Bốn Mươi Năm Sau: Những Điều Không Thể Đổi Thay

Thứ Hai, 27 Tháng Tư 201512:39(Xem: 28144)
Bốn Mươi Năm Sau: Những Điều Không Thể Đổi Thay

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


(Robert Mullins International) Nhà nước Việt Nam có cởi mở hơn về quan hệ quần chúng không? Năm ngoái, một vài tin tức nói rằng nhà nước Việt Nam - một chế độ cộng sản - muốn thể hiện một chút nhân quyền - đã trở thành một nước đầu tiên ở Đông Nam Á bãi bỏ lệnh cấm về hôn nhân đồng tính.

Tin này không đúng. Vì điều này không bao giờ xảy ra.

Ở Việt Nam ngày nay, những cặp đồng tính chỉ có thể sống chung "hộ khẩu" và có thể tổ chức đám cưới, nhưng họ không bao giờ được xin giấy hôn thú. Chẳng hề có chuyện bãi bỏ luật cấm này và họ không thể nào kết hôn ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam loan báo rằng việc nới rộng kể trên là biểu tượng cho tính "khoan dung" và "thông cảm" của nhà nước, và một số người ngoại quốc cả tin thì lại nghĩ rằng đã có một số chỉ dấu cải thiện nhân quyền của Việt Nam! Nhưng đây chỉ là ảo tưởng, cố tạo ra một vài biểu tượng để thu mỹ kim từ những du khách đồng tính ngoại quốc. Thực ra chẳng có gì thay đổi cả. Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Á Châu (the Asia for Human Rights Watch) nói rằng "nhà nước Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền với sự báo động thường xuyên".

Trong tháng 4 này, chúng ta thấy nhiều bài viết trên một số cơ quan truyền thông Anh ngữ mô tả Việt Nam là nơi mà du khách "phải tìm đến"! Chẳng có ai ngạc nhiên về những người viết bài này được mời đến Việt Nam với sự tài trợ của nhà nước Việt Nam.

Nhiều thập niên sau chiến tranh, một số người tỵ nạn về Việt Nam làm ăn! Cuộc chiến Việt Nam đã lấy đi 3 triệu người Việt Nam và hơn 58.000 người Hoa Kỳ. Sau đó, hơn một triệu người bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù "cải tạo", nơi đã có nhiều người thiệt mạng vì nhiều lý do khác nhau và hàng chục ngàn người bị giam cầm cho đến cuối năm 1980. Cùng lúc, hàng ngàn người đấu tranh cho tự do dân chủ bị giam giữ khắp nơi ở Việt Nam. Nhiều người khác tìm cách vượt thoát khỏi chế độ cộng sản trên những chiếc ghe chở đầy người  phải đối phó với bọn hải tặc, giông bão và đói khát. Từ năm 1975 cho đến 1995, khoảng 800.000 thuyền nhân tỵ nạn đã phải lánh cư ở các quốc gia khác, trong khi có khoảng 300.000 gửi xác nơi biển cả mênh mông. Thời bấy giờ, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn xem những người Việt ra đi tỵ nạn là "bọn phản quốc".

Vậy thì tại sao một số người Việt lại quay về sống và làm việc tại Việt Nam? Trước hết, hầu hết những người trở về này không phải là những người phải chiến đấu trong cuộc chiến vừa qua, cũng không phải là những người từng phải trải qua nhiều năm trong tù "cải tạo". Họ là những người rời khỏi Việt Nam khi còn rất nhỏ và lớn lên ở một đất nước khác.

Một số người trở về Việt Nam có cảm nhận về một nơi đã bỏ đi khá lâu và biết rất ít về nơi chốn ấy vì họ rời khỏi quê hương khi còn bé. Một người nói rằng: "Tôi muốn trở về nơi đã rời bỏ. Một điều gì đó đã thúc đẩy tôi. Đó là nơi tôi nghĩ có nhiều cơ hội để làm một điều gì đó và là một cơ hội để tìm lại đất nước của bạn, tìm lại chính bạn". Những suy nghĩ lý tưởng này không kéo dài bao lâu, nhiều người trong số này đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam và không bao giờ trở lại.

Trang mạng điện tử của đảng cộng sản Việt Nam khoe rằng từ năm 2004 đến giữa tháng Sáu 2013 có khoảng 3000 "Việt kiều" đã trở về sống thường trú ở thành phố Sài Gòn, trong khi có khoảng 9.000 người khác được cấp giấy phép sống thường xuyên ở Việt Nam để làm việc và đầu tư ở thành phố này. Nhưng trang mạnh điện tử của đảng chưa hề làm thống kê thú nhận đã có bao nhiều người bị lường gạt và khánh tận vì những luật lệ tròng tréo và thiếu minh bạch ở Việt Nam.

Một người thoát khỏi Sài Gòn khi còn trẻ trên một chiếc trực thăng trên nóc tòa Đại sứ Hoa Kỳ ngay lúc thành phố này bị cưỡng chiếm. Anh ta trở về Việt Nam sau hai thập niên và là giám đốc của một công ty Hoa Kỳ sản suất hàng hóa tại Việt Nam. Ông nói đây là cơ hội để làm một điều gì đó có ý nghĩa cho mảnh đất sinh ra anh. Tương tự, anh cũng phải bỏ cuộc vì tệ nạn tham nhũng kinh hoàng ở Việt Nam.

Một thanh niên khác có người chị bị hải tặc Thái Lan giết chết khi vượt biên khỏi Việt Nam, anh này mới đây trở về Sài Gòn và trở thành một doanh thương tương đối thành công, nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Một "Việt kiều" khác có cha từng bị tù "cải tạo" một thời gian dài, đã trở về Việt Nam để hưởng tuần trăng mật, và rồi cũng thất vọng về hệ thống du lịch kém chất lượng ở Việt Nam. Một người khác cũng có cha từng bị lao động khổ sai trong tù "cải tạo" đã trở về Việt Nam và hiện làm chủ một quán rượu, và cũng phải than thở về việc phải đóng tiền "hụi chết" thường xuyên cho công an địa phương.

Một vài người khác trở về với tinh thần khác. Một phụ nữ Việt từng vượt biên với gia đình vào cuối thập niên 70. Bà đã về Việt Nam để giúp lập một chương trình giúp đỡ những  gia đình nghèo ở đồng bằng Cửu Long để những gia đình này không bán con cho những đường dây buôn trẻ em. Bà đã giúp thay đổi số mệnh cho nhiều gia đình có đời sống tốt hơn.

Hầu hết những người tỵ nạn Việt Nam đều suy nghĩ rằng về Việt Nam muốn làm giàu là điều không tưởng. Còn muốn trợ giúp để đất nước tốt đẹp hơn thì không thể làm bằng cách chữa cháy thường trực, mà phải bằng những việc làm quyết tâm và cụ thể, để chấm dứt nguyên nhân gây ra thảm trạng này.

Một tựa tin nổi bật mới đây nói rằng "Người Việt tại Nam California phải dời nơi tổ chức lễ tưởng niệm sau khi lá cờ bị cấm treo ở căn cứ hải quân": Một bản tin trên báo Mỹ ở Nam California loan tin người Việt tỵ nạn đã huỷ bỏ chương trình tưởng niệm 40 năm mất miền Nam tại căn cứ quân sự Camp Pendleton Marine Corp Base, nơi đã từng là nơi trú ngụ của những người Việt tỵ nạn đầu tiên tại tiểu bang California. Căn cứ này thông báo rằng ban tổ chức lễ tưởng niệm không thể treo cờ của miền Nam tự do trước năm 1975.

Lễ tưởng niệm dự trù vào ngày 25 tháng Tư được chuyển đến một địa điểm mới ở Little Saigon thuộc quận hạt Orange County, nơi mà cộng đồng người Việt có thể tự do treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và cùng hát quốc ca Việt Nam.

Một người trong ban tổ chức nói rằng" Chúng tôi đều khẳng định rằng nếu không có lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và quốc ca của miền Nam tự do, buổi tưởng niệm của chúng tôi sẽ không còn ý nghĩa nữa". Ông nói: "Lễ tưởng niệm là của cộng đồng chúng tôi và chúng tôi  xem đây là ưu tiên phải thực hiện".

Lá cờ biểu tượng cho tự do, dân chủ không được giương cao ở căn cứ quân sự Camp Pedleton cũng là điều dễ hiểu, vì đây là vấn đề chính trị. Như một thanh niên hoạt động cho nhân quyền Việt Nam ở Nam California  góp ý và nhấn mạnh rằng: "Người ta có thể dựa vào một nguyên tắc nào đó để ngăn trở một hành động đúng đắn, nhưng người ta, bất cứ ai, không thể nào ngăn cản, cấm đoán lá cờ tự do luôn giương cao trong lòng người dân Việt yêu dân chủ và tự do".

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110909)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108428)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105373)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102747)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106812)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103147)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 103028)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 102027)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99618)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98989)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :