Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.
(Robert Mullins International) Mang thai hộ ở Thái Lan và Cam Bốt hiện nay là bất hợp pháp nếu một người ngọai quốc là một trong cha mẹ tham dự vào vấn đề mang thai.
Tại Thái Lan: Mang thai hộ được xem là hợp pháp nếu cả hai người đã kết hôn là người Thái hoặc một người phải là người Thái và đã kết hôn ít nhất ba năm. Mang thai hộ kiểu kinh doanh bị pháp luật cấm đóan.
Tại Cam Bốt: Mang thai hộ không hợp pháp từ năm 2016. Năm 2018, một nhóm bà mẹ Cam Bốt mang thai hộ tại một bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh đã bị bắt sau khi sanh. Họ đã được thả sau khi hứa sẽ giữ nuôi những đứa con của họ và không bán cho bất cứ ai.
Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ nói gì về việc mang thai hộ?
Một người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ nếu có một đứa con ruột sinh ở hải ngọai nhờ một người mẹ ngọai quốc mang thai hộ có thể nộp đơn xin một bản Báo Cáo Lãnh Sự Việc Sinh Con Ở Hải Ngọai của một Công Dân Hoa Kỳ, và có thể xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ cho đứa trẻ tại Tòa Đại Sứ hoặc Lãnh sự tại quốc gia nơi đứa trẻ sinh ra.
Nếu một đứa trẻ hợp lệ xin Sổ thông hành Hoa Kỳ, cha và mẹ hợp pháp của đứa trẻ dưới 16 tuổi phải cùng chấp thuận nộp đơn xin sổ thông hành Hoa Kỳ. Nếu, theo luật địa phương, một người mẹ mang thai hộ sẽ là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ, và người mẹ mang thai hộ này sẽ cần phải chấp thuận thì sổ thông hành mới được cấp cho đứa trẻ.
Tại Việt Nam: Vào tháng 6 năm 2014, quốc hội nhà nước cộng sản Việt Nam thông qua Luật Mang Thai Hộ ở Việt Nam, hợp pháp hóa việc mang thai hộ không kinh doanh. Luật mới này cho cho phép "mang thai hộ tự nguyện". Điều này có nghĩa là người mẹ mang thai hộ có thể được hòan lại những khỏan chi tiêu mà bà đã trả, nhưng bà không thể nhận những lợi ích kinh doanh khác khi mang thai hộ cho người khác.
Hơn nữa, luật mới chỉ cho phép "mang hộ thai", có nghĩa là người mẹ mang thai hộ được có thai với một phôi thai do kết cấu theo cách thụ tinh nhân tạo từ trứng của người mẹ và tinh trùng của người chồng.
Người chồng và người vợ yêu cầu việc mang thai hộ phải đã kết hôn và chưa có con chung. Hơn nữa, phải có giấy xác nhận rằng người vợ không thể tự sinh con và cả hai phải có sự tham vấn về tâm lý, pháp lý và sức khỏe trước khi bắt đầu tiến trình mang thai hộ.
Người mẹ mang thai hộ phải có liên hệ (chẳng hạn như là chị em hoặc bà con) của người vợ hoặc người chồng muốn xin việc mang thai hộ, và người mang thai hộ chỉ có thể mang thai hộ một lần mà thôi. Và người mẹ mang thai hộ phải đã từng sinh con của mình, phải có số tuổi thích hợp và phải có giấy xác nhận sức khỏe tốt.
Nếu người mẹ mang thai hộ đã kết hôn, họ cần có giấy đồng ý của người chồng và phải có sự tham vấn về tâm lý, pháp lý và sức khỏe. Cần phải có một bản thỏa thuận được công chứng giữa những bên liên quan, bao gồm tất cả những thông tin của các bên liên quan và xác nhận hội đủ những điều kiện pháp lý.
Nhưng nếu việc mang thai hộ có sự tham dự của một người cha hoặc mẹ ngọai quốc thì sẽ ra sao? Điều này có thể được vì luật mới về Hôn Nhân và Gia Đình không đưa ra bất cứ điều kiện nào về quốc tịch của hai người yêu cầu việc mang thai hộ, hoặc về quốc tịch của người mẹ mang thai hộ. Thí dụ, một người đàn ông ngọai quốc sống chung với một người vợ Việt Nam ở Việt Nam có thể được phép xin việc mang thai hộ nếu người mẹ mang thai hộ là chị em hoặc bà con của người vợ Việt Nam.
Luật này nói rõ là việc mang thai hộ không áp dụng cho những cặp vợ chồng đồng tính dù họ kết hôn hợp pháp.
Hiện nay, việc mang thai hộ chỉ có thể thực hiện tại ba bệnh viện ở Việt Nam: Bệnh Viện Sản Phụ Khoa ở Hà Nội; Bệnh Viện Đa Khoa Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh Viện Từ Dũ ở Sài Gòn.
Các văn phòng di trú Hoa Kỳ sẽ đóng cửa ở hải ngọai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cư dân Việt Nam ra sao?
Văn phòng di trú Hoa Kỳ, USCIS, đang chuẩn bị đóng cửa tất cả các văn phòng của họ ở nước ngòai. Điều này chỉ ảnh hưởng một số nơi mà họ từng liên hệ đến những hồ sơ bảo lãnh gia đình, con nuôi quốc tế và một số vấn đề khác liên quan đến di trú. Sở di trú muốn di chuyển tất những công việc và nhân viên ở hải ngọai về làm việc tại các văn phòng ở Hoa Kỳ. Một số chức năng cố định của các văn phòng di trú hải ngọai sẽ được tiến hành bởi các văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ. Xin nhấn mạnh là các văn phòng di trú Hoa Kỳ ở hải ngọai không phải là các văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ là nơi vẫn tiếp tục cấp chiếu khán (visa) để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Việc đóng cửa các văn phòng ở hải ngọai và chuyển công việc về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ hoặc cho các tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngọai sẽ có thể làm chậm trễ thêm việc duyệt xét mọi lọai hồ sơ. Các văn phòng lãnh sự hiện cũng đang trải qua việc chậm trễ giải quyết những công việc của riêng họ. Chính phủ Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ tiết kiệm được nhiều triệu mỹ kim mỗi năm qua việc đóng của các văn phòng di trú ở nước ngòai.
Tại Việt Nam, văn phòng di trú đã đóng cửa từ năm 2011. Một số đơn di trú nộp tại văn phòng di trú ở Sài Gòn trước đây sẽ được Lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét. Trên thực tế, không có điều gì làm gián đọan hoặc chậm trễ kể từ khi văn phòng di trú đóng cửa.
Đối với những đơn bảo lãnh gia đình và những hồ sơ xin việc làm vẫn sẽ tiếp tục như trước: Nộp đơn cho Sở di trú ở Hoa Kỳ. Những đơn bảo lãnh được Sở di trú chấp thuận sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center - NVC) và được sắp lịch phỏng vấn tại Sài Gòn. Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn cũng sẽ giải quyết thẻ xanh cho các thường trú nhân Hoa Kỳ nếu họ làm mất thẻ ở Việt Nam. Họ sẽ được cấp chiếu khán Cư Dân Hồi Hương (tức Returning Resident visa) để trở về Hoa Kỳ.
Văn phòng di trú ở Sài Gòn đã từng giải quyết nhiều hồ sơ con nuôi quốc tế, nhưng chương trình con nuôi đã chấm dứt từ năm 2008 vì những tai tiếng trong tiến trình làm hồ sơ xin con nuôi của các quan chức tại Việt Nam. Chương trình con nuôi được phục hồi năm 2014 và những điều lệ mới đã làm nản lòng hầu hết những cha mẹ muốn xin con nuôi.
Sở di trú là một bộ phận của Bộ Nội An Hoa Kỳ và hiện có 23 văn phòng di trú tại Châu Mỹ La Tinh, Âu Châu và Á Châu. Văn phòng di trú ở Bangkok, Thái Lan, sẽ là một trong những văn phòng bị đóng cửa trong tương lai gần.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Người ngọai quốc vẫn còn có thể xin nhận con nuôi ở Việt Nam không?
- Đáp: Những cha mẹ có khả năng xin con nuôi thường muốn xin nuôi những trẻ em mới sinh hoặc các cháu ruột có độ tuổi lớn hơn. Nhưng gần như họ không thể đạt được mong ước này. Thỏa thuận về con nuôi năm 2014 được gọi là Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt, cho phép việc xin con nuôi chỉ được chọn một trong hai cách sau đây: Những trẻ em có vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bị nhiễm bệnh liệt kháng HIV và những trẻ em bị tật nguyền, hoặc những trẻ em ít nhất từ 5 tuổi cho đến 15 tuổi. Trong Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt này, chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam mới có thẩm quyền đưa ra danh sách con nuôi. Các cha mẹ có khả năng xin con nuôi không thể chọn con nuôi theo ý mình.
- Hỏi: Nếu một công dân Hoa Kỳ sống thừơng xuyên ở Việt Nam thì họ có thể kết hôn với một công dân Việt Nam và nộp đơn bảo lãnh tại tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn không?
- Đáp: Chỉ có Sở di trú mới có thể duyệt xét và chấp thuận đơn bảo lãnh, vì thế, đơn bảo lãnh phải được gửi tới Sở di trú tại Hoa Kỳ.
- Hỏi: Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối đơn xin chiếu khán di dân của một người vợ sau khi Sở di trú Hoa Kỳ USCIS đã chấp thuận đơn bảo lãnh này hay không?
- Đáp: Nếu Lãnh sự Hoa Kỳ không tin mối quan hệ trong sáng, họ chỉ có thể không cấp chiếu khán (visa) di dân cho người vợ, nhưng không thể hủy bỏ đơn bảo lãnh. Chỉ có Sở di trú mới có thẩm quyền này. Nhưng Lãnh sự có thể hòan trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú tại Hoa Kỳ với những lý do tại sao họ không thể cấp chiếu khán. Người bảo lãnh sẽ có cơ hội cung cấp thêm bằng chứng hoặc giải thích. Sở di trú có thể bác bỏ đơn bảo lãnh hoặc tái chấp thuận đơn bảo lãnh và gửi đến Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để phỏng vấn lại.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Mang thai hộ ở Thái Lan và Cam Bốt hiện nay là bất hợp pháp nếu một người ngọai quốc là một trong cha mẹ tham dự vào vấn đề mang thai.
Tại Thái Lan: Mang thai hộ được xem là hợp pháp nếu cả hai người đã kết hôn là người Thái hoặc một người phải là người Thái và đã kết hôn ít nhất ba năm. Mang thai hộ kiểu kinh doanh bị pháp luật cấm đóan.
Tại Cam Bốt: Mang thai hộ không hợp pháp từ năm 2016. Năm 2018, một nhóm bà mẹ Cam Bốt mang thai hộ tại một bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh đã bị bắt sau khi sanh. Họ đã được thả sau khi hứa sẽ giữ nuôi những đứa con của họ và không bán cho bất cứ ai.
Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ nói gì về việc mang thai hộ?
Một người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ nếu có một đứa con ruột sinh ở hải ngọai nhờ một người mẹ ngọai quốc mang thai hộ có thể nộp đơn xin một bản Báo Cáo Lãnh Sự Việc Sinh Con Ở Hải Ngọai của một Công Dân Hoa Kỳ, và có thể xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ cho đứa trẻ tại Tòa Đại Sứ hoặc Lãnh sự tại quốc gia nơi đứa trẻ sinh ra.
Nếu một đứa trẻ hợp lệ xin Sổ thông hành Hoa Kỳ, cha và mẹ hợp pháp của đứa trẻ dưới 16 tuổi phải cùng chấp thuận nộp đơn xin sổ thông hành Hoa Kỳ. Nếu, theo luật địa phương, một người mẹ mang thai hộ sẽ là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ, và người mẹ mang thai hộ này sẽ cần phải chấp thuận thì sổ thông hành mới được cấp cho đứa trẻ.
Tại Việt Nam: Vào tháng 6 năm 2014, quốc hội nhà nước cộng sản Việt Nam thông qua Luật Mang Thai Hộ ở Việt Nam, hợp pháp hóa việc mang thai hộ không kinh doanh. Luật mới này cho cho phép "mang thai hộ tự nguyện". Điều này có nghĩa là người mẹ mang thai hộ có thể được hòan lại những khỏan chi tiêu mà bà đã trả, nhưng bà không thể nhận những lợi ích kinh doanh khác khi mang thai hộ cho người khác.
Hơn nữa, luật mới chỉ cho phép "mang hộ thai", có nghĩa là người mẹ mang thai hộ được có thai với một phôi thai do kết cấu theo cách thụ tinh nhân tạo từ trứng của người mẹ và tinh trùng của người chồng.
Người chồng và người vợ yêu cầu việc mang thai hộ phải đã kết hôn và chưa có con chung. Hơn nữa, phải có giấy xác nhận rằng người vợ không thể tự sinh con và cả hai phải có sự tham vấn về tâm lý, pháp lý và sức khỏe trước khi bắt đầu tiến trình mang thai hộ.
Người mẹ mang thai hộ phải có liên hệ (chẳng hạn như là chị em hoặc bà con) của người vợ hoặc người chồng muốn xin việc mang thai hộ, và người mang thai hộ chỉ có thể mang thai hộ một lần mà thôi. Và người mẹ mang thai hộ phải đã từng sinh con của mình, phải có số tuổi thích hợp và phải có giấy xác nhận sức khỏe tốt.
Nếu người mẹ mang thai hộ đã kết hôn, họ cần có giấy đồng ý của người chồng và phải có sự tham vấn về tâm lý, pháp lý và sức khỏe. Cần phải có một bản thỏa thuận được công chứng giữa những bên liên quan, bao gồm tất cả những thông tin của các bên liên quan và xác nhận hội đủ những điều kiện pháp lý.
Nhưng nếu việc mang thai hộ có sự tham dự của một người cha hoặc mẹ ngọai quốc thì sẽ ra sao? Điều này có thể được vì luật mới về Hôn Nhân và Gia Đình không đưa ra bất cứ điều kiện nào về quốc tịch của hai người yêu cầu việc mang thai hộ, hoặc về quốc tịch của người mẹ mang thai hộ. Thí dụ, một người đàn ông ngọai quốc sống chung với một người vợ Việt Nam ở Việt Nam có thể được phép xin việc mang thai hộ nếu người mẹ mang thai hộ là chị em hoặc bà con của người vợ Việt Nam.
Luật này nói rõ là việc mang thai hộ không áp dụng cho những cặp vợ chồng đồng tính dù họ kết hôn hợp pháp.
Hiện nay, việc mang thai hộ chỉ có thể thực hiện tại ba bệnh viện ở Việt Nam: Bệnh Viện Sản Phụ Khoa ở Hà Nội; Bệnh Viện Đa Khoa Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh Viện Từ Dũ ở Sài Gòn.
Các văn phòng di trú Hoa Kỳ sẽ đóng cửa ở hải ngọai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cư dân Việt Nam ra sao?
Văn phòng di trú Hoa Kỳ, USCIS, đang chuẩn bị đóng cửa tất cả các văn phòng của họ ở nước ngòai. Điều này chỉ ảnh hưởng một số nơi mà họ từng liên hệ đến những hồ sơ bảo lãnh gia đình, con nuôi quốc tế và một số vấn đề khác liên quan đến di trú. Sở di trú muốn di chuyển tất những công việc và nhân viên ở hải ngọai về làm việc tại các văn phòng ở Hoa Kỳ. Một số chức năng cố định của các văn phòng di trú hải ngọai sẽ được tiến hành bởi các văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ. Xin nhấn mạnh là các văn phòng di trú Hoa Kỳ ở hải ngọai không phải là các văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ là nơi vẫn tiếp tục cấp chiếu khán (visa) để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Việc đóng cửa các văn phòng ở hải ngọai và chuyển công việc về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ hoặc cho các tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngọai sẽ có thể làm chậm trễ thêm việc duyệt xét mọi lọai hồ sơ. Các văn phòng lãnh sự hiện cũng đang trải qua việc chậm trễ giải quyết những công việc của riêng họ. Chính phủ Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ tiết kiệm được nhiều triệu mỹ kim mỗi năm qua việc đóng của các văn phòng di trú ở nước ngòai.
Tại Việt Nam, văn phòng di trú đã đóng cửa từ năm 2011. Một số đơn di trú nộp tại văn phòng di trú ở Sài Gòn trước đây sẽ được Lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét. Trên thực tế, không có điều gì làm gián đọan hoặc chậm trễ kể từ khi văn phòng di trú đóng cửa.
Đối với những đơn bảo lãnh gia đình và những hồ sơ xin việc làm vẫn sẽ tiếp tục như trước: Nộp đơn cho Sở di trú ở Hoa Kỳ. Những đơn bảo lãnh được Sở di trú chấp thuận sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center - NVC) và được sắp lịch phỏng vấn tại Sài Gòn. Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn cũng sẽ giải quyết thẻ xanh cho các thường trú nhân Hoa Kỳ nếu họ làm mất thẻ ở Việt Nam. Họ sẽ được cấp chiếu khán Cư Dân Hồi Hương (tức Returning Resident visa) để trở về Hoa Kỳ.
Văn phòng di trú ở Sài Gòn đã từng giải quyết nhiều hồ sơ con nuôi quốc tế, nhưng chương trình con nuôi đã chấm dứt từ năm 2008 vì những tai tiếng trong tiến trình làm hồ sơ xin con nuôi của các quan chức tại Việt Nam. Chương trình con nuôi được phục hồi năm 2014 và những điều lệ mới đã làm nản lòng hầu hết những cha mẹ muốn xin con nuôi.
Sở di trú là một bộ phận của Bộ Nội An Hoa Kỳ và hiện có 23 văn phòng di trú tại Châu Mỹ La Tinh, Âu Châu và Á Châu. Văn phòng di trú ở Bangkok, Thái Lan, sẽ là một trong những văn phòng bị đóng cửa trong tương lai gần.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Người ngọai quốc vẫn còn có thể xin nhận con nuôi ở Việt Nam không?
- Đáp: Những cha mẹ có khả năng xin con nuôi thường muốn xin nuôi những trẻ em mới sinh hoặc các cháu ruột có độ tuổi lớn hơn. Nhưng gần như họ không thể đạt được mong ước này. Thỏa thuận về con nuôi năm 2014 được gọi là Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt, cho phép việc xin con nuôi chỉ được chọn một trong hai cách sau đây: Những trẻ em có vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bị nhiễm bệnh liệt kháng HIV và những trẻ em bị tật nguyền, hoặc những trẻ em ít nhất từ 5 tuổi cho đến 15 tuổi. Trong Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt này, chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam mới có thẩm quyền đưa ra danh sách con nuôi. Các cha mẹ có khả năng xin con nuôi không thể chọn con nuôi theo ý mình.
- Hỏi: Nếu một công dân Hoa Kỳ sống thừơng xuyên ở Việt Nam thì họ có thể kết hôn với một công dân Việt Nam và nộp đơn bảo lãnh tại tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn không?
- Đáp: Chỉ có Sở di trú mới có thể duyệt xét và chấp thuận đơn bảo lãnh, vì thế, đơn bảo lãnh phải được gửi tới Sở di trú tại Hoa Kỳ.
- Hỏi: Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối đơn xin chiếu khán di dân của một người vợ sau khi Sở di trú Hoa Kỳ USCIS đã chấp thuận đơn bảo lãnh này hay không?
- Đáp: Nếu Lãnh sự Hoa Kỳ không tin mối quan hệ trong sáng, họ chỉ có thể không cấp chiếu khán (visa) di dân cho người vợ, nhưng không thể hủy bỏ đơn bảo lãnh. Chỉ có Sở di trú mới có thẩm quyền này. Nhưng Lãnh sự có thể hòan trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú tại Hoa Kỳ với những lý do tại sao họ không thể cấp chiếu khán. Người bảo lãnh sẽ có cơ hội cung cấp thêm bằng chứng hoặc giải thích. Sở di trú có thể bác bỏ đơn bảo lãnh hoặc tái chấp thuận đơn bảo lãnh và gửi đến Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để phỏng vấn lại.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com