Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp
Khoảng Cách Chờ Đợi Của Hai Diện F1 Và F2B Gần Nhau
(Robert Mullins International) Trước đây, diện bảo lãnh F1 (tức diện cha/mẹ là công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi) thường có ngày đáo hạn sớm hơn diện bảo lãnh F2B (tức diện cha/mẹ là thường trú nhân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi). Diện bảo lãnh F1 thường nhanh hơn diện bảo lãnh F2B từ 3 đến 5 năm. Nhưng trong năm 2016, ngày đáo hạn của hai diện này đã đảo ngược lại.
Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã tăng số chiếu khán (visa) cho diện bảo lãnh F2B, và sự kiện này vốn chưa hề xảy ra nay đã thành hiện thực. Những đương đơn diện F2B hiện nay sẽ được phỏng vấn trước diện F1 khỏang 6 tháng. Lịch đáo hạn tháng Giêng năm 2017 của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ cho thấy ngày đáo hạn của diện F1 là ngày 08 tháng Giêng năm 2010, nhưng ngày đáo hạn của diện F2B là ngày 08 tháng Sáu năm 2010.
Sau khi người bảo lãnh có quốc tịch Hoa Kỳ, người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh có thể yêu cầu giữ lại diện bảo lãnh F2B và không tốn kém thêm chi phí. Chỉ cần viết một lá thư cho Sở di trú nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh. Nếu đơn bảo lãnh đang ở Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center - NVC) hoặc Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ, qúy vị nên gửi bản sao thư yêu cầu đã gửi cho Sở di trú cho một trong hai nơi kể trên.
Sở di trú sẽ chấp thuận yêu cầu của qúy vị và qúy vị có thể xin giữ lại diện bảo lãnh F2B. Nếu đơn bảo lãnh của qúy vị vẫn còn ở NVC, qúy vị sẽ phải gửi thư chấp thuận của Sở di trú cho NVC để họ cập nhật hồ sơ.
Tại Sao Có Hai Bảng Ngày Đáo Hạn?
Bảng Thông Báo Chiếu Khán hàng tháng từ Bộ Ngoại Giao hiện có hai bảng ngày đáo hạn. Nếu qúy vị đang có hồ sơ bảo lãnh và vì lý do nào đó qúy vị đang ở Hoa Kỳ hợp lệ và ngày ưu tiên (priority date) của qúy vị sớm hơn ngày đáo hạn, qúy vị sẽ có thể nộp đơn xin chuyển diện sớm, nhưng sẽ không thể nhận được Thẻ Xanh cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Lợi điểm của việc này là qúy vị có thể nhận được Giấy Phép Làm Việc và Giấy Du Hành Tạm Thời trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh đáo hạn. Sở di trú sẽ không bắt đầu duyệt xét những đơn xin Thẻ Xanh này cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn.
Hệ thống mới này không áp dụng cho những đương đơn đang chờ đợi ở ngoài Hoa Kỳ vì họ sẽ phải nộp đơn xin chiếu khán di dân hơn là được chuyển diện. Nhưng hệ thống mới này cũng không hề làm phương hại đến các đương đơn ở nước ngoài. Hồ sơ của họ sẽ không bị chậm lại vì hệ thống mới này.
Đơn I-601A và Đơn I-601 Nới Rộng
Trước đây, người ngoại quốc sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và với đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân được chấp thuận, chỉ có thể nộp đơn I-601A xin miễn áp dụng việc trục xuất nếu họ là vợ-chồng hoặc cha-mẹ của công dân Hoa Kỳ.
Tương tự, những đương đơn ở Việt Nam bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối cấp chiếu khán (visa) và yêu cầu nộp đơn I-601 - để xin miễn áp dụng việc cấm nhập cảnh vì những vi phạm luật di trú hoặc hình sự xảy ra khi đương đơn từng ở Hoa Kỳ hoặc xảy ra ở Việt Nam - nếu họ là vợ chồng hoặc cha mẹ của công dân Hoa Kỳ.
Nhưng luật mới về hai lọai đơn kể trên đã được nới rộng và sẽ cho phép cha-mẹ và vợ-chồng của Thường Trú Nhân cũng được nộp đơn I-601A và I-601.
Du Học và Du Khách Xin Chuyển Diện Thẻ Xanh
Trong năm 2016, số sinh viên du học và du khách đến Hoa Kỳ xin chuyển diện thường trú nhân qua việc kết hôn với công dân Hoa Kỳ rất nhiều. Trong số này, số người du học và du khách đến từ Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, số đơn bị Sở di trú từ chối cũng rất đáng quan tâm và ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của những người đang có chiếu khán (visa) du học và du lịch.
Nguyên nhân các đương đơn bị từ chối đơn xin chuyển diện Thẻ xanh có rất nhiều. Nguyên nhân thường gặp là những bằng chứng về quan hệ vợ chồng không đủ thuyết phục Sở di trú. Ngòai ra, một số hồ sơ gặp trở ngại vì đương đơn ghi những thông tin trong hồ sơ xin chuyển diện Thẻ Xanh khác với những thông tin khai trên đơn xin chiếu khán xin du lịch. Thí dụ: Đương đơn khai trên đơn xin chuyển diện Thẻ Xanh là độc thân, chưa hề kết hôn trước khi kết hôn tại Hoa Kỳ, nhưng nhân viên di trú điều tra và cho biết đương đơn khai đã kết hôn ở Việt Nam trong đơn xin chiếu khán du lịch.
Gập Ghềng Việc Xin Thẻ Xanh 10 Năm
Trước đây, những thường trú nhân được Thẻ Xanh Có Điều Kiện (có giá trị 2 năm) phải nộp đơn I-751 để xin Thẻ Xanh chính thức (có gía trị 10 năm) sau khi sống 2 năm ở Hoa Kỳ, và họ chỉ đợi khỏang 4 tháng là có thể nhận được Thẻ Xanh mới nếu Sở di trú khẳng định mối quan hệ vợ chồng trong sáng với những bằng chứng thuyết phục. Nhưng trong thời gian gần đây, thời gian chờ đợi để Sở trú duyệt xét đơn I-751 lâu hơn và khó khăn hơn. Thời gian có thể kéo dài trên 8 tháng.
Thêm vào đó, nhiều đương đơn đã nhận được thư của Sở di trú yêu cầu giải thích hoặc bổ túc thêm nhiều bằng chứng quan hệ vợ chồng. Cũng không ít cặp vợ chồng bị yêu cầu đi phỏng vấn lại, và một số cặp vợ chồng bị phỏng vấn nhiều lần, hoặc bị điều tra tại nhà. Qúy vị rất cần tham khảo với những văn phòng đứng đắn, chuyên về di trú để giúp đỡ hồ sơ của mình.
Xác Định Những Điều Kiện Hợp Lệ Khi Nhập Tịch
Mới đây, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã cập nhật trong mục Cẩm Nang Chính Sách về sự hợp lệ mà các thường trú nhân cần có khi nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Sự thay đổi quan trọng trong chính sách này là việc định nghĩa khi nào một người chính thức bắt đầu là thường trú nhân. Những đòi hỏi căn bản về sự hợp lệ để xin nhập tịch gồm có:
- Đương đơn phải từ 18 tuổi trở lên.
- Đương đơn phải chứng minh họ nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ với quy chế thường trú nhân.
- Nếu diện thường trú nhân của một người không hợp pháp vì gian dối, người này được xem là nhập cảnh bất hợp pháp, và vì thế họ không hợp lệ để trở thành công dân Hoa Kỳ. Thí dụ, nếu một người có thẻ xanh với lý lịch "độc thân", nhưng đã âm thầm kết hôn, thì người này được xem là nhập cảnh bất hợp pháp, và sẽ không hợp lệ để xin nhập tịch Hoa Kỳ.
- Một thí dụ khác là nếu một người có thẻ xanh qua một cuộc hôn nhân giả mạo. Nếu sự việc này được phát giác trong cuộc phỏng vấn quốc tịch thì đơn của người này sẽ bị từ chối, và Sở Di Trú cũng sẽ lấy lại thẻ xanh của họ.
- Thời gian trở thành thường trú nhân của một người được tính từ ngày Sở Di Trú chấp thuận đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú (Đơn I-485) hoặc khi người này nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) di dân qua sự sự duyệt xét của Tòa Đại Sứ (hoặc của Lãnh sự Hoa Kỳ). Bất kể việc này kéo dài bao lâu, Sở Di Trú có thẩm quyền duyệt xét Đơn I-485, và người ta chỉ chính thức trở thành thường trú nhân kể từ ngày đơn xin được chấp thuận.
- Một người là thường trú nhân "có điều kiện", có thẻ xanh với thời hạn 2 năm, qua việc kết hôn, cũng sẽ hợp lệ để nộp đơn xin nhập tịch sau khi đã xin hủy bỏ tình trạng "có điều kiện" và sau 2 năm kể từ ngày họ được thẻ xanh "có điều kiện".
Nếu một người đã phạm một vài tội nào đó, hoặc vẫn còn ở giai đọan "án treo" (probation) thì họ không hợp lệ để nộp đơn xin nhập tịch. Thêm vào đó, một số tội có thể làm cho một người bị trục xuất. Vì thế, nếu một người cứ nộp đơn xin nhập tịch và tội của họ bị khám phá sau khi được lấy dấu vân tay, đơn xin quốc tịch của họ sẽ bị từ chối và họ có thể phải đối diện với tiến trình trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Đạo Luật INA 240(l) Mở Rộng Ra Sao?
Trong quá khứ, chỉ có người góa bụa của một công dân Mỹ có thể tiếp tục nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Đạo luật INA 240(l) mở rộng thêm sự lựa chọn cho những lợi ích di trú của người còn sống đến những hạng mục liên hệ thân nhân khác, bao gồm cả những người được hưởng quyền lợi đi theo (như con cái của đương đơn chẳng hạn) của các diện bảo lãnh gia đình.
Luật mới này ưu tiên nhắm vào các đương đơn xin chiếu khán đang ở Hoa Kỳ. Sở di trú hiểu rằng nhóm chữ "người thân đủ tiêu chuẩn" có thể là Người bảo lãnh hoặc Người được bảo lãnh (Đương đơn chính). Nói cách khác, nếu Người được bảo lãnh đã kết hôn hoặc là người mẹ/người cha độc thân qua đời, thì người hôn phối còn sống và những đứa con còn sống của Người được bảo lãnh sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.
Để xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận theo tiêu chuẩn nhân đạo, hoặc của một đơn bảo lãnh đã bị từ chối vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được hưởng quyền lợi nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đến trung tâm di trú hoặc văn phòng di trú địa phương nào đã chấp thuận đơn bảo lãnh.
Người Hoạt Động Tôn Giáo
Chương Trình Chiếu Khán Dành Cho Người Hoạt Động Tôn Giáo Tu Sĩ Di Dân Đặc Biệt bao gồm những người hoạt động tôn giáo di dân đặc biệt trong diện chiếu khán EB-4. Diện này cho phép những người hoạt động tôn giáo đủ tiêu chuẩn di dân sang Hoa Kỳ thường trú và sau đó có thể trở thành công dân Hoa Kỳ.
Tu sĩ. Những người hoạt động tôn giáo diện tu sĩ là những người được mời làm một công việc nào đó hoặc đang làm công việc tôn giáo đã lâu với những tổ chức tôn giáo vô vị lợi ở Hoa Kỳ.
Những thí dụ về công việc tôn giáo có thể bao gồm các nhà truyền giáo, cố vấn, thông dịch, giảng dạy, hướng dẫn ban thánh ca và những người cung cấp những công việc tôn giáo khác. Cũng có thể kể đến một số tu sĩ khác đang theo đuổi việc học trong một chương trình chuyên đề nào đó hoặc đang theo khóa đào tạo cao cấp trong tổ chức tôn giáo của họ.
Chương trình này cung cấp đến 5.000 chiếu khán Di Dân Đặc Biệt mỗi năm mà những tổ chức tôn giáo tại Hoa Kỳ có thể dùng đến để bảo lãnh những ngoại kiều đến làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi đến Hoa Kỳ từ nước Pháp với chiếu khán WT và vừa mới kết hôn với bạn trai lâu năm. Anh là công dân Hoa Kỳ. Tôi có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh không hay tôi phải trở về Pháp để chờ ngày phỏng vấn xin chiếu khán di dân?
- Đáp: Vì cô là thân nhân trực hệ với một công dân Mỹ nên cô có thể ở lại Hoa Kỳ và nộp đơn xin Thẻ Xanh song song với đơn bảo lãnh I-130.
- Hỏi: Cư Trú Liên Tục và Cư Trú Thực Tế khác nhau ra sao?
- Đáp: Nếu đương đơn có cư ngụ tại Hoa Kỳ nhưng dùng phần lớn thời gian để đi du lịch hoặc sinh sống ở ngọai quốc, thì chỉ có thời gian nào họ sống thực sự ở Hoa Kỳ mới được tính là thời gian cư trú thực tế. Cư trú thực tế không cần thiết phải liên tục. Những thời gian trở về Hoa Kỳ sinh sống sẽ được tính vào thời gian cư trú trú thực tế.
Đương đơn được yêu cầu chứng minh họ đã cư trú thực tế ở Hoa Kỳ ít nhất một nửa thời gian cư trú đòi hỏi. Có nghĩa là phải cư trú thực tế ít nhất 30 tháng theo đòi hỏi 5 năm cư trú và ít nhất là 18 tháng theo đòi hỏi 3 năm cư trú.
Thêm vào đó, đương đơn được yêu cầu chứng minh đã sinh sống ít nhất 3 tháng ở tiểu bang cư ngụ trước khi nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
- Hỏi: Nếu một sinh viên ngoại quốc kết hôn với một Thường trú nhân ở Hoa Kỳ, người sinh viên này có thể ở lại hợp pháp để chờ đợi xin Thẻ Xanh hay không?
- Đáp: Kết hôn với một Thường trú nhân không cho người sinh viên quyền được ở lại Hoa Kỳ. Nếu người sinh viên vẫn còn quy chế sinh viên du học F1 trong thời gian kết hôn, họ có thể ở lại Hoa Kỳ khi diện sinh viên còn hiệu lực. Ngược lại, người sinh viên phải trở về Việt Nam và đợi cho đến khi hợp lệ xin chiếu khán di dân.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật trên làn sóng 1500AM, 2-3PM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Khoảng Cách Chờ Đợi Của Hai Diện F1 Và F2B Gần Nhau
(Robert Mullins International) Trước đây, diện bảo lãnh F1 (tức diện cha/mẹ là công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi) thường có ngày đáo hạn sớm hơn diện bảo lãnh F2B (tức diện cha/mẹ là thường trú nhân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi). Diện bảo lãnh F1 thường nhanh hơn diện bảo lãnh F2B từ 3 đến 5 năm. Nhưng trong năm 2016, ngày đáo hạn của hai diện này đã đảo ngược lại.
Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã tăng số chiếu khán (visa) cho diện bảo lãnh F2B, và sự kiện này vốn chưa hề xảy ra nay đã thành hiện thực. Những đương đơn diện F2B hiện nay sẽ được phỏng vấn trước diện F1 khỏang 6 tháng. Lịch đáo hạn tháng Giêng năm 2017 của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ cho thấy ngày đáo hạn của diện F1 là ngày 08 tháng Giêng năm 2010, nhưng ngày đáo hạn của diện F2B là ngày 08 tháng Sáu năm 2010.
Sau khi người bảo lãnh có quốc tịch Hoa Kỳ, người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh có thể yêu cầu giữ lại diện bảo lãnh F2B và không tốn kém thêm chi phí. Chỉ cần viết một lá thư cho Sở di trú nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh. Nếu đơn bảo lãnh đang ở Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center - NVC) hoặc Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ, qúy vị nên gửi bản sao thư yêu cầu đã gửi cho Sở di trú cho một trong hai nơi kể trên.
Sở di trú sẽ chấp thuận yêu cầu của qúy vị và qúy vị có thể xin giữ lại diện bảo lãnh F2B. Nếu đơn bảo lãnh của qúy vị vẫn còn ở NVC, qúy vị sẽ phải gửi thư chấp thuận của Sở di trú cho NVC để họ cập nhật hồ sơ.
Tại Sao Có Hai Bảng Ngày Đáo Hạn?
Bảng Thông Báo Chiếu Khán hàng tháng từ Bộ Ngoại Giao hiện có hai bảng ngày đáo hạn. Nếu qúy vị đang có hồ sơ bảo lãnh và vì lý do nào đó qúy vị đang ở Hoa Kỳ hợp lệ và ngày ưu tiên (priority date) của qúy vị sớm hơn ngày đáo hạn, qúy vị sẽ có thể nộp đơn xin chuyển diện sớm, nhưng sẽ không thể nhận được Thẻ Xanh cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Lợi điểm của việc này là qúy vị có thể nhận được Giấy Phép Làm Việc và Giấy Du Hành Tạm Thời trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh đáo hạn. Sở di trú sẽ không bắt đầu duyệt xét những đơn xin Thẻ Xanh này cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn.
Hệ thống mới này không áp dụng cho những đương đơn đang chờ đợi ở ngoài Hoa Kỳ vì họ sẽ phải nộp đơn xin chiếu khán di dân hơn là được chuyển diện. Nhưng hệ thống mới này cũng không hề làm phương hại đến các đương đơn ở nước ngoài. Hồ sơ của họ sẽ không bị chậm lại vì hệ thống mới này.
Đơn I-601A và Đơn I-601 Nới Rộng
Trước đây, người ngoại quốc sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và với đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân được chấp thuận, chỉ có thể nộp đơn I-601A xin miễn áp dụng việc trục xuất nếu họ là vợ-chồng hoặc cha-mẹ của công dân Hoa Kỳ.
Tương tự, những đương đơn ở Việt Nam bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối cấp chiếu khán (visa) và yêu cầu nộp đơn I-601 - để xin miễn áp dụng việc cấm nhập cảnh vì những vi phạm luật di trú hoặc hình sự xảy ra khi đương đơn từng ở Hoa Kỳ hoặc xảy ra ở Việt Nam - nếu họ là vợ chồng hoặc cha mẹ của công dân Hoa Kỳ.
Nhưng luật mới về hai lọai đơn kể trên đã được nới rộng và sẽ cho phép cha-mẹ và vợ-chồng của Thường Trú Nhân cũng được nộp đơn I-601A và I-601.
Du Học và Du Khách Xin Chuyển Diện Thẻ Xanh
Trong năm 2016, số sinh viên du học và du khách đến Hoa Kỳ xin chuyển diện thường trú nhân qua việc kết hôn với công dân Hoa Kỳ rất nhiều. Trong số này, số người du học và du khách đến từ Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, số đơn bị Sở di trú từ chối cũng rất đáng quan tâm và ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của những người đang có chiếu khán (visa) du học và du lịch.
Nguyên nhân các đương đơn bị từ chối đơn xin chuyển diện Thẻ xanh có rất nhiều. Nguyên nhân thường gặp là những bằng chứng về quan hệ vợ chồng không đủ thuyết phục Sở di trú. Ngòai ra, một số hồ sơ gặp trở ngại vì đương đơn ghi những thông tin trong hồ sơ xin chuyển diện Thẻ Xanh khác với những thông tin khai trên đơn xin chiếu khán xin du lịch. Thí dụ: Đương đơn khai trên đơn xin chuyển diện Thẻ Xanh là độc thân, chưa hề kết hôn trước khi kết hôn tại Hoa Kỳ, nhưng nhân viên di trú điều tra và cho biết đương đơn khai đã kết hôn ở Việt Nam trong đơn xin chiếu khán du lịch.
Gập Ghềng Việc Xin Thẻ Xanh 10 Năm
Trước đây, những thường trú nhân được Thẻ Xanh Có Điều Kiện (có giá trị 2 năm) phải nộp đơn I-751 để xin Thẻ Xanh chính thức (có gía trị 10 năm) sau khi sống 2 năm ở Hoa Kỳ, và họ chỉ đợi khỏang 4 tháng là có thể nhận được Thẻ Xanh mới nếu Sở di trú khẳng định mối quan hệ vợ chồng trong sáng với những bằng chứng thuyết phục. Nhưng trong thời gian gần đây, thời gian chờ đợi để Sở trú duyệt xét đơn I-751 lâu hơn và khó khăn hơn. Thời gian có thể kéo dài trên 8 tháng.
Thêm vào đó, nhiều đương đơn đã nhận được thư của Sở di trú yêu cầu giải thích hoặc bổ túc thêm nhiều bằng chứng quan hệ vợ chồng. Cũng không ít cặp vợ chồng bị yêu cầu đi phỏng vấn lại, và một số cặp vợ chồng bị phỏng vấn nhiều lần, hoặc bị điều tra tại nhà. Qúy vị rất cần tham khảo với những văn phòng đứng đắn, chuyên về di trú để giúp đỡ hồ sơ của mình.
Xác Định Những Điều Kiện Hợp Lệ Khi Nhập Tịch
Mới đây, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã cập nhật trong mục Cẩm Nang Chính Sách về sự hợp lệ mà các thường trú nhân cần có khi nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Sự thay đổi quan trọng trong chính sách này là việc định nghĩa khi nào một người chính thức bắt đầu là thường trú nhân. Những đòi hỏi căn bản về sự hợp lệ để xin nhập tịch gồm có:
- Đương đơn phải từ 18 tuổi trở lên.
- Đương đơn phải chứng minh họ nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ với quy chế thường trú nhân.
- Nếu diện thường trú nhân của một người không hợp pháp vì gian dối, người này được xem là nhập cảnh bất hợp pháp, và vì thế họ không hợp lệ để trở thành công dân Hoa Kỳ. Thí dụ, nếu một người có thẻ xanh với lý lịch "độc thân", nhưng đã âm thầm kết hôn, thì người này được xem là nhập cảnh bất hợp pháp, và sẽ không hợp lệ để xin nhập tịch Hoa Kỳ.
- Một thí dụ khác là nếu một người có thẻ xanh qua một cuộc hôn nhân giả mạo. Nếu sự việc này được phát giác trong cuộc phỏng vấn quốc tịch thì đơn của người này sẽ bị từ chối, và Sở Di Trú cũng sẽ lấy lại thẻ xanh của họ.
- Thời gian trở thành thường trú nhân của một người được tính từ ngày Sở Di Trú chấp thuận đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú (Đơn I-485) hoặc khi người này nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) di dân qua sự sự duyệt xét của Tòa Đại Sứ (hoặc của Lãnh sự Hoa Kỳ). Bất kể việc này kéo dài bao lâu, Sở Di Trú có thẩm quyền duyệt xét Đơn I-485, và người ta chỉ chính thức trở thành thường trú nhân kể từ ngày đơn xin được chấp thuận.
- Một người là thường trú nhân "có điều kiện", có thẻ xanh với thời hạn 2 năm, qua việc kết hôn, cũng sẽ hợp lệ để nộp đơn xin nhập tịch sau khi đã xin hủy bỏ tình trạng "có điều kiện" và sau 2 năm kể từ ngày họ được thẻ xanh "có điều kiện".
Nếu một người đã phạm một vài tội nào đó, hoặc vẫn còn ở giai đọan "án treo" (probation) thì họ không hợp lệ để nộp đơn xin nhập tịch. Thêm vào đó, một số tội có thể làm cho một người bị trục xuất. Vì thế, nếu một người cứ nộp đơn xin nhập tịch và tội của họ bị khám phá sau khi được lấy dấu vân tay, đơn xin quốc tịch của họ sẽ bị từ chối và họ có thể phải đối diện với tiến trình trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Đạo Luật INA 240(l) Mở Rộng Ra Sao?
Trong quá khứ, chỉ có người góa bụa của một công dân Mỹ có thể tiếp tục nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Đạo luật INA 240(l) mở rộng thêm sự lựa chọn cho những lợi ích di trú của người còn sống đến những hạng mục liên hệ thân nhân khác, bao gồm cả những người được hưởng quyền lợi đi theo (như con cái của đương đơn chẳng hạn) của các diện bảo lãnh gia đình.
Luật mới này ưu tiên nhắm vào các đương đơn xin chiếu khán đang ở Hoa Kỳ. Sở di trú hiểu rằng nhóm chữ "người thân đủ tiêu chuẩn" có thể là Người bảo lãnh hoặc Người được bảo lãnh (Đương đơn chính). Nói cách khác, nếu Người được bảo lãnh đã kết hôn hoặc là người mẹ/người cha độc thân qua đời, thì người hôn phối còn sống và những đứa con còn sống của Người được bảo lãnh sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.
Để xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận theo tiêu chuẩn nhân đạo, hoặc của một đơn bảo lãnh đã bị từ chối vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được hưởng quyền lợi nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đến trung tâm di trú hoặc văn phòng di trú địa phương nào đã chấp thuận đơn bảo lãnh.
Người Hoạt Động Tôn Giáo
Chương Trình Chiếu Khán Dành Cho Người Hoạt Động Tôn Giáo Tu Sĩ Di Dân Đặc Biệt bao gồm những người hoạt động tôn giáo di dân đặc biệt trong diện chiếu khán EB-4. Diện này cho phép những người hoạt động tôn giáo đủ tiêu chuẩn di dân sang Hoa Kỳ thường trú và sau đó có thể trở thành công dân Hoa Kỳ.
Tu sĩ. Những người hoạt động tôn giáo diện tu sĩ là những người được mời làm một công việc nào đó hoặc đang làm công việc tôn giáo đã lâu với những tổ chức tôn giáo vô vị lợi ở Hoa Kỳ.
Những thí dụ về công việc tôn giáo có thể bao gồm các nhà truyền giáo, cố vấn, thông dịch, giảng dạy, hướng dẫn ban thánh ca và những người cung cấp những công việc tôn giáo khác. Cũng có thể kể đến một số tu sĩ khác đang theo đuổi việc học trong một chương trình chuyên đề nào đó hoặc đang theo khóa đào tạo cao cấp trong tổ chức tôn giáo của họ.
Chương trình này cung cấp đến 5.000 chiếu khán Di Dân Đặc Biệt mỗi năm mà những tổ chức tôn giáo tại Hoa Kỳ có thể dùng đến để bảo lãnh những ngoại kiều đến làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi đến Hoa Kỳ từ nước Pháp với chiếu khán WT và vừa mới kết hôn với bạn trai lâu năm. Anh là công dân Hoa Kỳ. Tôi có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh không hay tôi phải trở về Pháp để chờ ngày phỏng vấn xin chiếu khán di dân?
- Đáp: Vì cô là thân nhân trực hệ với một công dân Mỹ nên cô có thể ở lại Hoa Kỳ và nộp đơn xin Thẻ Xanh song song với đơn bảo lãnh I-130.
- Hỏi: Cư Trú Liên Tục và Cư Trú Thực Tế khác nhau ra sao?
- Đáp: Nếu đương đơn có cư ngụ tại Hoa Kỳ nhưng dùng phần lớn thời gian để đi du lịch hoặc sinh sống ở ngọai quốc, thì chỉ có thời gian nào họ sống thực sự ở Hoa Kỳ mới được tính là thời gian cư trú thực tế. Cư trú thực tế không cần thiết phải liên tục. Những thời gian trở về Hoa Kỳ sinh sống sẽ được tính vào thời gian cư trú trú thực tế.
Đương đơn được yêu cầu chứng minh họ đã cư trú thực tế ở Hoa Kỳ ít nhất một nửa thời gian cư trú đòi hỏi. Có nghĩa là phải cư trú thực tế ít nhất 30 tháng theo đòi hỏi 5 năm cư trú và ít nhất là 18 tháng theo đòi hỏi 3 năm cư trú.
Thêm vào đó, đương đơn được yêu cầu chứng minh đã sinh sống ít nhất 3 tháng ở tiểu bang cư ngụ trước khi nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
- Hỏi: Nếu một sinh viên ngoại quốc kết hôn với một Thường trú nhân ở Hoa Kỳ, người sinh viên này có thể ở lại hợp pháp để chờ đợi xin Thẻ Xanh hay không?
- Đáp: Kết hôn với một Thường trú nhân không cho người sinh viên quyền được ở lại Hoa Kỳ. Nếu người sinh viên vẫn còn quy chế sinh viên du học F1 trong thời gian kết hôn, họ có thể ở lại Hoa Kỳ khi diện sinh viên còn hiệu lực. Ngược lại, người sinh viên phải trở về Việt Nam và đợi cho đến khi hợp lệ xin chiếu khán di dân.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật trên làn sóng 1500AM, 2-3PM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com