Tổng Thống Hoa Kỳ Nhận Thêm Người Tỵ Nạn
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005 vừa qua, một điều luật mới đã được Bộ Nội An Hoa Kỳ chính thức thi hành. Điều luật mới này đòi hỏi du khách từ các quốc gia khác nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện Miễn Thị Thực Chiếu Khán (visa) phải có sổ thông hành (passport) với hình cá nhân điện tử và sẽ phạt những người đưa các du khách này đến Hoa Kỳ nếu họ không có sổ thông hành loại mới. Theo ông Christ Strohm, thuộc văn phòng điều hành Bộ Nội An, sự đòi hỏi này là một trong những nỗ lực nhằm giảm thiểu việc sử dụng sổ thông hành giả mạo, kể từ ngày sổ thông hành chỉ dán hình và bọc nhựa rất dễ dàng bị tráo đổi hình và cũng do những ngăn ngừa nạn khủng bố sau biến cố 11 tháng 9. Các công dân của 27 quốc gia được hưởng Chương trình Miễn Thị thực Chiến khán được tự do du hành đến Hoa Kỳ đến 3 tháng mà không cần phải xin chiếu khán.
Bộ Nội An đã phổ biến một thông báo cho biết kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2005, những ai đưa du khách đến nước Mỹ theo Chương trình Miễn Thị thực Nhập cảnh mà không có sổ thông hành theo quy định mới sẽ bị phạt đến 3,300 mỹ kim, và những du khách nào muốn đến Hoa Kỳ không theo đúng những quy định mới này sẽ bị từ chối nhập cảnh. Bộ Nội An cho biết trong số 27 quốc gia được hưởng Chương trình Miễn Thị thực Chiếu khán, đã có 25 nước đáp ứng đòi hỏi này, chỉ còn hai nước Pháp và Ý Đại Lợi chưa thực hiện. Cả hai nước Pháp và Ý rất giới hạn các nguồn cung cấp loại hình chụp điện tử, vì thế, các du khách từ hai nước này được khuyến khích nên liên lạc với văn phòng cấp sổ thông hành để tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc chụp hình điện tử trên sổ thông hành. Nếu không thể thực hiện được việc này, các du khách nên liên lạc với Tòa Đại Sứ hoặc Lãnh Sự Hoa Kỳ để xin chiếu khán (visa).
Thêm vào đó, Bộ Nội An Hoa Kỳ cũng yêu cầu các nước được hưởng Chương trình Miễn Thị thực Chiếu khán bắt đầu thực hiện loại sổ thông hành có dấu vân tay vào năm 2006. Theo nguyên tắc, việc yêu cầu loại sổ thông hành có dấu vân tay đã được yêu cầu thực hiện từ tháng 10 năm 2004 nhưng đã được hoãn lại. Việc in hình cá nhân theo dạng điện tử chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình hoàn tất các loại sổ thông hành có dấu vân tay và các loại giấy thông hành khác.
Chính phủ Gia Nã Đại đã bày tỏ sự bất đồng về các yêu cầu phải có sổ thông hành mới kể trên. Chính phủ cho rằng chỉ vì một yêu cầu này áp dụng cho tất cả các du khách phải xuất trình thông hành mới ở biên giới sẽ phương hại đến kỹ nghệ du lịch. Báo Globe and Mail tường thuật rằng Bộ Trưởng Du Lịch tỉnh bang British Columbia, ông Olga Ilich, lo ngại rằng kỹ nghệ lớn thứ ba của tỉnh bang này, đã bị yếu dần sau biến cố 11 tháng 9, rồi đến bệnh dịch SARS và các tai họa thiên nhiên khác, sẽ tiếp tục bị thiệt hại với những đòi hỏi mới này.
Các viên chức chính phủ Gia Nã Đại khác cũng bày tỏ nỗi lo ngại rằng các điều luật mới sẽ làm tổn hại ngành mậu dịch và giáo dục cho hai nước Gia Nã Đại và Hoa Kỳ.
- Tổng thống Hoa Kỳ nhận thêm người tỵ nạn
Ngày 1 tháng 11 vừa qua, Phòng Công chứng Liên bang Hoa Kỳ đã phổ biến quyết định của Tổng thống về số lượng người tỵ nạn được nhận vào nước Mỹ. Tổng thống loan báo khoảng 70.000 người tỵ nạn có thể được nhập cảnh Hoa Kỳ trong tài khóa 2006. Trong số này, những người thuộc chương trình tái định cư tỵ nạn sắc dân Á Châu lai Mỹ sẽ được sự giúp đỡ của chính phủ liên bang. Việc phân chia số người tỵ nạn sau đây, bao gồm người tỵ nạn từ các nước ở Đông Á trong tài khóa 2006, với sự trợ giúp tái định cư tỵ nạn liên bang, kể cả các sắc dân của các nước cộng hòa Sô Viết cũ, hay không có quốc tịch nhưng đã từng sống ở Liên Xô trước ngày 2 tháng 9 năm 1991. Con số 70.000 người tỵ nạn được phân chia như sau:
Phi Châu: 20.000 Đông Á: 15.000
Âu Châu và Trung Á: 15.000
Châu Mỹ La Tinh/ Caribbean: 5.000
Cận Đông/ Nam Á: 5.000
Số dự trữ chưa phân phối: 10.000
Số dự trữ chưa phân phối sẽ được sử dụng nếu nhu cầu gia tăng, sau khi thông báo cho Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Hoa Kỳ. Những số lượng không cần dùng đến từ bất cứ vùng nào cũng có thể được sử dụng thêm ở các vùng khác nếu nhu cầu gia tăng. Những người sau đây cũng có thể được xem là tỵ nạn ngay trên lãnh thổ của họ: đó là những người ở Việt Nam, Cuba, Liên Xô cũ, và những người được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ xác nhận đang ở trong những tình huống ngoại lệ ở bất cứ nơi nào.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.