Lần Phỏng Vấn Thứ Hai Các Diện Bảo Lãnh Vợ Chồng Và Hôn Phu-Thê

Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 200900:00(Xem: 44261)
Lần Phỏng Vấn Thứ Hai Các Diện Bảo Lãnh Vợ Chồng Và Hôn Phu-Thê

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Các thông tin trong bài chủ đề về di trú hôm nay dựa trên bản phân tích của văn phòng Robert Mullins International tại Sài Gòn.

Nếu một hồ sơ diện hôn phu-thê hoặc diện vợ-chồng bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, người bảo lãnh và người được bảo lãnh có một số chọn lựa.

Trong hồ sơ diện hôn phu-thê (tức diện fiancée) bị từ chối, hầu hết người bảo lãnh và người được bảo lãnh có khuynh hướng chọn lựa việc hủy bỏ đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê và kết hôn. Sau đó, họ nộp đơn bảo lãnh diện vợ-chồng và sẽ có cuộc phỏng vấn theo hồ sơ mới đó.

Trong hồ sơ diện vợ-chồng bị từ chối, Tõa lãnh sự đôi lúc đồng ý duyệt xét các bằng chứng bổ túc về sự liên hệ. Điều này có thể mất nhiều thời gian chờ dợi. Nếu thời gian chờ đợi kéo dài hơn một năm kể từ cuộc phỏng vấn lần thứ nhất, Lãnh sự sẽ gửi thư mời người được bảo lãnh phỏng vấn lần thứ hai.

Lãnh sự hoàn trả những hồ sơ bị từ chối chính thức về lại sở di trú ở Hoa Kỳ và có thể bị hủy bỏ. Hầu hết hai vợ chồng đều chọn cách xin hủy bỏ hồ sơ đã bị từ chối và nộp đơn bảo lãnh mới, có nghĩa là họ sẽ có một cuộc phỏng vấn dựa theo đơn bảo lãnh mới.

Cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn mới ra sao? Theo một bản nghiên cứu mới đây của văn phòng chúng tôi tại Sài Gòn, có ba phân loại như sau:

- Phân loại thứ nhất: Là những hồ sơ bị từ chối nhưng vẫn còn ở Tòa Lãnh sự tại Sài Gòn, chờ nhân viên lãnh sự duyệt xét các bằng chứng mà người được bảo lãnh (hoặc người bảo lãnh) nộp bổ túc sau khi phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn lần thứ hai, nhân viên lãnh sự thường không quan tâm đến những lý do bị từ chối lần trước. Thay vào đó, họ sẽ hỏi về những bằng chứng liên hệ mới. Nếu bằng chứng không đủ sức thuyết phục, hầu hết hồ sơ đều bị từ chối.

- Phân loại thứ hai: Đơn bảo lãnh diện vợ-chồng hoặc hôn phu-thê đã bị trả về cho sở di trú ở Hoa Kỳ. Người bảo lãnh xin hủy bỏ hồ sơ thứ nhất và nộp một đơn bảo lãnh mới. Hầu hết các hồ sơ này đều có cuộc phỏng vấn thứ hai.

Trong những hồ sơ này, Lãnh sự duyệt xét toàn bộ các bằng chứng liên hệ. Họ có thể hỏi những câu tương tự và đòi hỏi các bằng chứng giống như trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, cộng thêm các bằng chứng mới. Nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh có đủ những bằng chứng thuyết phục về sự liên hệ trong sáng, những hồ sơ này được chấp thuận. Tiếc thay, nhiều cặp vợ chồng không thể thỏa mãn những yêu cầu của lãnh sự và đơn bảo lãnh thứ hai lại bị từ chối và lại bị trả về cho sở di trú tại Hoa Kỳ.

Phân loâi thứ ba: Đơn bảo lãnh bị trả về Hoa Kỳ và được sở di trú tái chấp thuận. Hồ sơ bảo lãnh này sẽ được gửi về Lãnh sự ở Sài Gòn để tái phỏng vấn. Các hồ sơ bảo lãnh này đều có cơ hội được chấp thuận giống như Phân loại thứ hai ở trên. Điều này có nghĩa là nếu họ có đủ bằng chứng liên hệ, Lãnh sự sẽ chấp thuận hồ sơ này.

Trên thực tế, sở di trú tại Hoa Kỳ chỉ tái chấp thuận một số rất nhỏ các hồ sơ bị trả về, và bắt những người liên hệ phải chờ một thời gian dài. Vì thế, cách nhanh nhất và xin hủy bỏ đơn bảo lãnh đã bị từ chối và nộp một hồ sơ mới.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Sau khi một hồ sơ bị từ chối, hai người liên hệ có bao nhiêu thời gian đê nộp các bằng chứng bổ túc về sự liên hệ?

- Đáp: Theo nguyên tắc, họ có thời gian là một năm nhưng thông thường Lãnh sự không chờ đến một năm mới quyết định. Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về sở di trú ở Hoa Kỳ. Sau đó, họ sẽ thông báo cho hai người liên hệ là không cần nộp thêm các bằng chứng mới cho hồ sơ này.

- Hỏi: Thời gian phỏng đoán phải chờ sở di trú duyệt xét hồ sơ bị trả về và có thể được tái chấp thuận là bao lâu? Và huỷ bỏ đơn bảo lãnh đầu tiên và nộp hồ sơ mới phải mất bao lâu?

- Đáp: Đợi sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh bị trả về, và có thê được tái chấp thuận, phải mất khoảng 2 năm sau cuộc phỏng vấn. Nếu hai người xin hủy bỏ đơn bảo lãnh thứ nhất và nộp hồ sơ mới, thời gian chờ đợi cho một cuộc phỏng vấn mới khoảng một năm.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 47435)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS). Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 44914)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.
Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 2007(Xem: 45610)
Kỳ trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ngày một gia tăng. Mặc dù việc du học đòi hỏi gia đình của đương đơn phải chứng minh khả năng tài chánh có thể đáp ứng tổng chi phí mà đương đơn phải chi trả khi theo học ở Hoa Kỳ, nhưng trong nhiều trường hợp
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 42120)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 43408)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 2007(Xem: 43802)
Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 2007(Xem: 45094)
Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Một 2007(Xem: 42348)
Trong những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 75 câu hỏi trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.