Visa H2a Và Lao Động Tại Các Nông Trại Ở Hoa Kỳ

Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 200700:00(Xem: 126745)
Visa H2a Và Lao Động Tại Các Nông Trại Ở Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trong tuần qua, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Điều này làm nhiều thính giả đang sinh sống ở trong và ngoài nước rất xôn xao.
 
Để tìm hiểu thực hư về chuyện này, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International xin trích lược buổi phỏng vấn của phóng viên Phương Anh, đài Á Châu Tự Do, với ông Jack King, hiện là Giám Đốc Chương Trình Quốc Gia Về Chính sách của Hiệp Hội Nông Trại California. Ông cũng là người trực tiếp làm việc về đạo luật "Ag Job" liên quan đến vấn đề tuyển lựa người nước ngoài đến làm việc trong các nông trại tại Hoa Kỳ.

Trong năm vừa qua, để đối phó với gần nửa triệu dân bất hợp pháp hiện đang sinh sống tại California, và đứng trước tình trạng những chủ nhân các trang trại ở bang này thiếu nhân công, một đạo luật được đề nghị thông qua cho phép những người di dân bất hợp pháp này được chính thức cư trú tại Hoa Kỳ với điều kiện phải làm việc trong các trang trại trong một thời gian qui định.

Nhưng, đạo luật này đã bị bác bỏ ngay. Tuy nhiên, không nản chí, những người có sáng kiến và ủng hộ việc này đã vận động hai vị Thượng nghị sĩ là Dianne Feinstein và Larry Craig để tiếp tục giúp đỡ họ đệ trình Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông Jack King, Giám Đốc Chương Trình Quốc Gia Về Chính sách của Hiệp Hội Nông Trại California cho biết rằng:
“Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein của bang California đã đệ trình đạo luật dành cho người di dân làm việc trong các nông trại tại Hoa Kỳ. Đạo luật này gọi là "Ag Job", cho phép những người di dân được đến Hoa Kỳ làm việc về nghề nông”.

Cũng theo ông King: "Đạo luật này có hai phần: thứ nhất là cho phép những người di dân bất hợp pháp, đang làm việc trong các nông trại, và đã từng làm việc 150 ngày một năm, trong vòng 3 năm, hay 100 ngày trong một năm, trong vòng 5 năm, thì được xin định cư chính thức.

Phần thứ hai, gọi là H2A, giống như visa H1B, cho phép những người ở khắp nơi trên thế giới đến làm việc tại Hoa Kỳ, nhưng H2A là về nông nghiệp mà thôi. Visa H2A sẽ thay đổi hệ thống làm việc tốt hơn, nó cho phép những chủ nhân các nông trại được mướn nông dân ở nước ngoài đến vì không thể kiếm được người làm việc tại chỗ trong mùa thu hoạch".

Những ai có quyền nộp đơn theo visa H2A này?

Theo ông Jack King: "Tất cả mọi người ở khắp nơi như Mexico, Việt Nam, hay bất cứ quốc gia nào đều có thể đến làm việc. Nhưng điều này phải được sự yêu cầu của chủ nhân các nông trại, chẳng hạn như họ cần 100 nông dân, thì họ sẽ liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ, và có một hợp đồng giữa chính phủ và các chủ trại đó.

Các chủ trại phải cung cấp những phương tiện căn bản như vấn đề chuyên chở, nơi ăn chốn ở, và phải trả tiền công cho nông dân di dân ở mức căn bản tối thiểu. Nói tóm lại, đó là một hợp đồng của chủ trại với Bộ Lao Động, nhưng người chủ trại được toàn quyền tuyển lựa và chịu trách nhiệm rằng: sau này, những người đến Mỹ làm việc trong nông trại của họ phải trở về nguyên quán".

Có phải đạo luật này đã được thông qua ở lưỡng viện không?

Ông Jack King nói rằng: "Không, chúng tôi phải làm lại từ đầu. Đạo luật này đã được đệ trình ở Thượng Nghị Viện và nay mới đưa ra Hạ Nghị Viện, nó còn phải ra điều trần, còn phải được thông qua tiểu bang, và phải được thông qua ở Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện, rồi phải được tổng thống ký mới thành luật được. Chúng tôi hy vọng trong vòng hai tháng nữa sẽ được thông qua và có thể là được thành đạo luật chính thức vào cuối mùa hè năm nay.

Để nói rõ hơn về những thành phần nào được phép làm việc theo đạo luật này và sẽ được làm việc như thế nào, ông Jack Kinggiải thích thêm rằng: "Chúng tôi hy vọng đạo luật này sẽ được thông qua để cho phép những người di dân bất hợp pháp, hay đang làm việc trong các nông trại có cơ hội định cư, và cũng là để kiếm những người đến từ các nước khác. Chúng tôi rất muốn chương trình này được thực hiện tốt đẹp và nhanh chóng.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh là đạo luật này phần lớn là để giải quyết cho những thành phần di dân bất hợp pháp, con số này không nhỏ, hiện tại, ở bang California, đã có tới 435,000 người. Với visa H2A, thì dành cho tất cả mọi người trên khắp thế giới, nhưng chúng tôi phải chứng minh làm sao nó có hiệu quả tốt và thiết thực".

Nếu đạo luật được thông qua, và nếu được phép làm việc, họ sẽ được trả lương bao nhiêu một giờ?

Ông Jack King cho biết: "Nếu đạo luật thông qua, thì tất cả những ai đang làm việc bất hợp pháp hay những ai đến Mỹ theo diện H2A đều được trả lương căn bản, thông thường là 8 hay 9 đồng một giờ nhưng tùy theo từng tiểu bang một. Và người chủ nhân thì sẽ phải cung cấp nhà ở cho họ".

Thế còn vấn đề thẻ xanh thì sao? Nghe nói là họ sẽ được cấp thẻ xanh vĩnh viễn sau một thời gian làm việc?

Ông Jack King trả lời: "Vấn đề này thật là phức tạp lắm, thẻ xanh chỉ dành cho những ai được tiếp tục làm việc ở Hoa Kỳ mà thôi. Những người được cấp thẻ xanh là những người được phép trở lại Hoa Kỳ làm việc sau khi họ trở về quê hương của họ.
Và thẻ xanh này chỉ được cấp cho những người nào hiện đang làm việc bất hợp pháp trong các nông trại ở Hoa Kỳ mà thôi, để họ được tiếp tục làm việc. Điều này không dính gì đến diện H2A cả".

Có phải những người đến Mỹ làm việc theo diện H2A chỉ được làm theo vụ mùa mà thôi?

Ông Jack King xác nhận: "Đúng như thế, H2A chỉ cho phép mỗi lần đến làm việc tại Hoa Kỳ, thì phải theo sự thỏa thuận, được sắp xếp làm việc theo hợp đồng trong một thời gian ngắn mà thôi. Theo đạo luật "Ag Job" này, những người đang làm việc bất hợp pháp, nếu hội đủ điều kiện sẽ được cấp giấy tờ chính thức và phải hưá rằng sẽ làm việc trong các nông trại trong vòng 3 năm hay 5 năm. Sau đó, họ sẽ được đi làm ở những nơi khác. Còn H2A thì hoàn toàn khác, chỉ cho phép làm việc trong một thời gian ngắn mà thôi.

Vậy đạo luật này có giới hạn số người muốn đến làm việc theo diện H2A không?

Ông Jack King cho biết: "H2A cho phép khoảng chừng hai cho đến ba trăm ngàn người đến làm việc mỗi năm".

Ông Jack King nhắn nhủ những người hiện đang cư ngụ ở Việt Nam như sau: "Tôi nghĩ là bất cứ ai nghe đến chuyện đến Mỹ làm việc trong các nông trại thì phải biết chắc rằng đó là một việc làm hợp pháp. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều trở ngại nên nếu qúi vị có nghe những lời hứa hẹn thì phải kiểm tra thật kỹ. Quả thực là có cơ hội cho những ai muốn đến Mỹ làm việc trong các nông trại nhưng đạo luật phải được thông qua cái đã. Trước hết, phải được chấp thuận ở lưỡng viện, phải được tổng thống ký ban hành rồi mới thành luật.
Quí vị không nên nghe những lời hưá hẹn sẽ được trả lương cao, nhất là không nên nghe lời hứa hẹn rằng quí vị sẽ được định cư và trở thành công dân Hoa Kỳ, bởi vì dưới visa H2A, thì điều này rất khó có thể xảy ra".

Liệu đạo luật này chắc chắn được thông qua?

Ông Jack King cho biết: "Tôi chỉ có thể nói là 50-50 mà thôi. Rõ ràng là chính phủ Hoa Kỳ đang phải đối đầu với những vấn đề di dân hết sức phức tạp.
Rất nhiều người đang sống bất hợp pháp nhiều năm tại Hoa Kỳ, và theo tôi, chính phủ cần tạo cơ hội cho họ có công ăn việc làm hợp pháp. Nhưng đây cũng là một vấn đề chính trị hết sức phức tạp. Tôi chỉ biết hy vọng những vị dân biểu, thượng nghị sĩ sẽ thông qua đạo luật này mà thôi".

*

- Hỏi: Chiếu khán (visa) H2A là gì?

- Đáp: Diện H2A được cấp cho cho những đương đơn đến Hoa Kỳ để làm nghề nông theo thời vụ ngắn hạn, ở những nơi thiếu hụt nhân công.

- Hỏi: Muốn có chiếu khán diện này phải làm sao?

- Đáp: Chủ nhân tương lai của đương đơn phải đươc sự chấp thuận từ Bộ Lao Động và cơ quan di trú USCIS. Đương đơn cầm Thông báo Chấp thuận I-797 đến Lãnh sự Hoa Kỳ để xin chiếu khán. Thông báo Chấp thuận không phải là chiếu khán. Quyết định cuối cùng cấp chiếu khán hay không tùy thuộc Lãnh sự Hoa Kỳ.

- Hỏi: Nếu luật chiếu khán H2A mới được quốc hội thông qua, các đương đơn người Việt nộp đơn xin chiếu khán H2A qua cơ quan chính phủ hay tự nộp?

- Đáp: Thông thường, chủ nhân tại Hoa Kỳ sẽ thuê mướn công nhân diện H2A bằng cách thỏa thuận với một cơ sở tư nhân tại quốc gia của họ. Chính phủ nước này thường không can dự vào việc này.

- Hỏi: Liệu công nhân Việt Nam có là đối tượng của các chủ nông trại tại Hoa Kỳ không?

- Đáp: Không có vẻ như các chủ nhân nông trại thích thú trong việc thuê mướn công nhân từ Việt Nam. Thật quá  tốn kém để đưa họ sang Hoa Kỳ và còn vấn đề trở ngại ngôn ngữ nữa. Họ không nói tiếng Tay Ban Nha, và cũng giống như các công nhân diện chiếu khán H2A, họ không biết nói tiếng Anh.

Tương tự, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ chỉ cấp chiếu khán H2A khi họ biết chắc rằng các công nhân này sẽ phải trở về Việt Nam khi chiếu khán tạm thời chấm dứt. Thực tế, Tổng lãnh sự sẽ đặt nghi vấn hầu hết công nhân sẽ tìm cách ở lại Hoa Kỳ.

Liên quan đến việc làm: Các chủ nhân Hoa Kỳ có khuynh hướng thiết lập việc sản xuất tại Việt Nam vì lương lao động thấp và ít quan ngại về bất ổn dân sự hoặc đình công.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Bảy, 26 Tháng Bảy 2025(Xem: 76)
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang phải thụ lý khối lượng hồ sơ tồn đọng lớn chưa từng thấy - lên tới 11.3 triệu hồ sơ đang chờ duyệt xét. Do số lượng tồn đọng ngày càng tăng, những người nộp đơn phải chờ đợi lâu hơn, đôi khi kéo dài lên đến nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm so với dự kiến. Các luật sư di trú khuyên nên nộp đơn ngay từ bây giờ, trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn - và chắc chắn nó sẽ tồi tệ hơn. Chính sách của chính quyền TT Trump nhằm tăng cường kiểm tra gian lận trong hồ sơ đang làm chậm đáng kể thời gian duyệt xét và gây ra tình trạng tồn đọng lớn. Ngoài ra, chính quyền Trump cũng đã yêu cầu Sở Di trú chậm xét duyệt một số trường hợp nhất định. Do đó hệ thống Sở di trú nhanh chóng rơi vào tình trạng tồn đọng lớn.
Thứ Bảy, 19 Tháng Bảy 2025(Xem: 831)
(Robert Mullins International) Ngày 24 tháng 6 năm 2025 — Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hiện đã cho phép chính quyền Trump trục xuất người di dân sang một “nước thứ ba”, tức là một quốc gia không phải là quê hương của họ. Tòa án Tối cao đã hủy bỏ phán quyết của một thẩm phán tòa án liên bang ở Boston. Phán quyết này cho rằng những người di dân được lên lịch bị trục xuất sang nước thứ ba cần được trao cho cơ hội giải thích với giới chức rằng họ có lý do chính đáng để tin rằng họ sẽ bị ngược đãi hoặc tra tấn ở quốc gia thứ ba đó. Phán quyết này lập tức ảnh hưởng đến một nhóm tám người đàn ông đến từ các quốc gia bao gồm Myanmar, Cuba, Việt Nam và Mexico – là những người có lịch bị trục xuất sang Nam Sudan, dù chỉ có một người trong số họ là công dân Nam Sudan. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước đó đã khuyến cáo công dân Hoa kỳ không nên đến Nam Sudan do tình hình tội phạm, bắt cóc và xung đột vũ trang.
Thứ Bảy, 12 Tháng Bảy 2025(Xem: 1191)
(Robert Mullins International) Vào tháng 7 năm 1868, Tu chính án thứ Mười bốn đã được bổ túc vào Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án này bảo đảm quyền công dân Hoa kỳ cho tất cả trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ, kể cả những người từng là nô lệ. Ngoại lệ duy nhất là con của các nhà ngoại giao. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh đối với những trẻ em sinh ra từ cha mẹ là người di dân bất hợp pháp hoặc người ở Hoa kỳ với chiếu khán du lịch. Ngay sau khi sắc lệnh được ban hành, đã có nhiều vụ kiện chống lại sắc lệnh này. Kết quả là một tòa án liên bang Quận phán quyết rằng quyền công dân theo nơi sinh không thể bị chấm dứt cho đến khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định cho vấn đề này.
Thứ Bảy, 05 Tháng Bảy 2025(Xem: 1410)
(Robert Mullins International) Ông Trump và ông Miller nói rằng người di dân đang xâm lược California. Người dân sống ở California và chính quyền California nói rằng không có cuộc xâm lược nào cả. Chúng ta nên tin ai? Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia California đến Los Angeles. Ông cho biết quân đội cần phải "giải phóng" Los Angeles khỏi "cuộc xâm lăng của người di dân". Stephen Miller, Phó Chánh Văn phòng Nhà Trắng, một người có quan điểm mạnh mẽ phản đối di dân, cho rằng Los Angeles là bằng chứng cho thấy người di dân phá vỡ xã hội như thế nào. Có thực sự có một cuộc xâm lăng của người di dân ở Los Angeles không? Lực lượng quân đội di dân ở đâu? Họ sử dụng vũ khí gì? Quốc gia nào đã gửi quân đội đến? Không có câu trả lời. Vì vậy, không cần phải gửi 700 Thủy quân lục chiến và 4.000 Vệ binh Quốc gia đến Los Angeles.
Thứ Bảy, 28 Tháng Sáu 2025(Xem: 1622)
(Robert Mullins International) 19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ. Việc kiểm tra này sẽ áp dụng cho tất cả sinh viên xin chiếu khán diện F, M hoặc J. Nếu đương đơn nào từ chối mở tài khoản mạng xã hội của họ, các viên chức lãnh sự sẽ hiểu rằng đương đơn này đang cố gắng che giấu điều gì đó. Trong trường hợp này, đơn xin chiếu khán sẽ bị từ chối.
Thứ Bảy, 21 Tháng Sáu 2025(Xem: 2054)
(Robert Mullins International) Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần". Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thẻ Vàng của Trump sẽ không bao giờ xảy ra. Quốc hội phải phê duyệt bất kỳ loại chiếu khán mới nào và ban hành các luật thuế mới. Nhưng hiện tại, không có dự luật nào về chiếu khán Thẻ Vàng đang được xem xét tại Quốc hội.
Thứ Bảy, 14 Tháng Sáu 2025(Xem: 2499)
(Robert Mullins International) Ngày 28 tháng 5 năm 2025: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn thế giới ngừng duyệt xét chiếu khán sinh viên mới trong khi đang làm việc để mở rộng quy trình "kiểm tra và sàng lọc trên mạng xã hội" đối với tất cả những đương đơn xin chiếu khán sinh viên mới. Lệnh mới này nhằm tạm thời dừng việc duyệt xét chiếu khán sinh viên mới được đưa ra vào thời điểm chính quyền Trump đã hủy bỏ nhiều chiếu khán du học sinh nước ngoài đã có mặt tại Hoa Kỳ. Ông Trump cũng đã cố gắng ngăn chặn sinh viên nước ngoài học tại Đại học Harvard. Nỗ lực đó đã bị một thẩm phán liên bang tạm thời ngăn chặn. Trong năm học 2024/2025, gần 7,000 sinh viên quốc tế từ 147 quốc gia đã đăng ký học tại Harvard. Họ chiếm 27 phần trăm trên tổng số sinh viên của trường.
Thứ Bảy, 07 Tháng Sáu 2025(Xem: 2932)
Ngày 25 tháng 5 năm 2025. Chính quyền của ông Trump đã trục xuất bất hợp pháp một số nam giới người châu Á đến Nam Sudan. Các luật sư đại diện cho những người này cho biết một chuyến bay quân sự của Hoa Kỳ chở khoảng một tá người, bao gồm công dân Lào, Thái Lan, Myanmar, Mexico và Việt Nam, đã hạ cánh xuống Nam Sudan vào ngày 20 tháng 5. Bộ An ninh Nội địa cho biết chuyến bay có một người đàn ông Việt Nam, Tuan Thanh Phan, người đã bị kết tội giết người cấp độ một và hành hung cấp độ hai và bị kết án 22 năm tù. Một thẩm phán di trú đã ra lệnh trục xuất Phan về Việt Nam vào năm 2009. Phan đã không kháng cáo lệnh trục xuất của mình. Có khả năng chính phủ Việt Nam đã từ chối chấp nhận cho anh ta trở về Việt Nam, vì vậy anh ta vẫn ở lại Hoa Kỳ. Anh ta đã bị Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bắt giữ vào đầu tháng 5. Không rõ tại sao anh ta lại bị trục xuất đến Nam Sudan thay vì Việt Nam.
Thứ Bảy, 31 Tháng Năm 2025(Xem: 3105)
(Robert Mullins International) 04 tháng 4 năm 2025. Các viên chức liên bang đang âm thầm hủy chiếu khán của một số sinh viên đại học quốc tế. Điều này khiến các viên chức đại học lo ngại. Họ cho biết chính quyền Trump đang sử dụng các chiến lược mới và lý do không rõ ràng để đẩy một số sinh viên ra khỏi đất nước. Tại sao chiếu khán sinh viên bị hủy? Một số sinh viên đã mất chiếu khán vì các hành động ủng hộ người Palestine, hoặc các tội nhẹ, thậm chí là vi phạm giao thông. Những sinh viên khác không biết lý do vì sao chiếu khán của họ lại bị hủy. Tại Đại học Tiểu bang Minnesota, năm sinh viên nước ngoài đã bị mất chiếu khán vì những lý do không rõ ràng. Tình cờ, trường đại học phát hiện ra việc hủy chiếu khán khi đang kiểm tra một sinh viên có chiếu khán bị hủy vì lái xe khi say rượu.
Thứ Bảy, 24 Tháng Năm 2025(Xem: 4010)
(Robert Mullins International) Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã công bố dữ liệu chương trình EB-5 từ Quý 4 tài khóa năm 2024. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ từ chối cao đối với đơn I-526 (Đầu tư trực tiếp vào cơ sở kinh doanh của chính họ) so với đơn I-526E đầu tư cho Trung tâm vùng. Tỷ lệ từ chối đối với đơn I-526 là khoảng 30%, điều này có nghĩa là Sở Di trú đã ban hành quyết định từ chối đối với gần một phần ba tổng số đương đơn Đầu tư trực tiếp. Những đương đơn này đã chờ khoảng 57 tháng để Sở Di Trú ra quyết định. Ngược lại, tỷ lệ từ chối đối với đơn I-526E là khoảng 3%. Đơn I-526E được sử dụng bởi nhà đầu tư khi họ đầu tư tiền vào Chương trình EB-5 Trung tâm vùng.