(Robert Mullins International) Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai.
Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai?
Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
- Tham gia làm việc trái phép.
- Ghi danh vào một khóa học mà không có chiếu khán du học hợp lệ.
- Kết hôn với một công dân Hoa Kỳ hoặc người có thẻ xanh.
- Nộp đơn “điều chỉnh tình trạng” để xin thẻ xanh (Mẫu I-485).
Điều gì xảy ra nếu bạn vi phạm Quy tắc 90 ngày?
Quy tắc 90 ngày không phải là luật. Đó là một quy tắc để hướng dẫn Sở Di Trú trong công việc của họ. Nó giúp họ quyết định xem liệu có ai đó không trung thực về ý định của họ khi họ nộp đơn xin chiếu khán không di dân hay không.
Nếu người có chiếu khán tạm thời kết hôn hoặc nộp đơn xin thẻ xanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ, viên chức Sở Di Trú sẽ cho rằng họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ với những lý do không có trong đơn xin chiếu khán của họ.
Những ai vi phạm quy tắc 90 ngày có thể sẽ bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán hiện tại của họ cũng có thể bị thu hồi.
Tuy nhiên, quy tắc 90 ngày cũng cho phép người nộp đơn đưa ra các bằng chứng rằng họ không có vi phạm vào quy tắc này. Nếu người nộp đơn có thể thuyết phục với viên chức Sở Di Trú rằng họ đến Hoa Kỳ không có ý định ở lại lâu dài và ý định của họ thực sự đã thay đổi trong 90 ngày sau khi họ đến Hoa Kỳ, họ vẫn có thể được chấp thuận được cấp thẻ xanh.
Cần phải nhớ rằng tại Hoa Kỳ, Sở Di Trú có quyền kiểm tra thông tin lưu trữ trong điện thoại và trên mạng xã hội của đương đơn.
Ngoài ra, nếu người đại diện làm đơn xin chiếu khán DS-160 mà đưa ra tuyên bố sai sự thật thì người nộp đơn vẫn phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Làm thế nào để chứng minh ý định không định cư
Đơn xin thẻ xanh dựa trên kết hôn sẽ không nhất thiết sẽ bị từ chối nếu người nộp đơn kết hôn hoặc nộp đơn trong vòng 90 ngày kể từ lần đầu tiên nhập cảnh vào nước này. Quyết định cuối cùng tùy thuộc vào phán quyết của mỗi cá nhân nhân viên Sở Di Trú, điều đó có nghĩa là rất khó để biết chắc chắn rằng một trường hợp cụ thể nào sẽ được quyết định như thế nào.
Người nộp đơn nên lưu giữ hồ sơ cẩn thận để có tài liệu cho cả kế hoạch ban đầu và hoàn cảnh đã thay đổi của mình. Điều quan trọng là phải hoàn toàn trung thực. Bất kỳ dấu hiệu lừa dối hoặc trình bày sai sự thật nào cũng có thể gây ra những rắc rối trong hiện tại và tương lai.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai.
Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai?
Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
- Tham gia làm việc trái phép.
- Ghi danh vào một khóa học mà không có chiếu khán du học hợp lệ.
- Kết hôn với một công dân Hoa Kỳ hoặc người có thẻ xanh.
- Nộp đơn “điều chỉnh tình trạng” để xin thẻ xanh (Mẫu I-485).
Điều gì xảy ra nếu bạn vi phạm Quy tắc 90 ngày?
Quy tắc 90 ngày không phải là luật. Đó là một quy tắc để hướng dẫn Sở Di Trú trong công việc của họ. Nó giúp họ quyết định xem liệu có ai đó không trung thực về ý định của họ khi họ nộp đơn xin chiếu khán không di dân hay không.
Nếu người có chiếu khán tạm thời kết hôn hoặc nộp đơn xin thẻ xanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ, viên chức Sở Di Trú sẽ cho rằng họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ với những lý do không có trong đơn xin chiếu khán của họ.
Những ai vi phạm quy tắc 90 ngày có thể sẽ bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán hiện tại của họ cũng có thể bị thu hồi.
Tuy nhiên, quy tắc 90 ngày cũng cho phép người nộp đơn đưa ra các bằng chứng rằng họ không có vi phạm vào quy tắc này. Nếu người nộp đơn có thể thuyết phục với viên chức Sở Di Trú rằng họ đến Hoa Kỳ không có ý định ở lại lâu dài và ý định của họ thực sự đã thay đổi trong 90 ngày sau khi họ đến Hoa Kỳ, họ vẫn có thể được chấp thuận được cấp thẻ xanh.
Cần phải nhớ rằng tại Hoa Kỳ, Sở Di Trú có quyền kiểm tra thông tin lưu trữ trong điện thoại và trên mạng xã hội của đương đơn.
Ngoài ra, nếu người đại diện làm đơn xin chiếu khán DS-160 mà đưa ra tuyên bố sai sự thật thì người nộp đơn vẫn phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Làm thế nào để chứng minh ý định không định cư
Đơn xin thẻ xanh dựa trên kết hôn sẽ không nhất thiết sẽ bị từ chối nếu người nộp đơn kết hôn hoặc nộp đơn trong vòng 90 ngày kể từ lần đầu tiên nhập cảnh vào nước này. Quyết định cuối cùng tùy thuộc vào phán quyết của mỗi cá nhân nhân viên Sở Di Trú, điều đó có nghĩa là rất khó để biết chắc chắn rằng một trường hợp cụ thể nào sẽ được quyết định như thế nào.
Người nộp đơn nên lưu giữ hồ sơ cẩn thận để có tài liệu cho cả kế hoạch ban đầu và hoàn cảnh đã thay đổi của mình. Điều quan trọng là phải hoàn toàn trung thực. Bất kỳ dấu hiệu lừa dối hoặc trình bày sai sự thật nào cũng có thể gây ra những rắc rối trong hiện tại và tương lai.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp