Điều Khó Hiểu Khi Kết Luận Về "Sự Gian Dối" Trong Những Hồ Sơ Diện Vợ-Chồng Và Hôn Phu-Thê Bị Từ Chối

Thứ Năm, 12 Tháng Ba 201514:04(Xem: 34683)
Điều Khó Hiểu Khi Kết Luận Về "Sự Gian Dối" Trong Những Hồ Sơ Diện Vợ-Chồng Và Hôn Phu-Thê Bị Từ Chối

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


(Robert Mullins International) Sự gian dối nói ở đây có nghĩa là đương đơn đã cố ý che dấu một - hoặc nhiều dữ kiện sẽ đưa đến việc bất hợp lệ để được cấp chiếu khán (visa). Nếu Lãnh sự nghi ngờ mối quan hệ, họ sẽ nói đã có sự gian dối. Lý do nào họ kết luận có sự gian dối? Họ thường nói rằng đương đơn - người được bảo lãnh - không thể trả lời những câu hỏi về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ. Đúng, đương đơn có thể thiếu một số thông tin về người bảo lãnh, nhưng không thể cho rằng có sự gian dối được. Đây cũng chỉ là cách Lãnh sự muốn từ chối một hồ sơ khi không có bằng chứng - hoặc không thể trả lời - về một câu hỏi hoặc một yêu cầu nào đó.

Sau khi một hồ sơ bị từ chối, Lãnh sự gửi đơn bảo lãnh về lại cho Sở di trú tại Hoa Kỳ để duyệt xét và có thể bị hủy bỏ. Điều này tùy vào người bảo lãnh phải chứng minh cho Sở di trú hiểu rằng Lãnh sự sai lầm và không hề có sự gian dối nào hết. Nếu người bảo lãnh thất bại trong việc phản bác lại quyết định của Lãnh sự, hồ sơ của đương đơn sẽ ghi mãi chữ "có sự gian dối".

Trong hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée), người bảo lãnh có thể quyết định nộp một hồ sơ hôn phu-thê mới hoặc quyết định kết hôn và người bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng. Nếu đơn bảo lãnh mới được Sở di trú chấp thuận, khi đương đơn đi  phỏng vấn lần thứ hai và có thể bị từ chối một lần nữa vì hồ sơ được ghi chú là "có sự gian dối". Lãnh sự sẽ khuyên đương đơn nên nộp đơn I-601 Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Việc Vi Phạm) cho Sở di trú tại Hoa Kỳ. Vấn đề là Sở di trú hiếm khi chấp thuận đơn I-601.

Điều cũng có thể xảy ra là Sở di trú tại Hoa Kỳ sẽ từ chối đơn bảo lãnh mới nếu đơn bảo lãnh đầu tiên đã bị hủy bỏ vì "gian dối'. Hầu như người ta không thể thuyết phục Sở di trú rằng không hề có sự gian dối nào hết.

Mười năm trước, chúng tôi đã thực hiện một bản danh sách những lý do tại sao những hồ sơ bị từ chối trong các chương trình phát thanh hội thoại di trú của văn phòng Robert Mullins International. Chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng về nhiều thông tin mà người được bảo lãnh ở Việt Nam phải biết về người bảo lãnh bao gồm lý lịch cá nhân cũng như đời sống ở Hoa Kỳ. Từ những hồ sơ của thân chủ, chúng tôi cũng đã đưa ra những thí dụ về những câu hỏi của Lãnh sự. Kể cả những câu hỏi mà chỉ có đương đơn trả lời được nếu người này đang sống ở Hoa Kỳ với người bảo lãnh, và vì thế, các đương đơn không thể trả lời được vì chưa hề sống ở Hoa Kỳ.

Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, Sở di trú sẽ gửi cho người bảo lãnh giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) và họ sẽ nhắc lại những lý do tại sao Lãnh sự trả đơn bảo lãnh. Thực ra, hầu hết những lý do này không thể bị xem là có ý định gian dối, nhưng Sở di trú chỉ dựa vào những gì Lãnh sự nói khi họ trả đơn bảo lãnh. Bây giờ là việc người bảo lãnh phải phản bác giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) của Sở di trú.

Điểm quan trọng ở đây là khi Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh bị hoàn trả từ Lãnh sự, họ giả định rằng Lãnh sự từ chối hồ sơ vì những lý do cụ thể, và điều này có nghĩa là Sở di trú chưa hề biết khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Sở di trú nghĩ rằng Lãnh sự có những lý do chính đáng để từ chối hồ sơ.

Lãnh sự không có ý định từ chối  đơn bảo lãnh vì những lý do đã hiện hữu khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh. Chẳng hạn, nếu tuổi tác của người bảo lãnh và người bảo lãnh quá chênh lệch, Sở di trú đã biết điều này khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Lãnh sự không có quyền trả hồ sơ về Sở di trú vì lý do tuổi tác chênh lệch.

Khi Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú, họ đính kèm một lá thư cho biết người được bảo lãnh không biết rõ về người bảo lãnh, hoặc quan hệ không phù hợp với truyền thông văn hóa của Việt Nam. Điều này lại cho thấy chẳng có lý do hợp lý nào để có nói rằng đương đơn vì phạm tội gian dối cả.

Thí dụ, Lãnh sự nói rằng người được bảo lãnh không thể mô tả thành phố mà người bảo lãnh đang sống, không thể cho biết tên những người bạn của người bảo lãnh, không biết tên người chủ của người bảo lãnh, hai người chỉ có một lễ đính hôn hoặc lễ cưới quá nhỏ, hoặc hai người đính hôn hay kết hôn rất vội khi gặp nhau lần đầu tiên, hoặc người được bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) không thể cung cấp những dữ kiện căn bản về kế hoạch kết hôn ở Hoa Kỳ.

Không có điểm nào nêu trên có thể bị xem là có ý định gian dối cả, nhưng gian dối là lý do mà Lãnh sự từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

Nếu đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée) bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, phải mất thời gian khá lâu Sở di trú mới liên lạch với người bảo lãnh với thư Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ). Người bảo lãnh có thể tính đến việc bỏ hồ sơ này và quyết định kết hôn để bảo lãnh diện vợ chồng. Nhưng, nếu Sở di trú hủy bỏ Đơn Bảo Lãnh Hôn Thê, họ sẽ ghi chú có "sự gian dối" vào hồ sơ của đương đơn. Vì thế, không bảo giờ xem thường việc trả lời giấy Thông Báo Dự Định Hủy Bỏ (Hồ Sơ) của đơn bảo lãnh đầu tiên mặc dù hai người có dự tính nộp đơn bảo lãnh mới.

Lãnh sự đã cho  chúng tôi biết rằng họ sẽ duyệt xét đơn bảo lãnh hôn phu-thê mới hoặc đơn bảo lãnh vợ-chồng mới, nhưng nếu đơn bảo lãnh thứ nhất bị Sở di trú hủy bỏ, thì Lãnh sự sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán cho đương đơn trong lần phỏng vấn thứ hai. Họ sẽ bảo đương đơn phải nộp đơn xin Đơn Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Việc Vi Phạm) I-601.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có cách nào tránh việc bị từ chối vì lý do gian dối không?

- Đáp: Không có cách nào chắc chắn cả. Nhưng điều có thể giúp ích là đơn bảo lãnh nên kèm theo một bản tường trính mối quan hệ giữa hai người và cũng nên trình bày bất cứ lý do nào có thể sẽ bị Lãnh sự từ chối. Với cách này, Lãnh sự không thể viện cớ rằng Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh mà không biết tất cả dữ kiện đã được trình bày trong hồ sơ bảo lãnh. Nói với Sở di trú những điều mà người được bảo lãnh sẽ không thể biết một cách hợp lý về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và những điều mà Lãnh sự có thể dùng để từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

- Hỏi: Nếu Lãnh sự từ chối hồ sơ và nói rằng người được bảo lãnh phải nộp đơn I-601 với Sở di trú thì điều gì sẽ phải làm?

- Đáp: Đơn I-601 phải cho thấy người bảo lãnh sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng nếu ở Hoa Kỳ nhưng không có người được bảo lãnh bên cạnh, hoặc người bảo lãnh cũng sẽ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nếu phải về Việt Nam sống với người được bảo lãnh.

- Hỏi: Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ, bao lâu Sở di trú mới liên lạc với người bảo lãnh?

- Đáp: Có thể từ 6 tháng đến một năm. Người bảo lãnh nên kiểm lại với Lãnh sự xem họ đã trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú từ bao giờ, và phối kiểm với Sở di trú để có thể phản bác quyết định của Lãnh sự Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 13 Tháng Hai 2023(Xem: 4852)
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.
Chủ Nhật, 05 Tháng Hai 2023(Xem: 5361)
(Robert Mullins International) Khi chúng ta bước sang năm 2023 và các mối đe dọa tiếp tục đối với nền kinh tế, một phần đáp ấn cho vấn đề của chúng ta là nhập cư nhiều hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình của một xã hội khép kín với tỷ lệ sinh sản giảm và không muốn cho phép nhập cư. Nhật Bản giờ đây có nhiều thị trấn và làng mạc bị bỏ hoang, dân số già làm việc ở độ tuổi 70 và phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở nước ngoài. Tỷ lệ sinh sản của Hoa Kỳ khoảng 1,7 lần sinh trên một phụ nữ là không đủ để duy trì cho sự hùng vĩ của Hoa Kỳ. Tỷ lệ thay thế mong muốn là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ là cần thiết để dân số Hoa Kỳ không bị thu hẹp, nếu không có sự gia tăng nhập cư. Một giải pháp là cho nhập cư nhiều hơn.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 7440)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ đang gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường Trú Nhân (còn được gọi là Thẻ Xanh) cho những đương đơn nộp đúng Mẫu I-751, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về thường trú, hoặc Mẫu Đơn I-829, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú của nhà đầu tư, cho đến 48 tháng sau ngày hết hạn của thẻ. Thay đổi này bắt đầu vào ngày 11 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-829 và sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-751. Sở Di Trú đang thực hiện thay đổi này để phù hợp với thời gian duyệt xét hiện tại đối với Mẫu I-751 và Mẫu I-829 đã tăng lên trong suốt năm qua.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 5869)
(Robert Mullins International) Nhà Trắng gần đây cho biết họ không thể mô tả những gì Phó Tổng thống Kamala Harris đang làm để giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" của việc di cư ồ ạt đến biên giới phía Nam. Đây được cho là một trong những công việc chính của bà ấy. Làn sóng người di cư kéo đến biên giới phía nam trong những ngày gần đây vì họ mong đợi chính sách Title 42 sớm kết thúc. Điều khoản 42 là một chính sách do chính quyền trước tạo ra để ngăn người di cư vượt biên. Nhưng người phát ngôn - Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói rằng Điều khoản 42 kết thúc không có nghĩa là biên giới được mở. Ngày 27 tháng 12, 2022 Tối Cao Pháp Viện đã tạm thời gia hạn điều khoản này.
Thứ Hai, 16 Tháng Giêng 2023(Xem: 6118)
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, luật mới về Gánh nặng xã hội của Bộ Nội An (DHS) có hiệu lực. Sở di trú cho biết luật mới hiện cung cấp sự rõ ràng và nhất quán về những người nào sẽ không thể nộp đơn xin hưởng quyền lợi di trú vì gánh nặng xã hội. Luật mới quay trở lại phiên bản năm 1999. Điều đó có nghĩa là việc nhận tiền phụ cấp an sinh (SSI) trước đây hoặc hiện tại; Hỗ Trợ Tạm Thời cho các Gia Đình Nghèo Khó (TANF); Hỗ trợ chung; hoặc nằm viện dài hạn với chi phí của chính phủ có thể khiến người nộp đơn không thể trở thành thường trú nhân. Sở Di Trú sẽ không áp dụng quyết định gánh nặng xã hội trong trường hợp người đó đã nhận được các khoản trợ cấp mà không phải bằng tiền mặt như Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ túc (SNAP), hỗ trợ y tế Medicaid, nhà ở công cộng hoặc các chương trình bữa ăn trưa ở trường.
Chủ Nhật, 08 Tháng Giêng 2023(Xem: 6856)
(Robert Mullins International) Bước vào tuần lễ thứ 2 của đầu Năm Mới, chúng ta đã có lưỡng viện Quốc Hội hoạt động với những Nghị sĩ và Dân biểu mới tuyên thệ nhậm chức. Điều gì ở phía trước cho việc di trú Hoa Kỳ vào năm 2023? Dưới đây là năm tiên đoán. Tiên đoán 1. Công nghệ chat GPT (trò chuyện tự động) sẽ cách mạng hóa di trú Hoa Kỳ Công nghệ AI, chẳng hạn như hộp trò chuyện chatbox tại chat.openai.com, sẽ thay đổi cách quản lý di trú. Công nghệ này sẽ cung cấp đầy đủ cho những người nộp đơn thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của nó và những bước mà họ cần phải làm để hoàn thành. Ví dụ, những di dân thương gia sẽ có thể được giúp để chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh. Những người tị nạn sẽ có thể có chi tiết về điều kiện của đất nước và tại sao họ sợ trở về nhà. Người lao động sẽ tìm thấy hướng dẫn về việc nộp đơn ở đâu để xin giấy phép làm việc và các tiêu chí để hoàn thành.
Thứ Hai, 02 Tháng Giêng 2023(Xem: 6530)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang cập nhật Hướng dẫn Chính sách của sở Di Trú cho phép Sở Di Trú tự động gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường trú nhân (thường được gọi là Thẻ Xanh) cho những Thường trú nhân hợp pháp đã nộp đơn xin nhập tịch. Bản cập nhật này dự kiến sẽ giúp ích cho những người nộp đơn xin nhập tịch mà bị thời gian chờ duyệt xét lâu hơn, do họ sẽ được gia hạn tình trạng thường trú nhân hợp pháp (LPR) và có thể không cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh). Những Thường trú nhân nộp đúng Mẫu N-400, Đơn xin Nhập tịch, có thể nhận được gia hạn này, cho dù là họ có nộp Mẫu đơn I-90 hay không.
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6526)
(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như những viễn ảnh di trú có thể xãy ra trong năm mới 2023. Phần 2 chúng tôi trình bày những sự kiện di trú có thể xãy ra vào năm 2023 như sau: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng các cơ quan lãnh sự đang dần giảm thiểu tình trạng tồn đọng của các đơn xin chiếu khán đang chờ duyệt xét. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy thời gian chờ xếp lịch để phỏng vấn có phần lâu hơn trước. Ngoài ra, ngày đáo hạn cấp chiếu khán định cư hoàn toàn không thay đổi vào năm 2022, có nghĩa là một số người đang phải đợi thêm một hoặc hai năm nữa cho đến khi họ có thể nộp đơn xin chiếu khán hoặc thẻ xanh.
Thứ Hai, 19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6063)
(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như có thể xãy ra trong năm mới 2023. Trước thềm Năm Mới, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc quý vị Năm Mới dồi dáo sức khỏe, an lành và đoàn viên. Theo một cuộc khảo sát mới được công bố gần đây, người Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề di dân và thậm chí ngày càng có nhiều người tin rằng mức độ di dân vào Hoa Kỳ nên được giảm xuống. Trong cuộc khảo sát này, có 38% số người cho rằng nên giảm số lượng người di dân vào nước này, trong khi 31% muốn giữ nguyên như hiện tại và 27% muốn tin rằng con số nên được tăng lên.
Chủ Nhật, 11 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5706)
(Robert Mullins International) Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Phần 2 của chủ đề này sẽ nói về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027. Đạo Luật Liêm Chính Cải Tổ EB-5 Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 tháng 3 năm 2022 (RIA) đã sửa đổi Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch để cho phép các nhà đầu tư EB-5 đủ điều kiện và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ [đã ở Hoa Kỳ] nộp Mẫu I-485 để Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I-526E, hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được chấp thuận.