Tối Cao Pháp Viện Thi Hành Luật Gánh Nặng Xã Hội Ngày 24/2/2020

Chủ Nhật, 02 Tháng Hai 202023:09(Xem: 18342)
Tối Cao Pháp Viện Thi Hành Luật Gánh Nặng Xã Hội Ngày 24/2/2020
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Ngày 27 tháng Giêng năm 2020 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội của Sở di trú. Quy luật mới này sẽ làm những đương đơn không thể xin thẻ xanh nếu họ có khả năng trở thành gánh nặng xã hội. Quy luật này sẽ áp dụng cho những đương đơn đã từng sử dụng những phúc lợi công cộng tổng cộng trên 12 tháng trong ba năm qua.

Những phúc lợi công cộng này bao gồm Trợ Cấp Y Tế (Medicaid), phiếu thực phẩm (food stamps), trợ cấp xã hội hoặc trợ cấp nhà cửa công cộng. Quan niệm hiện nay của chính phủ Hoa Kỳ là một ngọai kiều dựa vào sự giúp đỡ công cộng về những điều cần thiết như thực phẩm và gia cư để kéo dài thời gian có thể được xem là một gánh nặng xã hội. Quy luật mới cũng quan tâm đến đến tất cả việc sử dụng trợ cấp tiền mặt, bao gồm chương trình Trợ Giúp Tạm Thời Cho Những Gia Đình Cần Thiết (tức Temporary Assistance For Needed Families - TANF),  chương trình Lợi Tức An Sinh Phụ Trội (tức Supplemental Security Income - SSI) và bất cứ chương trình trợ giúp tiền mặt của tiểu bang hay của địa phương, đều có thể làm cho một người không thể hợp lệ để xin thẻ xanh.

Sở di trú dự trù thi hành quy luật mới này tại 49 tiểu bang, nhưng không thể áp dụng tại tiểu bang Nữu Ước. Ở tiểu bang Nữu Ước, Tổng trưởng Tư Pháp của tiểu bang, bà Letitia James nói rằng bà vẫn còn làm công việc nhằm  chấm dứt mãi mãi quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội. Bà nói rằng tiểu bang Nữu Ước đã nhận được một quyết định rất tốt tại tòa án quận và tiểu bang để tiếp tục đấu tranh tại Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Số Hai.

Tại Tối Cao Pháp Viện, với tỷ lệ bỏ phiếu 5 trên 4, với đa số chánh án có quan điểm bảo thủ. Những việc thách thức về quy  luật mới sẽ tiếp tục đi đến những tòa án trên tòan quốc.

Những người chống lại quy luật mới này nói rằng ý nghĩa về "gánh nặng xã hội" luôn luôn giới hạn cho những cá nhân dựa chính yếu vào chính phủ về những sinh họat dài hạn. "Gánh Nặng Xã Hội" không bao giờ bao gồm những người có việc làm nhận những phúc lợi của chính phủ một cách khiêm tốn và tạm thời về những phúc lợi chính phủ liên quan đến sức khỏe hoặc những nhu cầu sinh sống hàng ngày. Theo quy luật mới, một gánh nặng xã hội hiện nay được định nghĩa là một người có khả năng dùng những phúc lợi, chẳng hạn như nhà cửa công cộng và tem phiếu thực phẩm sau khi trở thành thường trú nhân hay không.

Quy luật mới KHÔNG áp dụng cho:

- Những người đã là Thường Trú Nhân hoặc Công Dân Hoa Kỳ

- Người tỵ nạn và những người được chấp thuận quy chế lánh cư (Alsylum)

- Những đương đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.

Tại các Tòa lãnh sự Hoa Kỳ, các viên chức lãnh sự có thể điều tra nhiều hơn về khả năng của người bảo lãnh có thể duy trì các điều khoản của quy định bảo trợ tài chánh hay không. Điều này chỉ xảy ra với rất ít hồ sơ.

Quy luật này sẽ đòi hỏi các đương đơn phải đính kèm bản Tuyên Bố Tự Lực Cánh Sinh (tức Declaration of Self-Sufficiency) khi nộp đơn xin thẻ xanh, thêm vào đó là một số đơn cần thiết khác. Đơn mới này chưa có sẵn tại Sở di trú.

Quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội là một sự thay đổi lớn về chính sách di trú hợp pháp mà không cần quốc hội thông qua. Tối Cao Pháp Viện chỉ mang lại những mong ước của Tòa Bạch Ốc.

Ngày 30 tháng Giêng năm 2020, Sở di trú USCIS phổ biến thêm những thông tin khác, cho biết quy luật mới vế Gánh Nặng Xã Hội sẽ áp dụng kể từ ngày 24 tháng Hai năm 2020.

Theo quy luật mới, Sở di trú sẽ xem xét những yếu tố như tuổi, sức khỏe, lợi tức, học vấn và khả năng của các đương đơn để quyết định xem nếu người này có khả năng, vào một thời điểm nào đó, có thể trở thành gánh nặng xã hội không.

Sở di trú sẽ chỉ thi hành quy luật mới này đối với những đơn có dấu đóng ngày của bưu điện (hoặc nộp qua hệ thống điện tử) vào ngày hoặc sau ngày 24 tháng Hai năm 2020. Những ai gửi đơn qua các hãng gửi thư khác (như UPS, Fedex, DHL...) thì ngày đóng dấu sẽ là ngày ghi trên hóa đơn chuyển thư.

Sở di trú sẽ chỉ xem xét nếu các đương đơn nhận những phúc lợi xã hội VÀO NGÀY HOẶC SAU NGÀY 24 THÁNG HAI NĂM 2020. Những phúc lợi xã hội nhận trước ngày này sẽ không bị ảnh hưởng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những đương đơn xin Thẻ Xanh có sẽ bị xem là gánh nặng xã hội nếu họ chỉ nhận những phúc lợi công cộng vài tháng không?

- Đáp: Nói tổng quát, quy luật mới định nghĩa rằng gánh nặng xã hội là khi một người nhận một số phúc lợi xã hội cụ thể nào đó tổng cộng trên 12 tháng trong bất cứ thời gian nào trên 36 tháng. Quy luật mới sẽ gây khó cho những đương đơn muốn có thẻ xanh nếu có vẻ như họ sẽ sử dụng các phúc lợi công cộng sau khi được chấp thuận trở thành thường trú nhân.

- Hỏi: Những người có Thẻ Xanh có thể tiếp tục sử dụng những phúc lợi công cộng không?

- Đáp: Có thể được. Không có lý do gì mà các Thường Trú Nhân lại ngưng sử dụng các phúc lợi công cộng khi cần. Nếu họ có dự định nộp đơn xin nhập tịch trong tương lai thì quy luật Gánh Nặng Xã Hội không áp dụng với những đương đơn xin nhập tịch.

- Hỏi: Nếu người ta đang chờ đơn xin Thẻ Xanh được giải quyết với Sở di trú, liệu quy luật mới có áp dụng đối với họ không?

- Đáp: Năm ngóai, Sở di trú loan báo rằng tất cả những hồ sơ xin chuyển diện thẻ xanh đang chờ giải quyết và những đơn mới nếu có đóng dấu bưu điện ghi trước ngày 15 tháng 10 năm 2019 sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy luật mới.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Bảy, 07 Tháng Chín 2024(Xem: 112)
(Robert Mullins International) Vào tháng 11 năm 2023, Geert Wilders, tân Thủ tướng Hà Lan, kêu gọi người Hồi giáo rời khỏi đất nước nếu họ ưu tiên Kinh Cô-ran hơn luật pháp của đất nước. Ông nói rằng 700.000 người Hồi giáo ở Hà Lan nên chuyển đến các nước Hồi giáo để sống theo luật pháp riêng của họ. Thủ tướng cũng nói rằng Hà Lan không nên có trường học Hồi giáo, kinh Cô-ran và nhà thờ Hồi giáo. Đáp lại, ông đã nhận được nhiều lời đe dọa tính mạng từ các nhà lãnh đạo Hồi giáo Ả Rập và Pakistan. Năm nay, vào ngày 24 tháng 5, Thủ tướng Anh nói rằng Vương quốc Anh không nên cấp chiếu khán cho những người Hồi giáo theo đạo Hồi. Người Hồi giáo theo đạo Hồi là người chống Do Thái và chống Kitô giáo. Các quốc gia Bắc Âu – Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland – đang hợp tác để đưa những người di dân bất hợp pháp trở về quê hương của họ.
Thứ Hai, 12 Tháng Tám 2024(Xem: 1313)
(Robert Mullins International) Đầu tiên, chúng ta cần nghĩ đến các khía cạnh xã hội của việc trục xuất hàng loạt. Nó sẽ ảnh hưởng đến xã hội Hoa Kỳ như thế nào? Hơn 1 triệu người Hoa Kỳ đã kết hôn với người không có tình trạng cư trú hợp pháp và một tỷ lệ lớn người nhập cư bất hợp pháp có con là công dân Hoa Kỳ. Nếu Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Hoa kỳ (ICE), Lực lượng Vệ binh Quốc gia và cảnh sát địa phương bắt giữ hàng triệu cha mẹ và đưa họ ra khỏi gia đình họ, điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến bầu không khí trong nước? Không phải bầu không khí đó sẽ giống với cuộc đàn áp người Do Thái của Hitler trong Thế chiến thứ hai sao?
Thứ Hai, 12 Tháng Tám 2024(Xem: 1349)
Đã có một kế hoạch cho các cuộc trục xuất hàng loạt. Ông Trump đã làm việc chặt chẽ với Stephen Miller, người cố vấn đã tạo ra các chính sách và luật lệ chống di dân của ông Trump. Miller cho biết nếu đảng Cộng hòa vào lại Nhà Trắng vào năm 2025, họ sẽ có hai mục tiêu: "Đóng cửa biên giới. Trục xuất tất cả những người bất hợp pháp". -Để thực hiện được điều đó, ông Trump sẽ khôi phục lệnh cấm đi lại để ngăn chặn những người nguy hiểm cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. -Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ tập hợp những người di dân bất hợp pháp, giam giữ họ trong các trại tập trung lớn và đưa họ lên các chuyến bay trục xuất trước khi họ có thể kháng cáo hợp pháp.
Thứ Hai, 05 Tháng Tám 2024(Xem: 2586)
(Robert Mullins International) Sau khi sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở một trường đại học ở Hoa Kỳ, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu họ muốn có được kinh nghiệm làm việc hoặc có Thẻ xanh ở Hoa Kỳ? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: OPT. Đào tạo thực hành tùy chọn (Optional Practical Training - OPT) là phương pháp giúp sinh viên quốc tế tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Thời gian OPT tiêu chuẩn lên tới 12 tháng. Đối với sinh viên có bằng cấp về một số môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật hoặc Toán (STEM) nhất định, tổng thời gian OPT có thể lên tới 36 tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là OPT không được đảm bảo. Có rất nhiều ví dụ về việc sinh viên quốc tế bị mất tình trạng di trú hoặc bỏ lỡ thời hạn nộp hồ sơ OPT nhất định do kém liên lạc với văn phòng sinh viên quốc tế của họ.
Thứ Hai, 05 Tháng Tám 2024(Xem: 2359)
(Robert Mullins International) Ngày 18/6, ông Biden công bố các chương trình mới giúp đỡ vợ/chồng của công dân Hoa kỳ không có giấy tờ hợp lệ và giúp đỡ những người DACA. Nhà Trắng và Bộ Nội An đã thông báo rằng bắt đầu từ ngày 19 tháng 8, những đương đơn đủ điều kiện sẽ có thể nộp đơn theo chương trình tạm tha tại chỗ (PIP) được công bố gần đây dành cho vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ không có giấy tờ hợp lệ. Hỏi.1. Bây giờ ông Biden đã rút khỏi ứng cử tổng thống, điều gì sẽ xảy ra với các chương trình này? Đáp.1. Chương trình dành cho vợ/chồng không có giấy tờ hợp lệ của công dân Hoa Kỳ sẽ bắt đầu như dự kiến vào ngày 19 tháng 8. Ông Biden không có lý do gì để thay đổi điều này và ông sẽ làm mọi cách để tiếp tục ủng hộ Đảng Dân chủ.
Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy 2024(Xem: 2740)
(Robert Mullins International) Năm 2022 có một số luật mới cho EB5. Một trong những thay đổi quan trọng là việc tạo ra các loại chiếu khán “dành riêng” (“set-aside”) mới. Các hạng mục dành riêng này cung cấp một số lượng nhất định trong số 10,000 chiếu khán di dân EB-5 có sẵn mỗi năm cho việc đầu tư vào một số khu vực hoặc dự án nhất định. Các chiếu khán dành riêng bao gồm: · 20% dành riêng cho người di dân đủ điều kiện đầu tư vào khu vực nông thôn; · 10% dành riêng cho những người di dân đủ điều kiện đầu tư vào 'khu vực việc làm mục tiêu' (TEA); và · 2% dành riêng cho người di dân đủ điều kiện đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư đã sống ở Hoa Kỳ, luật mới năm 2022 cho phép được nộp Mẫu I-526E đơn xin chiếu khán di dân của nhà đầu tư và Mẫu I-485 đơn xin điều chỉnh tình trạng (AOS) cùng một lúc.
Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy 2024(Xem: 2305)
(Robert Mullins International) Một lần nữa, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định rằng các tòa án Hoa Kỳ không có thẩm quyền can thiệp vào các quyết định cấp chiếu khán của Bộ Ngoại giao. Một luật sư ở California, là công dân Hoa Kỳ, đã đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao vì Lãnh sự quán Hoa kỳ ở El Salvador đã từ chối cấp chiếu khán di dân cho chồng cô. Vì chồng cô có một số hình xăm nên Lãnh sự quán Hoa kỳ tin rằng chồng cô là thành viên của MS-13, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Trên thực tế, chúng không phải là hình xăm của băng đảng. Tòa án Tối cao nói rằng một người có quyền kết hôn với bất kỳ ai mà người đó chọn, nhưng việc di dân của vợ/chồng người đó không phải là quyền được Hiến pháp đảm bảo. Việc quyết định các vấn đề về chiếu khán là tùy thuộc vào chính phủ Hoa Kỳ – Bộ Ngoại giao – mặc dù đôi khi họ vẫn mắc sai lầm.
Thứ Hai, 01 Tháng Bảy 2024(Xem: 3619)
(Robert Mullins International) Nhiều người dân Hoa kỳ sẽ bị sốc khi biết rằng khi một công dân Hoa Kỳ kết hôn với một người không có giấy tờ hợp lệ, vợ/chồng của họ sẽ không tự động đủ điều kiện để trở thành công dân. Hãy tưởng tượng bạn yêu một ai đó, kết hôn với họ và sau đó vẫn tiếp tục lo sợ rằng mình sẽ phải xa cách họ.” Thực tế là các luật về di trú luôn ngăn cản các đương đơn không có giấy tờ nộp đơn xin Thẻ xanh, ngay cả khi họ đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Họ thường phải trở về nước ít nhất một hoặc hai năm và đợi cho đến khi bảo lãnh của công dân Hoa Kỳ được chấp thuận. Điều này đã thay đổi vào ngày 18 tháng 6 năm 2024 khi ông Biden công bố lệnh hành pháp của mình nhằm giúp đỡ vợ hoặc chồng của các công dân Hoa Kỳ không có giấy tờ.
Thứ Hai, 01 Tháng Bảy 2024(Xem: 3539)
Ông Biden: Năm 2020, Tổng thống Biden chỉ trích mạnh mẽ chính sách di dân của ông Trump, nhưng sau khi ông bắt đầu làm tổng thống, đã bùng nổ các vụ bắt giữ người di dân cố gắng nhập cảnh vào Mỹ bất hợp pháp. Đảng Cộng hòa đã công kích ông Biden về vấn đề an ninh biên giới vì số lượng người di dân bất hợp pháp ở biên giới phía Nam đạt kỷ lục. Tại Texas, thống đốc đảng Cộng hòa đã gửi hàng trăm nghìn người di dân bất hợp pháp đến Chicago và New York sau khi họ vượt biên giới từ Mexico đến Texas. Năm nay, đảng Cộng hòa tại Quốc hội đã bỏ phiếu chống lại dự luật cải tổ di trú vì cựu tổng thống Trump bảo họ phản đối dự luật này. Gần đây, ông Biden đã ký lệnh hành pháp hạn chế số người xin tị nạn.
Thứ Hai, 24 Tháng Sáu 2024(Xem: 3127)
(Robert Mullins International) Hành động thứ hai được chính quyền Biden công bố vào ngày 18 tháng 6 liên quan đến một quy trình đơn giản hóa cho các cá nhân DACA và những người di dân bất hợp pháp đã tốt nghiệp đại học để xin chiếu khán làm việc không di dân như chiếu khán H-1B. Vào năm 2021, người ta ước tính có hơn 400,000 người di dân bất hợp pháp đăng ký nhập học vào các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ, trong đó có nhiều người không thuộc đối tượng hưởng DACA. Chính sách mới của chính quyền Biden sẽ chỉ đạo Bộ Ngoại giao cập nhật hướng dẫn về việc ban hành các miễn trừ “212(d)(3)”. Giống như những người được ảnh hưởng bởi chính sách tạm tha tại chỗ (parole in place), nhiều người nhận DACA và sinh viên đại học không có giấy tờ sẽ phải đối mặt với lệnh cấm tái nhập cảnh 10 năm nếu họ rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán làm việc. Quy trình miễn trừ 212(d)(3) sẽ cho phép họ có được chiếu khán mà không cần rời khỏi Hoa Kỳ.