Vấn Đề Của Những Hồ Sơ Hôn Phu-Thê

Thứ Tư, 31 Tháng Ba 201000:00(Xem: 39160)
Vấn Đề Của Những Hồ Sơ Hôn Phu-Thê
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.

Có một vấn không thể hiểu được đối với một số nhân viên lãnh sự hay sở di trú. Khi sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê, họ có quyền quyết định xem Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh có dự tính kết hôn thật hay không, nhưng sở di trú lại không có quyền quyết định về sự gắn bó của mối liên hệ đó. Vì thế, lãnh sự ở Sài Gòn không nên yêu cầu sở di trú làm những việc mà cơ quan này không có quyền làm.

Sở di trú cần 24 tháng để duyệt xét một hồ sơ diện hôn phu-thê bị từ chối, nhưng trên thực tế, họ không có thẩm quyền pháp lý để đưa ra một quyết định. Các văn phòng lãnh sự từng được góp ý về điều không hợp lý khi họ trả đơn bảo lãnh hôn phu-thê về sở di trú chỉ vì họ nghi ngờ sự liên hệ dù có minh chứng lại là sự liên hệ không chân thật! Nhân viên lãnh sự phải có những bằng chứng thuyết phục để xác định người bảo lãnh và người được bảo lãnh không có ý định kết hôn ở Hoa Kỳ. Nhân viên lãnh sự có thể trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú để nơi này duyệt xét những bằng chứng cho thấy ý định muốn kết hôn.

Tiếc thay, một số văn phòng lãnh sự có những chính sách địa phương và không theo những luật lệ của Bộ Ngoai Giao. Ở một văn phòng lãnh sự, các nhân viên mới làm việc được nhắn nhủ rằng Tất Cả người được bảo lãnh đều gian dối và công việc của họ là đi tìm sự gian dối này!

Nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh quyết định chờ 2 năm cho đến khi sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh đã bị bác, họ sẽ phải đối diện thêm một trở ngại khác: Liệu sở di trú tin những gì lãnh sự nói hay họ sẽ tin lời giải thích của hai người?

Văn phòng lãnh sự ở Sài Gòn không chỉ là nơi mà những người được bảo lãnh diện hôn phu-thê bị đối sử bất công. Những người bảo lãnh tương tự ở những nước khác cũng từng than phiền rằng trong ngày phỏng vấn, nhân viên lãnh sự chỉ cần 30 giây để từ chối một hồ sơ, hoặc nhân viên lãnh sự không hề tha thiết đến việc nhìn những bằng chứng được nộp, hoặc lá thư của lãnh sự gửi cho sở di trú nói về những cáo buộc của họ nhưng không hề dựa trên những dữ kiện.

Theo ý kiến của chúng tôi, việc trao tình cảm chân thành của mình trong hồ sơ bảo lãnh hôn phu-thê thường không phải là cách khôn ngoan. Nếu đơn bảo lãnh bị từ chối, đã mất một năm. Nếu hai người lại chờ dợi để sở di trú tái phê chuẩn đơn bảo lãnh, lại thêm một năm hoặc hai năm trôi đi. Chúng tôi tin rằng cách tốt nhất là nên bắt đầu thêm vào sự tín nhiệm với một hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nên làm gì nếu hồ sơ xin chiếu khán hôn thê bị lãnh sự ở Sài Gòn từ chối?

- Đáp: Có hai cách chọn lựa: một là đợi hai năm hoặc lâu hơn nữa để có cơ hội cung cấp cho sở di trú những lời giải thích và thêm bằng chứng về sự liên hệ; hoặc bỏ đơn bảo lãnh hôn thê và nộp dơn bảo lãnh diện vợ chồng sau khi kết hôn ổ Việt Nam.

- Hỏi: Nếu lãnh sự bác đơn bảo lãnh diện hôn thê, liệu chúng tôi có thể nộp đơn xin hôn thú ở Việt Nam để cho thấy mối liên hệ của chúng tôi là chân thật hay không?

- Đáp: Nếu qúy vị có hôn thú, đơn bảo lãnh diện hôn thê đương nhiên trở thành không hợp lệ và qúy vị sẽ cần bảo lãnh diện vợ chồng.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 28 Tháng Giêng 2015(Xem: 18787)
The U.S. Department of State, National Visa Center (NVC) plays a key role in applications for immigrant visas that are processed by the US Consulate in Saigon.
Thứ Năm, 22 Tháng Giêng 2015(Xem: 14673)
EB-5 requirements for an investor in a Regional Center are essentially the same as in the basic EB-5 investor program.
Thứ Tư, 14 Tháng Giêng 2015(Xem: 15026)
The EB-5 program gives visas to foreigners who are willing to invest at least $500,000 in approved projects.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2015(Xem: 17738)
According to the latest statistics from the US Department of State, 4.3 million immigrant visa applicants worldwide are waiting for their cases to be eligible for visa interviews.
Thứ Hai, 29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15046)
According to the latest report from the Congressional Research Service, Vietnam is Number 4 in the list of top countries with immigrants waiting for admission to the US in the Family based quota categories.
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14561)
If you are in the U.S., married to a Permanent Resident, and your visa petition is current, can you apply for a Green Card while in the U.S. ?
Thứ Sáu, 19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20499)
A CIS interview is most difficult for a person who has come to the US on a visitor or student visa, and then meets and marries a US citizen within a few months of arriving in the States.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14330)
An alien spouse who was admitted to the United States in a non-immigrant category, and who is not out of status, may apply for a Green Card if he or she is eligible to receive an immigrant visa and one is immediately available.
Thứ Ba, 02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14404)
In general, the Executive Actions apply only to people who are in the US now and who are out of status.
Thứ Tư, 19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14953)
Until you receive approval from USCIS, do not assume the status has been approved, and do not change your activity in the United States.