Đạo Luật "ước Mơ" (dream Act)

Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 200900:00(Xem: 41154)
Đạo Luật "ước Mơ" (dream Act)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors). Đây là một dự luật nhắm đến việc trợ giúp các trẻ em gốc La Tinh hiện đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Dự luật này đã chạy quanh quẩn trong tòa quốc hội hơn 5 năm qua, nhưng trong năm nay, dự luật này có thể là một trong những dự luật có hy vọng thắng lợi.

Dự luật "Ước Mơ" sẽ cấp diện thường trú nhân có điều kiện cho các thanh thiếu niên đã từng cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ trong 5 năm kể từ lúc dự luật này được thông qua, nếu:

- họ nhập cảnh Hoa Kỳ trước khi lên 16 tuổi,
- họ đã tốt nghiệp trung học, hoặc có một chứng chỉ hoàn tất các môn học tổng quát của chương trình trung học,
- và nếu họ có đời sống đạo đức tốt.

Sau khi nhận được quy chế thường trú nhân có điều kiện, họ sẽ có thời gian 6 năm miễn bị trục xuất. Trong 6 năm này, họ phải có chứng chỉ tốt nghiệp 2 năm ở đại học, hoặc phục vụ 2 năm trong quân lực Hoa Kỳ. Nếu học sinh nào không học đại học hoặc phục vụ trong quân đội, quy chế thường trú nhân sẽ bị tước bỏ và học sinh này sẽ bị đặt trong tiến trình bị trục xuất.

Dự luật sẽ cho phép mỗi tiểu bang cung cấp học phí của tiểu bang cho các di dân bất hợp pháp này, cũng như tạo điều kiện cho các học sinh này được hưởng các quyền lợi của liên bang, chẳng hạn như việc mượn nợ của sinh viên.

Những người ủng hộ dự luật này nói rằng Đạo Luật "Ước Mơ" (DREAM) sẽ giúp cho những người được cha mẹ của họ đem sang Hoa Kỳ khi họ còn nhỏ. Có khoảng 65.000 di dân bất hợp pháp tốt nghiệp từ các trường trung học Hoa Kỳ mỗi năm, nhưng nhiều người không thể vào đại học vì ở cư ngụ bất hợp lệ ở Hoa Kỳ, hoặc vì họ không thể chịu nổi học phí dành cho sinh viên ngoại quốc. Và những thanh niên này không thể làm việc hợp pháp vì họ không có thẻ được phép làm việc hợp lệ.

Những người chống dự luật này cho rằng dự lật sẽ khuyến khích việc di trú bất hợp pháp và tưởng thưởng cho những người vi phạm luật pháp. Những người bảo trợ dự luật thì cho rằng dự luật nhắm vào những học sinh hiện đang ở Hoa Kỳ, chứ không ưu đãi những người muốn nhập cảnh bất hợp lệ vào Hoa Kỳ trong tương lai.

Không có giới hạn về số lượng học sinh muốn xin quy chế thường trú nhân có điều kiện qua Đạo Luật "Ước Mơ" (DREAM). Người ta ước lượng có khoảng 360.000 các thiếu niên di dân bất hợp lệ tốt nghiệp từ các trường trung học ở Hoa Kỳ, và nhiều người hiện đang theo đuổi quy chế đại học. Đạo Luật "Ước Mơ" cũng sẽ cho phép tất cả những người này nhập vào quy chế thường trú hợp pháp. Các nhà bảo trợ dự luật xác nhận rằng 18 tỷ mỹ kim tiền thuế đã được chi tiêu để giáo dục các thanh thiếu niên này khi họ theo học trung học tại Hoa Kỳ, vì thế điều dễ hiểu là nên cho phép một con đường ở lại Hoa Kỳ hợp pháp.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Đạo Luật "Ước Mơ" (DREAM) sẽ chỉ áp dụng cho tất cả thanh thiếu niên bất hợp pháp, hay chỉ áp dụng các đứa trẻ được cha mẹ đưa họ sang Hoa Kỳ?

- Đáp: Đạo luật sẽ áp dụng cho tất cả, mặc dù các thanh thiếu niên này đến nước Mỹ với cha mẹ của họ, hay đến một mình.

- Hỏi: Vào năm 2005, cháu trai của tôi từ Đức đến Hoa Kỳ khi cháu 15 tuổi, với chiếu khán (visa) du lịch. Cháu tôi sau đó đã ở lại Mỹ bất hợp pháp để theo học trung học. Liệu cháu có thể hưởng quyền lợi từ Đạo Luật "Ước Mơ" không?

- Đáp: Nếu Đạo Luật "Ước Mơ" trở thành luật trong năm nay, đạo luật này chỉ áp dụng cho các học sinh nhập cảnh Hoa Kỳ trước năm 2005. Chương trình này không áp dụng cho trường hợp cháu trai của bạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13239)
Does travel outside the United States affect permanent resident status and does it increase the waiting time for Naturalization?
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2015(Xem: 13665)
Who will benefit with the Supreme Court Ruling on Same-Sex Marriage?
Thứ Tư, 17 Tháng Sáu 2015(Xem: 18898)
As a battered spouse, you may apply for your Green Card under the Violence Against Women Act (VAWA). The VAWA provisions allow certain spouses of U.S.
Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 2015(Xem: 15400)
The U.S. Immigration and Customs Enforcement (ICE) has announced a rule that will now make it possible for dependents of F-1 students to study in the United States on a limited basis.
Thứ Ba, 26 Tháng Năm 2015(Xem: 14364)
The US-Vietnamese Adoption Program was resumed last year. There were three important aspects to this new program, now called the Special Adoption Program:
Thứ Năm, 21 Tháng Năm 2015(Xem: 15579)
The White House has announced that President Obama has done all that he can to change immigration policy through executive action.
Thứ Năm, 14 Tháng Năm 2015(Xem: 33451)
More than 4.4 million people are on the legal immigrant visa waiting list according to the State Department.
Thứ Tư, 06 Tháng Năm 2015(Xem: 14981)
For Vietnamese immigrants, there are two basic categories that offer a Green Card: Family sponsored immigrants and Employment based immigrants.
Thứ Tư, 29 Tháng Tư 2015(Xem: 14203)
Last year, the news reports said that Vietnam — a communist nation that shows little regard for basic human rights — has become the first Southeast Asian country to lift its ban on same-sex marriage.
Thứ Tư, 22 Tháng Tư 2015(Xem: 15326)
The injunction that is holding up the start of the New DACA and the DAPA was not lifted at the appeals court hearing on 17 April.