Đời Sống California - Quan Điểm Về Di Trú Và Quyền Tự Do Ngôn Luận Trong Ngày Lễ Cinco De Mayo

Thứ Tư, 08 Tháng Tư 201517:25(Xem: 26937)
Đời Sống California - Quan Điểm Về Di Trú Và Quyền Tự Do Ngôn Luận Trong Ngày Lễ Cinco De Mayo


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Tại California, quan điểm của người dân đã thay đổi về di dân bất hợp pháp. Thời gian đổi thay. Thái độ nhẹ nhàng hơn. Dân tình hiểu nhau hơn và hỉ xả. Hai mươi mốt năm trước, 50% cử tri California quyết định từ chối cấp những dịch vụ công cộng cho những người dến Mỹ bất hợp pháp. Kể cả việc giáo dục con em của họ. Các tòa án gần như loại bỏ Dự luật 187, nhưng họ không thể quăng đi cảm nhận của những người ủng hộ Dự luật 187.

Giờ đây chúng ta thấy những cảm nhận này đã thay đổi. Qua một cuộc trưng cầu ý kiến mới trên toàn quốc, Viện Chính Sách Công Cộng California tường trình rằng đại đa số cử tri ủng hộ con đường cấp chứng chỉ công dân cho những di dân bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.

Tại sao dân California lại thay đổi suy nghĩ của họ? Theo viện chính sách này, quá nhiều cư dân California  đã trải qua nhiều kinh ngiệm với người di dân trong đời sống thường nhật, và họ có những kinh nghiệm tích cực hơn. Người dân khẳng định rằng người di dân mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế hơn là một gánh nặng. Họ biết sự quan trọng việc trở thành công dân Hoa Kỳ. Họ chỉ muốn có một đời sống ý nghĩa. Dân California không còn những ý tưởng tiêu cực về di dân bất hợp pháp nữa. Có thể vẫn chưa phải là sự chào đón hoàn toàn, nhưng có sự khoan dung và cái nhìn đã thực tế hơn.

Nhân Viên ICE Và Chính Sách Trục Xuất

Trong tháng 11 năm 2014, ông Jeh Johnson, Bộ trưởng Bộ Nội An, loan báo về chương trình DAPA, nhằm cứu vãn việc trục xuất mới của Tổng thống Obama, cho những cha mẹ của công dân Mỹ và thường trú nhân, cùng với việc nới rộng chương trình DACA đang có nhằm cho phép những di dân không có giấy tờ hợp pháp đến Hoa Kỳ khi còn thơ ấu có thể ở lại Hoa Kỳ và làm việc tạm thời. Các chương trình này hiện đang bị khựng lại vì sự can thiệp của một tòa án. Để tránh việc trục xuất những ngoại kiều không hề phạm tội, các nhân viên di trú ICE được lệnh vẫn tiếp tục nhắm vào việc trục xuất những trường hợp ưu tiên cần giải quyết mà thôi.

Hội Thoại Viễn Thông Về Đơn I-601A Của Những Người Xin Miễn Tạm Thời Những Vi Phạm

Vào ngày 31 tháng Ba vừa qua, văn phòng chuyên kiểm tra những vi phạm của các cơ quan chính phủ vi phạm quyền lợi dân chúng của Bộ Nội An đã tổ chức một buổi hội thoại viễn thông về chủ đề Đơn I-601A, qua những yêu cầu của những người muốn xin tạm miễn hình phạt về những vi phạm trước đây. Đơn xin miễn tạm thời hình phạt này  đòi hỏi các đương đơn phải chứng minh người phối ngẫu hoặc cha mẹ của họ sẽ trải qua tình trạng vô cùng khó khăn nếu đương đơn không thể nhận được chiếu khán (visa). Một trong những tác động hành pháp của ông Obama hồi tháng 11 năm ngoái đã chỉ thị Bộ Nội An và Sở di trú phải xem lại những đòi hỏi quá khắt khe về chứng minh tình trạng vô cùng khó khăn.

Tiếc thay, buổi hội thảo cuối tuần qua không thể cung cấp bất cứ thông tin nào liên quan đến việc bao giờ sẽ áp dụng việc nhẹ nhàng hơn về đòi hỏi phải chứng minh tình trạng vô cùng khó khăn. Mọi việc liên quan đến những tác động hành pháp của ông Obama hiện nay vẫn bị khựng lại.

Những Ngoại Lệ Về Tự Do Ngôn Luận Tại Hoa Kỳ

Ngôn luận chưa chắc đã được hoàn toàn tự do tại Hoa Kỳ. Vẫn có những ngoại lệ, tùy vào phản ứng của người dân về những từ ngữ và phát biểu ra sao. Ngôn luận không thể tự do nếu có những thái độ kích động, hoặc có những phát biểu sai lạc làm hại đến người khác.

Tại một trường trung học ở Morgan Hill, vào ngày lễ Cinco de Mayo, một số học sinh đã mặc áo thun (T shirt) có in hình lá cờ Hoa Kỳ. Phó hiệu trưởng của trường này đã yêu cầu các học sinh nói trên có thể gây nên sự kích động và nên mặc áo ngược lại. Các học sinh thì lại cho rằng mặc ngược áo như vậy có thể bất kính với lá cờ Hoa Kỳ, vì thể họ chọn cách rời khỏi trường học.

Các nhân viên trường học nói rằng họ sợ việc trương ra lá cờ Hoa Kỳ của nhóm học sinh này trong ngày lễ lớn của dân Mễ Tây Cơ mà các học sinh gốc Mễ khác đang ăn mừng lễ truyền thống có thể là một sự kích động gây nên những trận đánh nhau giữa hai nhóm học sinh.

Vì thế, câu hỏi "Đưa ra lá cờ Mỹ trong ngày lễ Mễ - có phải là quyền tự do ngôn luận hay đây là việc khích động không cần thiết?". Tòa Án Rộng Quyền Thứ 9 tại San Francisco nói rằng đó là điều hợp lý khi các nhân viên của trường yêu cầu các sinh viên nên thay áo thun có in hình cờ Hoa Kỳ để tránh mang lại những xáo trộn bạo động có thể xảy ra.

Nhưng đối với hầu hết những người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, quyết định của Tòa án là điều khó hiểu. Làm sao một tòa án Hoa Kỳ lại có thể nói rằng một trường học có thể ngăn cản học sinh mặc áo có hình cờ Hoa Kỳ?

Trong lòng người Việt tỵ nạn, cờ Việt Nam trước năm 1975 ở miền Nam là lá cờ mà họ tiếp tục vinh danh và kính trọng. Lou Correa, Thượng nghị sĩ tiểu bang, tại Santa Ana, nói rằng: "Điều mà người dân Việt Nam cảm nhận là lá cờ của họ không bao giờ mất. Đó là một sự thiêng liêng cần phải gìn giữ".

Một nhà kinh doanh Việt Nam tại Westminster nói rằng: "Lá cờ (vàng ba sọc đỏ) đại diện cho người Việt của chúng tôi. Chúng tôi hãnh diện là người Việt Nam, và không một ai có thể tước đọat niềm tin của chúng tôi".

Một du khách Việt Nam đến Orange County nói rằng: "Lá cờ của dân tộc chúng tôi mới là lá cờ chính nghĩa và sẽ mãi mãi như thế". Và một nhân viên làm việc trong một quán cà phê tại Los Angeles chỉ đơn giản nói rằng: "Chúng tôi trung thành với những gì chúng tôi yêu qúy".

Sẽ có rất nhiều nước mắt chan hòa trong ngày tưởng nhớ biến cố 30 tháng Tư sắp đến và những năm tiếp theo. Chúng ta hy vọng rằng những thế hệ trẻ sinh ra trên đất Mỹ sẽ có thể hiểu rằng tại sao cha ông của họ chỉ kính trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những người có chiếu khán diện hôn thê - hôn phu (K-1) có được hưởng chương trình DAPA không? Họ có phải rời Hoa Kỳ sau khi đơn I-601A của họ được chấp thuận không?

- Đáp: Những người diện chiếu khán hôn thê - hôn phu không được hưởng quyền lợi từ chương trình DAPA ngoại trừ họ có con sinh ở Hoa Kỳ. Nếu đơn I-601A của họ được chấp thuận, họ vẫn phải rời khỏi Hoa Kỳ để tham dự cuộc phỏng vấn ở Việt Nam.

- Hỏi: Người bảo lãnh có thể làm gì nếu họ không hợp lệ để nộp đơn I-601 cho thân nhân của họ?

- Đáp: Trong một vài trường hợp, Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn nói rằng đơn I-601 phải nộp để có thể miễn trừ những vi phạm của đương đơn. Tuy nhiên, đơn I-601 đòi hỏi nhiều bằng chứng mà người hôn phối hoặc cha mẹ của đương đơn sẽ phải trả qua tình trạng vô cùng khó khăn nếu chiếu khán bị từ chối. Nếu người bảo lãnh là anh chị em của đương đơn, đơn I-601 không được chấp thuận.

- Hỏi: Một công dân Mỹ có thể bị trục xuất không?

- Đáp: Vẫn có thể bị trục xuất nếu chính phủ Hoa Kỳ biết được những sự kiện mới, nếu trong thời gian xin nhập tịch, sẽ ngăn chận người ngoại kiều này việc xin nhập tịch. Việc này thường liên quan đến việc người xin nhập tịch đã dùng những thông tin khai lý lịch giả dối hoặc vi phạm những hành động gian dối trong những dịch vụ di trú. Thông thường, công dân được nhập tịch không bị trục xuất vì những vi phạm hình sự sau khi nhập tịch.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM,  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122018)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122641)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121964)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127937)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123635)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124613)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121733)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120131)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121603)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126058)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung