm tra các hồ sơ này để tìm bất kỳ dấu hiệu nào về hoạt động tội phạm hoặc khủng bố.