Kết Hôn Với "Việt Kiều"... Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Người mẹ đưa người con trai đến Văn phòng Robert Mullins International (RMI) đúng hẹn. Bà nói rất muốn người con trai lấy vợ ở Việt Nam và muốn hỏi rõ thủ tục kết hôn. Người vợ tương lai, theo người mẹ, là con của một người bạn thân, rất ngoan và tháo vát. Người con trai ngồi hiền lành, chỉ cười. Vẻ mặt hớn hở pha chút lo lắng. Anh chỉ gặp người vợ sắp cưới trên những tấm hình được gửi từ bên kia bờ Thái Bình Dương. Anh sinh trưởng ở Mỹ, tốt nghiệp kỹ sư điện toán và đã ra làm việc được ít năm. Anh là người con trai duy nhất và trên anh còn ba người chị. Đó là một trong những nguyên nhân, theo người mẹ tâm sự, "rất muốn cháu lấy vợ Việt Nam". Cũng như thế, có người phụ nữ chưa đến 40, đã ly dị chồng bên Mỹ. Chị muốn làm "Công hàm độc thân" để về Việt Nam kết hôn lần nữa. Người đàn bà còn rất trẻ này vẫn còn tin tưởng nhiều về cuộc hôn nhân sắp tới với người bạn xưa, chia sẻ: "Chẳng lẽ ở vậy mãi sao!". Còn hơn thế nữa, khi một vị đứng tuổi góa bụa, trên 70 tuổi, đến Văn phòng an nhiên hỏi thăm những khó khăn khi ông muốn về Việt Nam lấy vợ, và người vợ tương lai này chỉ bằng tuổi con hay cháu ông. Ông cười hiền hòa, "cái số nó vậy", và giải thích như lời tâm tình: người bạn vong niên bên Việt Nam muốn cho người con gái "làm bạn đời săn sóc ông" như để trả một món nợ ân nghĩa không sao báo đáp.... Đó là những câu chuyện chồng chất theo năm tháng, thân quen, mà nhân viên của các Văn phòng RMI chăm lo như việc nhà, theo dõi, đốc thúc và giải quyết với kết quả tốt đẹp nhất. Và việc kết hôn với "Việt Kiều", như người ở Việt Nam thường gọi, là một trong những biến cố gia đình quan trọng đánh dấu 29 năm sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn trên tế giới nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng. Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện Vợ/Chồng Và Hôn Phu/Hôn Thê: Đậu Hay Rớt Là Một Vấn Đề Cần Thảo Luận Trước khi một nhân viên Lãnh sự có thể cấp bất cứ loại chiếu khán (visa) nào, họ cần bảo đảm một cách chắc chắn rằng tất cả những đòi hỏi đều phải được đáp ứng và không hề có chỉ dấu gian dối nào trong hồ sơ bảo lãnh. Dĩ nhiên, Bộ Ngoại Giao đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp cho nhân viên Lãnh sự có thể quyết định chính xác, nhưng trên thực tế, hầu hết những hồ sơ bảo lãnh đều dựa trên "sự cảm nhận" của nhân viên Lãnh sự khi duyệt xét từng hồ sơ. Mặc dù các nhân viên Lãnh sự khá quen thuộc với nền văn hóa Việt Nam, nhưng họ vẫn chỉ là người Mỹ và họ cũng không thể tránh được việc duyệt xét hồ hơ theo cái nhìn của người Hoa Kỳ. Hầu hết những hồ sơ được xem là có sức "thuyết phục" là những hồ sơ có phong cách tìm hiểu và kết hôn giống như người Hoa Kỳ. Trong cái nhìn của các nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ, nhiều người trong hồ sơ bảo lãnh, từ hai phía, thường đến với nhau, qua cuộc hôn nhân vì "lợi ích" nhiều hơn là vì mối tình chân thật. Người bảo lãnh "Việt Kiều" đi tìm ở người hôn phối thể hiện nét văn hóa Việt Nam, và người ở Việt Nam muốn tìm một đời sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài. Đôi khi, cả hai người đều thú nhận rằng tình yêu chưa đến với họ qua cuộc hôn nhân. Hơn một nửa cuộc hôn nhân tại Mỹ đã vác chiếu ra tòa ly dị. Nhân viên Lãnh sự biết rõ điều này, nhưng trong buổi phỏng vấn cấp chiếu khán, họ chú trọng đến mối liên hệ trước khi việc kết hôn xảy ra. - Hoa Kỳ, đôi tình nhân tự do quen biết, gặp gỡ nhau mà ít khi cần sự giúp đỡ của thân nhân, hay bè bạn. Họ biết nhau, gặp nhau trong nhiều tháng, hay nhiều năm, trước khi kết hôn. Họ dễ dàng gặp gỡ cha mẹ chồng, hoặc cha mẹ vợ tương lai. Họ thường có hoàn cảnh kinh tế tương đồng, vì thế không có những sự thay đổi lớn lao về tài chánh ảnh hưởng đến họ hay gia đình của họ, nếu họ kết hôn. Sau khi lấy nhau, họ cũng sẽ không phải di chuyển đến nơi xứ lạ quê người, phải học ngôn ngữ mới, và không phải bỏ lại sau lưng những người thân yêu nơi cố quốc. Ngược lại, phần lớn người bảo lãnh diện vợ/chồng, hay diện hôn phu/hôn thê, đến Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn để gặp người bạn tình, thường đã được họ hàng, hay bạn bè giới thiệu, chứ không do họ tự lựa chọn. Và kết quả cuộc hôn nhân với "Việt Kiều" thường mang lại cho người hôn phối ở Việt Nam sự thay đổi lớn lao, thường là tốt đẹp hơn. Thêm vào đó, gia đình của người được bảo lãnh còn ở Việt Nam có thêm một điều ích lợi rất thực tế, đó là con cái của họ, sau khi sang định cư ở nước ngoài, sẽ gửi tiền về giúp đỡ, và có thể bảo lãnh cho họ đi di dân nữa. Tuy nhiên, những nan đề chính khác mà người được bảo lãnh thường gặp phải là: - Họ thường tổ chức nghi lễ đính hôn, hay kết hôn, quá đơn giản trong chuyến về Việt Nam đầu tiên, trước khi có cơ hội tìm hiểu người hôn phối nhiều hơn. Hình ảnh nộp trong lúc phỏng vấn đôi khi không đủ sức thuyết phục; chẳng hạn như hình ảnh người thiếu nữ không thoải mái khi phải cố gắng bày tỏ cảm xúc của mình với người đàn ông mà họ mới gặp lần đầu. Hoặc hình ảnh chụp nghi lễ đính hôn, hoặc kết hôn, tiệc mừng, không thấy đông người, trông tẻ nhạt... dễ gây cho người phỏng vấn "cảm giác" hình ảnh chỉ chụp vài tấm cho "lấy có" để làm bằng chứng mà thôi. Thêm vào đó, hình ảnh nên có là những buổi đi chơi với nhau trước và sau "ngày vui". Người phỏng vấn sẽ cảm thông hơn khi thấy hình chụp đôi uyên ương đi hưởng "tuần trăng mật" nơi thơ mộng.... - Vì sự kiện có ý định gian dối trong việc bảo lãnh khá cao ở Việt Nam, nên đã tạo cho nhân viên Lãnh sự trong lúc phỏng vấn luôn có giả thuyết rằng sự liên hệ giữa hai bên "không trong sáng". Người được bảo lãnh sẽ phải bỏ nhiều công sức để vượt qua cái "cảm nhận" cố hữu đó. - Nhân viên Lãnh sự biết rằng đã có một số người được bảo lãnh phải trả cho người bảo lãnh số tiền từ 20.000 mỹ kim đến 30.000 mỹ kim để được định cư tại Hoa Kỳ. - Vì có quá nhiều hồ sơ, nhân viên Lãnh sự gần như không bị giám sát bởi cấp cao hơn. Các nhân viên cao cấp ít khi tra hỏi về quyết định của nhân viên Lãnh sự có trách nhiệm phỏng vấn. Vấn đề kháng cáo thường không thành công vì nhân viên Lãnh sự có thể bỏ qua tất cả những chứng cớ liên hệ nếu họ "cảm thấy" hồ sơ này không "trong sáng". Khách đến ngày đầu tiên với vẻ mặt lo âu, căng thẳng. Vì có vốn liếng Anh ngữ, anh tự làm đơn, nộp giấy tờ bảo lãnh cho hôn thê ở Việt Nam. Sau tờ biên nhận vài tháng, anh nhận được thư của cơ quan di trú Hoa Kỳ đòi bổ túc thêm chứng cớ về sự liên hệ của hai bên. Nhưng sau khi bổ túc theo yêu cầu, như anh cho biết, hồ sơ xin bảo lãnh hôn thê bị từ chối. Anh không hiểu tại sao và không biết phải làm sao? - một trở ngại khác, khách đến nhờ văn phòng làm lại bộ Công Hàm Độc Thân để về Việt Nam lấy chồng. Lý do: khách đã từng ly hôn nhưng không hề biết luật rắc rối ở Việt Nam đòi hỏi phải có thêm bộ "Ghi chú ly hôn". Và rất nhiều trường hợp khác gặp trở ngại từ Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, làm sai bảo trợ tài chánh, không biết thủ tục kháng cáo khi bị từ chối, gặp khó khăn trong thủ tục khám sức khoẻ, và nhiều vấn đề nan giải khác... Chính vì vậy, điều mà các thân chủ quan tâm đầu tiên cho hồ sơ bảo lãnh là tìm một văn phòng chuyên môn đảm trách. Uỷ thác niềm tin Hầu hết thân chủ đều muốn đến một văn phòng chuyên về di trú được người thân quen giới thiệu. Người Việt mình trọng hai chữ "tín nhiệm". Khi những người thân quen giới thiệu một văn phòng dịch vụ đã hoàn tất thành công các hồ sơ bảo lãnh cho chính họ, thường mang lại niềm tin giới thiệu tiếp cho họ hàng, bạn hữu.... Sự tín nhiệm này luôn được người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và người được bảo lãnh ở Việt Nam quan tâm. Một số đông khác chọn sự uỷ thác của mình qua những dịch vụ di trú được quảng cáo trên các cơ quan truyền thông. Tâm lý của nhiều người muốn chọn các văn phòng có người ngoại quốc và có chi nhánh dịch vụ ở Việt Nam. Khách cũng có thể thẩm định phần nào về những loại quảng cáo "giá rẻ bất ngờ" mà nhiều người đã phải ân hận khi lỡ "trao duyên" cho các văn phòng này. Khách cần lệ phí bảo lãnh trong tầm tay nhưng điều quan trọng vẫn là công việc bảo lãnh phải trôi chảy. Những văn phòng uy tín luôn xem trọng khách hàng, theo dõi hồ sơ như công việc nhà, và nhất là không thể có quan niệm "kiếm sống" bằng cách hứa hẹn với khách hàng những điều mà chính họ biết rằng không thể làm được. Khách hàng biết rất rõ những văn phòng uy tín có thể giúp họ vượt qua những trở ngại, vì các văn phòng này được sự tín nhiệm trong cộng đồng, có uy tín với các công sở liên hệ đến di trú của chính phủ; cũng như có một đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chân thành. Về phía bên nhà, người được bảo lãnh - vợ hay chồng - thường giao phó việc chọn lựa văn phòng cho người hôn phối bên Mỹ. Họ chỉ quan tâm khi hồ sơ gặp vấn đề: thời gian chờ đợi quá lâu hay gặp trở ngại với Lãnh sự Hoa Kỳ. Vấn đề lo âu đầu tiên là thủ tục giấy tờ làm Công Hàm Độc Thân của người bên Mỹ. Đối với các Sở Tư Pháp ở Việt Nam, mỗi tỉnh có "quyền" giải quyết thủ tục đang ký kết hôn theo kiểu của mình. Người bảo lãnh chưa hề kết hôn thường dễ dàng hơn người đã từng ly hôn. Với tâm lý tiện lợi, người hôn phối ở Việt Nam vẫn thích những dịch vụ có thể lo "từ A đến Z", chẳng hạn như: lo luôn thủ tục đang ký kết hôn (thường rất tốn kém), tổ chức nghi lễ đám cưới, tìm chỗ thuê xe cưới, tiệc ăn đãi khách, giấy tờ bảo lãnh và những giấy tờ liên quan khác, giới thiệu và, nếu có thể, lo luôn việc hướng dẫn những chuyến đi hưởng tuần trăng mật.... Nhưng, các loại dịch vụ được quảng cáo lo "từ A đến Z" như đã kể trên thường để lại nhiều kinh nghiệm không vui cho khách hàng. Giống như sức khỏe vậy, người ta thường tìm đến các bác sĩ chuyên khoa hơn là bác sĩ toàn khoa, khi muốn được chữa bệnh đặc biệt của mình đến nơi đến chốn. Nhưng con đường được đoàn tụ với vợ, chồng ở Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng như mặt nước hồ thu... Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.... Như các bài góp ý khác của văn phòng Robert Mullins International trước đây, việc bảo lãnh vợ-chồng, hay hôn phu-hôn thê, không còn dễ dàng như trước biến cố 11 tháng 9 năm 2001. Với tiêu lệnh "an ninh quốc gia", các cơ quan liên hệ đến di trú của chính phủ được toàn quyền về thời gian xem xét các hồ sơ bảo lãnh, nhất là những người bảo lãnh đến từ các quốc gia có tên trong "danh sách cần quan tâm". Cộng thêm việc thiếu nhân viên di trú và ngân sách thiếu hụt, các cơ quan di trú không thể nào làm khác hơn là chịu đựng những lời than phiền, đôi khi phẫn nộ, từ khách hàng về sự chậm trễ giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Và các văn phòng chuyên trách về di trú cũng bị ảnh hưởng không ít về sự "kiên nhẫn" của khách hàng. Thông thường, những khách hàng chọn được văn phòng chuyên môn và theo đúng sự hướng dẫn của văn phòng thì hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận dễ dàng. Và ngược lại, hoặc vì những lý do "thầm kín" đi ra ngoài sự hiểu biết của văn phòng, những hồ sơ bị từ chối hẳn, hoặc được yêu cầu bổ túc thêm chứng minh, giấy tờ; hay phải chờ đợi quá lâu, phản ứng nóng nảy thường xảy ra và đôi khi bất chấp những lý giải hợp tình, hợp lý. Dù sao đi nữa, những phản ứng này có thể hiểu được và nên chia xẻ. Trong hoàn cảnh này, người vợ ở Việt Nam thường có phản ứng sốt ruột dữ dội nhất, và cũng thường lên tiếng than trách những người liên hệ trong hồ sơ bảo lãnh. Người bảo lãnh, người chồng, luôn lãnh chịu những áp suất hối thúc từ người vợ, gia đình vợ, họ hàng và bạn bè bên vợ. Người bên ngoài thường hay góp ý, bàn tán và sự tưởng tượng đôi khi đi quá xa. Người chồng bên này đại dương bỗng chốc bị mang tiếng "không sốt sắng" và "có ý muốn" bỏ rơi người vợ bên nhà! Thí dụ không thiếu: Anh A đến văn phòng trong trạng thái mệt mỏi, xin tham vấn trường hợp bảo lãnh của anh. Vì muốn tiết kiệm tiền, anh đã tự làm hồ sơ bảo lãnh vợ, và hồ sơ gặp trở ngại phía lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Họ của anh giống với họ của vợ. Lãnh sự yêu cầu anh và vợ anh phải nộp khai sinh của hai bên cha-mẹ. Anh không có khai sinh cha mẹ. Không biết xoay sở ra sao, anh đành thúc thủ và đã để hồ sơ kéo dài. Bên gia đình vợ "tiếng chì tiếng bấc", cho rằng anh muốn bỏ... vợ! Có lúc, lòng kiên nhẫn của anh mòn dần. Anh đến nhờ văn phòng giúp đỡ. Dĩ nhiên, vợ anh sau đó đã sang Mỹ đoàn tụ với anh và mọi việc sáng tỏ. Anh được rửa mối "hàm oan" và tình yêu ngày càng mặn nồng.... Ngày rời Việt Nam vốn là kỷ niệm khó quên. Nước mắt, nụ cười, thương nhớ, với biết bao kỳ vọng, mong chờ nơi xứ lạ quê người của người đi và những người ở lại. Một điều mà ít ai để ý là tại phi trường trong ngày tiễn biệt, người đi từ Sài Gòn thường được vây quanh đông đảo bởi toàn bộ gia đình và bạn bè thân thiết; nhưng số đông này nhỏ dần với những người đến từ các tỉnh xa xôi. Nhưng dù nhiều hay ít, tình cảm thân thương vẫn dạt dào. Tuy nhiên, có người nói: "Hôn nhân không phải là thuyền cập bến mà bắt đầu ra khơi". Sau mười mấy giờ bay với nhiều thổn thức, những người vợ, người chồng sắp gần gũi nhau. Duyên phận thế nào, đó là chuyện mai hậu. Bởi thuyền đã bắt đầu ra khơi. Và đó lại là một chuyển tiếp khác của một đời sống muôn vàn đổi thay, và thính giả của chương trình tham vấn di trú Robert Mullins International sẽ đón nghe trong kỳ tới. ... Phi trường luôn là chứng nhân của biệt ly và tái hợp. Nước mắt và nụ cười ở đó, như nỗi niềm muôn đời không thay đổi. Những người vợ, người chồng đến từ Việt Nam luôn nhớ ngày trùng phùng này với người bạn đời trăm năm. Hầu hết những kỷ niệm của họ thường ít và ngắn ngủi. Có đôi khi chỉ gặp nhau... một lần. Bởi vậy, những xôn xao như thưở ban đầu gặp gỡ là tâm lý hiển nhiên, từ cả hai phía. Phần lớn họ ở tuổi trung niên, nhưng cũng không thiếu những bàn tay ôm chặt còn rất trẻ, sinh vào thập niên 80. Nhưng, không thể không kể đến những "cụ" Việt Kiều đón vợ, chồng, tóc cũng đã bạc dần theo thời gian. Có ngạc nhiên không, khi hai "cụ" xa cách nhau cũng chỉ vì, một vài hoàn cảnh tế nhị trái ngang nào đó, nên hai người đôi ngả. Có khi vì hoàn cảnh của đất nước, một tờ hôn thú xưa không có; hoặc cụ ông góa bụa đã lâu và đã trở về Việt Nam làm giấy kết hôn để đón một người bạn già xưa cũ để có người bạn đời chia xẻ lúc xế chiều. Nhưng tất cả đã khởi đi từ hạnh phúc chan chứa biết chừng nào. Những chuyến xe rời phi trường với những người đón và những người vượt ngàn dặm trùng phùng. Cuộc sống hôn nhân của họ bắt đầu từ đó, như con thuyền bắt đầu... ra khơi.... Giấy tờ, vẫn chuyện giấy tờ... Sau những ngày đầu tiên trên đất Mỹ, người được bảo lãnh vẫn tiếp tục đeo theo cái nợ giấy tờ. Người theo diện vợ, chồng, xin Số An Sinh Xã Hội, vốn là bước đầu tiên đi sang những loại giấy tờ khác. Thẻ Xanh được gửi về cho họ ngay sau đó. Rồi bắt đầu hồi hộp trên những con đường tập lái xe. Người theo diện hôn phu, hôn thê (fianceé) vất vả hơn. Trong 90 ngày phải làm hôn thú, rồi nộp đơn xin Thẻ Xanh, chờ ngày lăn tay, phỏng vấn. Sau khi Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, họ sẽ phải làm đơn xin diện Thẻ Xanh 10 năm. Và đủ 3 năm kể từ ngày có Thẻ Xanh, vợ, chồng của công dân Mỹ được nộp đơn vào quốc tịch sớm. Thử thách giăng đầy. Cứ nghĩ đến ngày mai, ai biết chuyện gì xảy ra? Hầu hết người mới sang đều kiếm một ngôi trường gần nhà để học thêm sinh ngữ, hoặc trường dạy nghề, hay xin vào một trường đại học. Xứ Mỹ mà, không nói Ăng-lê là không xong, không lái xe là không được. Nhưng phản ứng kiếm một việc làm ngay, song song với việc học tiếng Anh là mẫu số chung. Dù tình trạng kinh tế hiện vẫn chưa phục hồi, nhưng đối với người Việt mình mới sang, từng bương trải trong xã hội khó khăn và phức tạp bên quê nhà, vẫn không làm... khó họ bao nhiêu! Tân nương, tân lang, sau một thời gian học hỏi ngắn hạn, bắt tay ngay vào nghề "nails", làm đẹp bàn tay; làm đẹp đầu tóc; thợ may, công nhân điện tử, phụ tá nha, y sĩ... Cũng có người được đức lang quân năn nỉ ở nhà làm nội trợ và sinh con, chăm sóc con cái. Và cũng vì hoàn cảnh thực tế, nhiều cô dâu trẻ không tiếp tục việc học ở trình độ cao, và đây cũng là điều đáng tiếc. Đối diện hoàn cảnh mới.... Hoàn cảnh mới luôn tạo ra những vấn đề mới, đó là điều tất nhiên xảy đến. Nhưng yếu tố tình cảm, tâm lý gia đình, bằng hữu chung quanh... của cả hai bên, về lâu về dài mới là yếu tố quan trọng trong đời sống vợ chồng. Thực tế xã hội Hoa Kỳ cũng dễ làm cho người mới sang thất vọng. Đời sống xứ lạ có vẻ "nhàm chán" hơn đời sống nhộn nhịp, xô bồ nơi quê nhà. Người mới sang thường cảm thấy cô đơn, không dễ dàng đi ra khỏi nhà trong khi người hôn phối phải đi làm. Nhiều người không thể kiếm việc làm ngay và cảm thấy xứ Mỹ không dễễ kiếm tiền như họ mong đợi. Nếu gia đình của họ ở Việt Nam không hiểu, hoặc không thông cảm điều thực tế này, và vẫn tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ tài chánh thường xuyên, trong một số trường hợp nào đó, dễễ làm cho cuộc sống gia đình con mình với dâu, với rể bất hòa, và hôn nhân bị đe dọa. - một số trường hợp cho thấy mẹ của người bảo lãnh đôi khi là nguyên nhân chính đưa đến sự tan vỡ gia đình con cái mình. Tổng hợp những kinh nghiệm cho thấy để làm giảm bớt những căng thẳng, lo âu quá mức; những kỳ vọng vược quá thực tế nơi quê hương thứ hai, người bảo lãnh nên trao đổi thường xuyên với người phối ngẫu, tế nhị nhưng thẳng thắn, nhẹ nhàn nhưng chân thành về những chuẩn bị về tinh thần và năng lực sau khi đến Mỹ. Đã hết rồi một thời phong trào xưng học vị "kỹ sư", "giám đốc", "chủ nhân" không có thật theo chân Việt Kiều tràn vào Việt Nam để tìm ý trung nhân. Bởi vậy, người bảo lãnh nên chia xẻ với người bạn đời tương lai: -Về công việc thực tế và hoàn cảnh của mình, của gia đình (cha mẹ, anh chị em nếu có) -Về đời sống kinh tế, xã hội thực tế nơi mình đang sinh sống. Một số hoạch định trong đời sống sau khi đến Mỹ, ngắn và dài hạn. Nếu có ý thích một công việc nào đó, nên chuẩn bị học hỏi, trau dồi trước. Thu xếp thì giờ học qua các lớp Anh văn vẫn là điều nên làm. Sau khi qua Mỹ, để giảm bớt những "cú sốc" về văn hóa, phong tục tập quán nơi xứ người, người mới sang luôn chuẩn bị ít nhất 6 tháng để làm quen với đời sống mới bằng cách học thêm Anh văn, ghi danh các khóa huấn nghệ, học lái xe.... Về tài chánh, nên bình tâm với những gì đang có, không để người phối ngẫu bị áp lực quá nặng về việc kiếm tiền sinh sống; và nhất là không nên quá kỳ vọng rằng mình có thể kiếm tiền ngay để giúp đỡ người thân ở quê nhà. Như đã nói ở trên, nhiều đức lang quân vẫn muốn hiền thê của mình làm nghề... nội trợ và cố gắng sinh đứa con đầu tiên. Quan niệm chung của nhiều cuộc tình đẹp cho thấy: dù hoàn cảnh nào đi nữa, cả hai phía, vợ - chồng đều nhìn về một hướng: nơi đẹp nhất, hạnh phúc nhất là nơi có người mình yêu, một đời, mãi mãi.... Mới hay, tình nhẹ như tơ... Có lẽ nhạc sĩ Phạm Duy khi đặt câu nhạc này cũng là để giúp cho nỗi bi thương nào đó trong đời người được cất tiếng bằng "phụ khúc", dù vang vọng trong không gian hay âm thầm nhỏ lệ trong bóng tối. Dĩ nhiên, "phụ khúc" chỉ để lại nỗi đau.... Một thí dụ điển hình: Cha mẹ chồng là bạn rất thân với cha mẹ vợ. Họ lấy nhau với sự chấp thuận vui mừng của hai bên. Tuy nhiên, khi con dâu sang Mỹ và sống với gia đình chồng, mẹ chồng không những không hỗ trợ mà còn đòi hỏi quá nhiều từ con dâu. Vì còn trẻ, con dâu không chịu nổi áp lực lâu dài. Cô chỉ có thể đến trường học sinh ngữ và sau đó về nhà làm việc gia đình. Cuộc sống không vui vẻ, hạnh phúc như cô nghĩ. Chồng lại không chia xẻ với vợ và chỉ nghe lời mẹ. Chữ hiếu không đặt cho đúng dễễ gây hậu quả bất công, nhiều lúc nghiêm trọng đến không ngờ. Một ngày, người vợ ra đi không một lời từ giã. Một số nhà tâm lý cho rằng, trong hoàn cảnh như vậy, nếu người chồng xin phép cha mẹ cho ra ở riêng từ những ngày đầu, có lẽ chữ hiếu vẫn tròn và tình vợ chồng không đến nỗi chia lìa. Hẵn nhiên, không có nhiều mẹ chồng có cách ứng xử như thế ở Hoa Kỳ. - một thí dụ khác: Người chồng than phiền rằng những tưởng "phong cách Việt Nam" mà chàng tìm thấy và hãnh diện ở nàng trong thời gian gặp gỡ, tìm hiểu ở quê nhà sẽ là một giá trị trường cửu. Sự hãnh diện này làm chàng yên tâm khi đưa vợ sang đoàn tụ tại Hoa Kỳ. Nhưng, vẫn theo người chồng, "phong cách Việt Nam" của người đầu ấp tay gối mất dần theo thời gian. Hai chữ "thất vọng" được lập lại trên môi, trong suy nghĩ liên tục bùng lên trong căn nhà - theo nguyên tắc - phải được dựng lên bằng hai chữ "yêu - thương". "Anh không ngờ" rồi đến "tôi không ngờ" ào ào như bão táp liên hồi. - tuổi trung niên, không như những vợ chồng trẻ, người bảo lãnh này ít khi, hoặc không có may mắn, có dịp suy nghĩ, hoặc được chia xẻ, về những kỳ vọng thiếu thực tế của mỗi hoàn cảnh khác nhau. Sau một thời gian, tiếc thay còn ngắn hơn cả thời gian họ tìm hiểu nhau, đã đi đến tòa ly dị. Ngoài những thay đổi tự nhiên phải có, một số người vợ mới sang Mỹ bị ảnh hưởng không nhỏ từ những người chung quanh, nơi làm việc, trường học... Những người bạn mới này dễễ dàng chuyên chở những ý tưởng "tự do", "bình đẳng", "đời sống giàu sang", "nhất nàng" (lady-first)... gieo vào đầu những người mới sang. Thường, những ý tưởng này dễễ làm người bảo lãnh, người chồng, cau mày.... Cũng có người, vì trải qua đời sống khó khăn ở Việt Nam, nên đã bị ảnh hưởng tính "ma lanh" ngoài xã hội, bỏ qua những đức tính truyền thống, và hay có phản ứng thiếu lịch sự, đụngễ độ với người hôn phối và những người chung quanh. Hầu hết những người này thường quá kỳ vọng về đời sống Mỹ trước khi di dân, và dĩ nhiên gặp ngay sự thất vọng và bị áp suất đè nặng. Cũng có một số người mới sang cảm thấy bị người thân quen xa cách vì họ không tỏ ra sự trang trọng, trân qúy sự giúp đỡ của người khác.... Sự tan vỡ có thể đưa đến những hậu quả quan trọng về di trú. Có trường hợp, người vợ trở về Việt Nam không lời từ giã. Người chồng thất vọng và bực tức. Phản ứng ngay tức thì là tự ý đâm đơn ly dị và thông báo cho cơ quan di trú về sự ra đi của vợ. Nhưng phần lớn người vợ chọn sự ở lại trên đất Mỹ. Có người chấp nhận đắng cay dù bị bạo hành trong gia đình, vì sợ trở về Việt Nam với nhiều lý do tế nhị khác nhau; hoặc kiên nhẫn chịu đựng cho đến khi họ được Thẻ Xanh chính thức 10 năm. Nhiều người khác dời chỗ đến người thân, dựng cuộc đời mới. Cũng có nhiều người, đến Mỹ theo diện hôn phu, hôn thê, chấp nhận sự tan vỡ và lưu lạc trên đất Mỹ không mảnh giấy tờ hợp lệ tùy thân. Về những câu chuyện tháng năm trăng mật ngắn ngủi không ngừng ở mức độ đó. Đối với nhân viên văn phòng RMI, có những lần gặp gỡ, có những cú điện thoại của khách hàng làm bàng hoàng không ít. Dĩ nhiên là không vui chút nào. Khách đến xin tham vấn và cần nói chuyện riêng. Anh có công ăn việc làm vững chắc và quyết định về Việt Nam bảo lãnh một cô gái, do một người bạn sơ giao giới thiệu, sang Mỹ theo diện hôn thê. Anh kể mà như muốn khóc. Hôn thê đến phi trường, ngày hôm sau đòi đi làm hôn thú. Sau khi anh nộp đơn xin Thẻ Xanh cho hôn thê, ngay ngày hôm sau, anh về nhà thì hôn thê và quần áo riêng của cô ấy... biến mất. Không để anh chờ lâu, hôn thê gọi đến thông báo, giọng thản nhiên, chuyện ra đi của cô ấy là có sắp đặt. Người tình cũ đã đến chở cô ấy đi như ước hẹn. Chỉ một lời cảm ơn anh, nhưng không một lời xin lỗi. Thế là hết. Nhưng "hết" trong tình yêu của anh, chưa hết với sở di trú. Cô không biết một điều là diện hôn thê, dù đã kết hôn chính thức với người bảo lãnh trên đất Mỹ, nhưng sẽ bị trục xuất nếu cuộc hôn nhân không kéo dài đến khi có Thẻ Xanh 10 năm. Anh hỏi phải làm sao? Cũng câu hỏi này, một thiếu nữ hiền lành, có học thức, gọi đến Văn phòng khóc như mưa. Sau khi ráp nối lại những lời kể nghẹn ngào trong nước mắt, mới hiểu nguồn cơn. Cô được người yêu bảo lãnh sang Mỹ mới được một tháng cũng theo diện hôn thê. Ngày qua Mỹ, thay vì được chở về nhà thì hôn phu chở cô đến tá túc nhà một người quen của cô. Sau vài ngày ngập ngừng khó hiểu, người hôn phu, từng thề non hẹn biển này cho biết không thể làm giấy kết hôn để cô ở lại Mỹ được, vì anh ta đã có người yêu khác nhưng không... tiện nói với hôn thê cũ, vì cảm thấy... tội nghiệp! Tội nghiệp ra sao không rõ, chỉ biết rằng sau đó chàng hôn phu này này biệt tăm để cô ở lại chơ vơ nơi xứ lạ quê người.... Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau... Nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thơ Du Tử Lê ở đoạn này mới thấy bên lề những đổ vỡ cách này hay cách khác, tình yêu vẫn đằm thắm, nở rộ theo chân những mối tình đoàn tụ ở Hoa Kỳ. Hầu hết những đôi tình nhân, qua bảo lãnh, đều vượt qua những trở ngại, kể cả sóng gió, để hiểu nhau hơn, xây dựng hạnh phúc bền chặt hơn. Dù công việc mới có bận rộn thế nào chăng nữa, người vợ, người chồng mới qua đều muốn trở về Việt Nam thăm cha mẹ, anh chị em, bạn bè ngay sau khi có Thẻ Xanh. Có người bận bịu với con cái mới sanh thì lại muốn bảo lãnh cha mẹ du lịch Hoa Kỳ, vừa được gặp lại người thân, vừa được cha mẹ đỡ đần chăm sóc con lúc sức khỏe chưa bình phục. Tình yêu vợ chồng đã mang lại nhiều lợi ích thực tế cho những người thân. Ngoài những giúp đỡ về vật chất là vấn đề bảo lãnh di dân. Sau thời gian đến Mỹ khoảng 3, 4 năm, nhiều người đã trở thành công dân Mỹ. Việc bảo lãnh cha mẹ, anh chị em, đã quá dễễ dàng. Dù thời gian chờ đợi dài hay ngắn, tương lai của một đại gia đình đoàn tụ trên đất Mỹ đã chắc trong tay. Với thời gian 5 năm, nhiều người vợ, chồng đã ổn định trên quê hương thứ hai, với nghề nghiệp vững chắc, con cái ăn học tốt đẹp; nhiều người thành công trong doanh nghiệp, học vấn.... * Loạt bài "Kết Hôn Với Việt Kiều" vừa gửi đến qúy vị như một tổng kết nhỏ nhân đánh dấu 30 năm tỵ nạn của người Việt tại hải ngoại nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng. Được qúy vị uỷ thác cho công việc bảo lãnh thân nhân là một trách nhiệm lớn, nhưng cũng là nỗi vui khi nhìn thấy tương lai với những kết quả tốt đẹp. Từng một hồ sơ được chấp thuận, nhân viên Văn phòng như thêm nghị lực sau những lo lắng theo dõi hồ sơ từ những bước đầu tiên. Trải qua nhiều năm tháng, với những tiếng cười rạng rỡ của người mới sang đến thăm hỏi văn phòng, với những chia sẻ như người trong nhà của các đôi tình nhân hạnh phúc mang từng đứa con mới sanh đến giới thiệu, với những lần "tiện đi ngang qua ghé thăm" của các khách hàng thân quen nhiều năm... đã là những món quà tinh thần to lớn đối với toàn thể anh chị em văn phòng Robert Mullins International. Bảo lãnh để cải tiến thế hệ tương lai đã, đang và sẽ luôn là mục tiêu, là nỗ lực không ngừng nghỉ của văn phòng. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.