Danh Sách Chờ Đợi Chiếu Khán Di Dân và Vấn Đề Cải Tổ Di Trú Năm 2015

Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 201515:25(Xem: 53153)
Danh Sách Chờ Đợi Chiếu Khán Di Dân và Vấn Đề Cải Tổ Di Trú Năm 2015

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bốn triệu ba trăm ngàn (4.300.000) đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân trên toàn thế giới đang chờ đợi hồ sơ của họ đáo hạn để được đi phỏng vấn. Số chiếu khán lớn nhất, tổng cộng  ba triệu hai trăm ngàn (3.200.000) người, thuộc hai diện bảo lãnh F3 và F4, vì những hồ sơ này bao gồm người hôn phối và các con của người được bảo lãnh.

Mễ Tây Cơ (Mexico) dẫn đầu với 1.300.000 người đang chờ được phỏng vấn, tiếp theo là Phi Luật Tân (Philippines) và Ấn Độ (India). Việt Nam đứng hàng thứ tư với 260.000 người đang chờ phỏng vấn. Riêng ở Việt Nam, có 7.300 hồ sơ diện F-1 và khoảng 12.000 hồ sơ diện F2B. Diện F3 bảo lãnh con đã lập gia đình của công dân Mỹ có 60.000 hồ sơ đang chờ phỏng vấn, và anh chị em của công dân Hoa Kỳ, cùng với gia đình họ, có 174.000 người chờ đến lượt phỏng vấn.

Thời gian chờ đợi thông thường của mỗi diện bảo lãnh được kỳ vọng vẫn giống như năm 2014. Mặc dù đã có nhiều thảo luận về sự thay đổi trong luật di trú, nhưng chúng tôi không kỳ vọng bất cứ sự thay đổi quan trọng nào trong suốt năm 2015. Tổng thống Obama đã nói rằng việc chờ đợi phỏng vấn chiếu khán di dân sẽ không phải đợi lâu hơn dù có bất cứ sự thay đổi trong những Tác Động Hành Pháp của ông.

Một trong những Tác Động Hành Pháp của ông Obama là chương trình DAPA, tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất cha-mẹ của các thường trú nhân và công dân Mỹ, và thêm một số lợi ích khác cho các đương đơn của chương trình DACA, tạm hoãn trục xuất những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Có khoảng 1.300.000 di dân không có giấy tờ lợp lệ là người Á Châu và đông nhất là những người đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Phi Luật Tân và Nam Hàn. Hầu hết là những những người chỉ ở quá hạn chiếu khán du lịch hoặc du học.

Nhiều người hỏi rằng tại sao Tòa Bạch Ốc lại ước tính thời gian 6 tháng trước khi những hồ sơ diện DAPA mới được Sở di trú nhận. Có lẽ họ không hiểu rằng Sở di trú USCIS thụ lý khoảng 4 triệu đơn đủ loại mỗi năm. Những hồ của chương trình DAPA và chương trình DACA mở rộng sẽ thêm nhiều triệu đơn mới nhập vào số lượng công việc vốn đã chồng chất. Chương trình DACA cần thêm 900 nhân viên mới và chương trình DAPA kỳ vọng sẽ cần gấp sáu hoặc gấp tám lần số nhân sự kể trên. Đối với chương trình mới DAPA, Sở di trú sẽ phải tăng số nhân lực chưa từng có.

Sở di trú Hoa Kỳ USCIS đang muốn tuyển 1.000 nhân viên mới để duyệt xét đơn liên quan đến những tác động hành pháp mới về di trú của Tổng thống Obama. Một cựu nhân viên của Sở di trú nói rằng ông không thể hiểu được làm sao Sở di trú có thể tuyển người, thuê mướn, xác nhận thông tin, thông qua tất cả việc kiểm tra lý lịch an ninh quốc gia và huấn luyện cho 1.000 nhân viên mới này trong vòng 6 tháng.

Trước khi Sở di trú nhận đơn cho chương trình mở rộng DACA và chương trình mới DAPA, sẽ có nhiều tháng để đưa là những điều luật, thông báo và góp ý. Những đơn nộp trong năm 2015 sẽ có thể chưa được quyết định cho đến năm 2016. Một số người nói rằng sẽ có hàng trăm ngàn đơn giả mạo sẽ cần được điều tra. Những cuộc phỏng vấn sẽ cần phải chờ nhiều tháng và có thể nhiều năm mới có thể thực hiện được.

Việc tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất dành cho các đương đơn của hai chương trình DACA và DAPA không có nghĩa là "hợp pháp hóa". Những ngoại kiều được chấp thuận hoãn thi hành lệnh trục xuất chỉ được xem là "hiện diện hợp pháp" vì những lợi ích của luật liên bang. Việc chấp thuận tạm hoãn lệnh trục xuất sẽ không giúp cho người ngoại kiều có thể thụ đắc quy chế thường trú nhân, không thể có Thẻ Xanh, hoặc quốc tịch Mỹ, và không thể bảo lãnh thân nhân gia đình vì những quyền lợi di trú. Những ngoại kiều được chấp thuận tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất có khả năng được quy chế hợp pháp hóa bởi quốc hội trong tương lai như đã từng xảy ra cho những nhóm ngoại kiều trước đây được chấp thuận có sự giúp đỡ tạm thời không bị trục xuất.

Mặc dù ông Obama từng hứa hẹn rằng những người đang chờ đợi ở ngoài Hoa Kỳ để được nhập cảnh hợp pháp sẽ không phải chờ lâu hơn, nhưng thực tế cho thấy thời gian phải chờ lâu hơn là điều không thể tránh khỏi. Sự kiện nhiều triệu người nộp đơn xin tạm hoãn lệnh trục xuất sẽ càng làm trì trệ công việc đang tồn đọng.

Làm sao tránh được những nan đề di trú tiếp tục xảy ra và làm sao làm nản lòng những người nhập cư bất hợp pháp? Một giáo sư luật nói rằng làm việc này rất dễ. Ông đề nghị a) hủy bỏ việc thụ đắc công dân khi sinh ra trên đất Mỹ, và b) từ chối những di dân bất hợp pháp vào học trường công lập. Ông nói rằng điều này sẽ giảm một cách rõ rệt và ngay lập tức số ngoại kiều bất hợp pháp đến Hoa Kỳ. Ông giáo này còn thêm rằng: "… dựa trên những biến cố trước đây, ngoại kiều bất hợp pháp biết rằng nếu chờ đến một lúc nào đó, sau cùng họ cũng sẽ được một hình thức ân xá nào đó. Hãy xem những gì mà các ông Reagan, Bush và Obama đã làm. Chúng ta phải có sự cải tổ di trú ra lệnh ngay từ đầu bằng cách hủy bỏ những sự khuyến khích và không tưởng thưởng cho những hành vi bất hợp pháp".

Ông Obama đã làm rất nhiều trong phạm vi của ông cho những ngoại kiều bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Việc cải tổ toàn diện luật di trú Hoa Kỳ sẽ phải đợi cho đến khi quốc hội ra tay. Nhìn đến sự thiếu hợp tác giữa những nhà làm luật của Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ trong những năm qua, chúng ta có thể nghi vấn về những thay đổi quan trọng có thể xảy ra trong năm 2015.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hai năm rưỡi trước, Tổng thống Obama tuyên bố một chính sách mới cho phép một số người hợp lệ được duyệt xét cấp chiếu khán ở ngoại quốc, và có giấp chấp thuận miễn áp dụng luật cấm nhập cảnh 10 năm tái nhập cảnh. Họ có thể xin giấy chấp thuận này trước khi rời Hoa Kỳ trở về nước đợi phỏng vấn xin chiếu khán. Việc được chấp thuận miễn sự vi phạm có khuynh hướng được cứu xét rất nhân đạo. Chương trình này hiện có thành công không?

- Đáp: Sở di trú hiện rất khó khăn trong việc chấp thuận việc xin miễn sự vi phạm, gần như từ chối tất cả đơn diện này vì họ nói rằng không đủ chứng minh về sự vô cùng khó khăn. Tòa Bạch Ốc có vẻ không giám sát về chương trình này. Việc nới rộng chương trình này bằng cách bao gồm thêm các thường trú nhân sẽ vô nghĩa nếu Tòa Bạch Ốc không để ý tới những hồ sơ xin miễn sự vi phạm.

- Hỏi: Làm sao để các đương đơn của chương trình DACA và DAPA chứng minh rằng họ đã ở Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 2010?

- Đáp: Họ cần lập một hồ sơ đầy đủ chứng minh nơi cư trú trong suốt 5 năm qua. Bất cứ  giấy tờ nào đều có thể được xem là bằng chứng, như: Hóa đơn điện nước, giấy ghi phạt xe chạy quá tốc độ, hồ sơ y khoa, hóa đơn mua lệnh phiếu gửi tiền, giấy đăng ký xe, hồ sơ rửa tội, giấy nợ tiền mua nhà, thư có mộc đóng ngày của bưu điện, ngày đăng những thông tin xã hội lên mạng điện tử, biên nhận thuê phim, hóa đơn của bác sĩ thú y, hoặc chương trình ghi nhận là khách hàng quen thuộc có ghi chi tiết tất cả thời gian mua hàng, v.v… Khai sinh của con sẽ cần phải có để chứng minh là cha-mẹ của công dân Mỹ. Hồ sơ trường học, báo cáo ngân hàng và hồ sơ chích ngừa cũng sẽ giúp rất nhiều.

Chính phủ dự trù bắt đầu nhận đơn DACA mới vào giữa tháng 2-2015 và giữa tháng 5-2015 cho những hồ sơ DAPA.

- Hỏi: Đối với cộng đồng Việt Nam, sự thay đổi điều luật di trú nào có ích lợi cho họ nhất?

- Đáp: Thời gian chờ đợi phỏng vấn xin chiếu khán di dân có thể rút ngắn rất nhiều nếu Bộ Ngoại Giao chỉ yêu cầu một chiếu khán cho cả gia đình các diện bảo lãnh F3 và F4, thay vì cấp chiếu khán cho từng người. Điều này sẽ làm cho số chiếu khán dư rất nhiều và có thể sử dụng cho những diện bảo lãnh khác.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122522)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,
Thứ Sáu, 11 Tháng Tám 2006(Xem: 120081)
Cuộc tranh luận về cải tổ vấn đề di dân tại quốc hội đang tạm ngưng trong lúc các chính trị gia thảo luận với nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này bằng một loạt những cuộc điều trần được tổ chức trên toàn quốc. Trong khi đó sự bất trắc về tương lai của chính sách di dân của Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều thường trú nhân hợp pháp tại đây vội vã nộp đơn xin nhập tịch.
Thứ Hai, 07 Tháng Tám 2006(Xem: 125346)
Bộ phận Lãnh sự của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hiện đang cứu xét đơn xin nhận con nuôi mồ côi người Việt Nam của các công dân Hoa Kỳ. Những người mong muốn xin con nuôi mồ côi tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục qua các văn phòng xin con nuôi Hoa Kỳ và những văn phòng này được sự chấp thuận của chính quyền Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 2006(Xem: 118157)
Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ.
Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 125358)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 119688)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120921)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127686)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122554)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122000)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn