Tòa Bạch Ốc: Tổng Thống Obama Đã Làm Tận Lực Vấn Đề Di Trú

Thứ Năm, 21 Tháng Năm 201505:50(Xem: 30870)
Tòa Bạch Ốc: Tổng Thống Obama Đã Làm Tận Lực Vấn Đề Di Trú

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Tòa Bạch Ốc vừa loan báo rằng Tổng thống Obama đã làm tất cả những gì ông có thể làm để thay đổi chính sách di trú qua những tác động hành pháp. Tuyên bố này được đưa ra sau khi bà Hillary Clinton nói rằng bà ủng hộ những tác động hành pháp của ông Obama và bà sẽ nới rộng những tác động hành pháp này để giúp cho cha mẹ của những di dân trẻ có diện DACA không bị trục xuất. Hiện nay, chương trình DAPA do ông Obama đề nghị sẽ chỉ cho phép cha mẹ cư ngụ bất hợp pháp của các công dân Hoa Kỳ và các Thường trú nhân có thể ở lại Hoa Kỳ.

Những tác động hành pháp năm 2014 của ông Obama muốn mang lại lợi ích cho những cha mẹ của các công dân Hoa Kỳ và nới rộng sự hợp lệ cho chương trình tạm hoãn trục xuất các đương đơn diện DACA. Nhưng, lời tuyên bố chính thức của Tòa Bạch Ốc nói rằng họ không có thẩm quyền mang lại sự giúp đỡ cho những cha mẹ của trẻ em diện DACA. Quan điểm của Tổng thống về vấn đề này vẫn không thay đổi.

Khi được hỏi liệu việc nới rộng những tác động hành pháp của Tổng thống Obama có thể được xem là   bất hợp pháp hay không,  phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Đây sẽ là điều thuộc về tổng thống tương lai và thuộc về tòa án trong tương lai".

Tòa Bạch Ốc tỏ sự vui mừng khi biết rằng bà Clinton ủng hộ mạnh mẽ những tác động hành pháp của Tổng thống Obama.

*

Bà Hillary Clinton tỏ thái độ tích cực ủng hộ việc cải tổ di trú. Mới đây, trong bài phát biểu về vấn đề di trú trong chuyến vận động tranh cử tổng thống đầu tiên, bà đã nói với giới hoạt động di trú những điều mà họ đã mong đợi. Bà Clinton hứa rằng bà sẽ không chỉ ủng hộ những tác động hành pháp của Tổng thống Obama để bảo vệ hàng triệu những di dân không có giấy tờ hợp pháp tránh bị trục xuất, và bà sẽ còn nới rộng bằng cách cho phép những di dân này nộp đơn xin được bảo vệ và xin giấy phép làm việc.

Bà Clinton nói rằng bà muốn Quốc hội thông qua việc cải tổ di trú toàn diện với một con đường mang lại quốc tịch Hoa Kỳ "trọn vẹn và công bằng" cho di dân bất hợp pháp, nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng bà sẽ đưa ra thêm những tác động hành pháp nếu Quốc hội không thông qua đạo luật cải tổ này.

Những tác động hành pháp của Tổng thống Obama đưa ra trong năm 2014 hiện đang bị hoãn lại vì một án lệnh nói rằng phải xem xét những đề nghị của tổng thống có hợp hiến hay không.  Nhiều người tin tưởng rằng hành pháp sẽ thắng trận chiến pháp lý này và chương trình kể trên sẽ được phép có hiệu lực sớm.

Hai đối thủ tham gia tranh cử tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa, ông Jeb Bush và ông Marco Rubio, ủng hộ việc cho phép những di dân bất hợp pháp được quy chế hợp pháp, nhưng không nói rằng sẽ mang lại cho họ quyền nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Và cả hai ông đều không hứa hẹn cho phép những tác động hành pháp của tổng thống  được áp dụng.

Những di dân bất hợp pháp nào mà bà Clinton muốn bảo vệ khỏi bị trục xuất? Bà Clinton nói đến tên một nhóm đặc biệt mà bà sẽ cho phép nộp đơn xin được bảo vệ và xin giấy phép làm việc: Đó là cha mẹ của những trẻ em diện DACA hiện đang được hưởng luật tạm hoãn bị trục xuất. Cơ quan hành pháp của Tổng thống Obama không thêm vấn đề này trong những tác động hành pháp vì họ nghĩ rằng điều này không nằm trong thẩm quyền hợp pháp của họ.

Nhưng bà Clinton cũng nói rằng bà muốn cho phép bất cứ di dân bất hợp pháp nào có "những ràng buộc sâu xa và những đóng góp cho cộng đồng" được phép nộp đơn xin sự cứu giúp này. Kể từ khi hầu hết những di dân bất hợp pháp đã sống ở Hoa Kỳ trong một thập niên thì những chương trình của bà Clinton  sẽ giúp rất nhiều người.

Để thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, bà Clinton sẽ cần rất nhiều phiếu bầu của cộng đồng người Latinh nói tiếng Tây Ban Nha, và với sự ủng hộ nồng nhiệt của giới vận động di trú.

Sau cuộc bầu cử năm 2008, khi Tổng thống Obama hứa hẹn đưa ra dự luật cải tổ di trú trong năm đầu tiên chấp chánh và sau đó thất hứa, đã làm cho giới vận động di trú rất thất vọng. Nếu bà Clinton đắc cử tổng thống, liệu bà có thể thành công trong việc cải tổ di trú hơn ông Obama không?

Về phía đảng Cộng Hòa, Thượng nghị sĩ Marco Rubio nghĩ rằng di dân bất hợp pháp đang sống ở Hoa Kỳ ít nhất 10 năm sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn để được quy chế hợp pháp, nhưng ông không tin rằng họ được hưởng những thủ tục duyệt xét đặc biệt. Ông nói rằng không một ai có quyền di dân bất hợp pháp tại đất nước này.

Ông than phiền rằng những lệnh hành pháp của ông Obama về di trú đã khuyến khích những hành động bất hợp pháp và tạo khủng hoảng ở những vùng biên giới ngày càng tệ hại hơn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Liệu ông Obama có thể làm thêm những gì để có thể khởi động hai chương trình DACA và DAPA không?

- Đáp: Hai chương trình này đang bị ngưng lại vì tác động của một chánh án liên bang ở tiểu bang Texas. Điều cần thiết cần thực hiện là đưa hồ sơ này lên Tối Cao Pháp Viện. Câu trả lời nhiều phần sẽ có vào cuối năm nay.

- Hỏi: Ông Obama đã không thể làm tròn lời hứa về việc Cải Tổ Di Trú. Làm sao bà Clinton có thể sẽ thành công hơn nếu bà đắc cử tổng thống?

- Đáp: Điều này sẽ tùy thuộc vào khả năng  của bà Clinton thuyết phục cánh hữu của đảng Cộng Hòa rằng việc cải tổ di trú là điều tốt đẹp cho đất nước này. Ông Obama đã không thể làm điều đó.

- Hỏi: Nếu kế họach cải tổ di trú của bà Clinton thành công, bao nhiêu người sẽ được hưởng quyền lợi này?

- Đáp: Dường như bà Clinton muốn nói đến tất cả 11 triệu di dân bất hợp pháp hiện đang ở Hoa Kỳ sẽ có thể ở lại Hoa Kỳ và sẽ được hưởng một loại quy chế hợp pháp nào đó. Thực tế cho thấy, họ sẽ lưu lại Hoa Kỳ, hợp pháp hoặc bất hợp pháp, bất kể bà Clinton có thể thực hiện hoặc không thể thực hiện những điều hứa hẹn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 25 Tháng Chín 2022(Xem: 7641)
(Robert Mullins International) Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chủ Nhật, 18 Tháng Chín 2022(Xem: 7988)
(Robert Mullins International) Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Luật vẫn chưa đưa vào hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10 và nó vẫn là chủ đề của một vụ kiện tại Tòa án phúc thẩm khu vực 5. Vụ kiện đó tuyên bố DACA là bất hợp pháp. Vụ việc đó vẫn chưa xong và nếu có quyết định chống lại DACA thì chương trình sẽ cần phải lên Tòa án Tối cao một lần nữa. Chương trình DACA đã bị đóng đối với những đương đơn mới kể từ tháng 16 tháng 7 năm 2021 vì vụ kiện của tòa án liên Bang tại Texas, mặc dù chương trình vẫn cho phép gia hạn. Luật mới của ông Biden sẽ chưa có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10. Chính quyền Biden hy vọng rằng việc ban hành một luật chính thức trong bộ luật liên bang sẽ bảo vệ chương trình trước tòa án liên bang.
Thứ Bảy, 10 Tháng Chín 2022(Xem: 7497)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 8, một nhóm vận động trong lĩnh vực EB-5 đã đạt được thỏa thuận với Sở Di Trú Hoa kỳ. Thỏa thuận khẳng định cho các Trung tâm vùng đã được chuẩn thuận trước đây sẽ duy trì trạng thái uỷ quyền của họ và không cần xin lại quy chế Trung tâm vùng. Tất cả các Trung tâm vùng, bao gồm những trung tâm đã được chuẩn thuận trước tháng 3 năm 2022, vẫn phải nộp Mẫu đơn I-956 mới và phí nộp đơn $ 17,795 trước ngày 29 tháng 12 năm 2022. Các trung tâm vùng không cần phải đợi đơn I-956 chấp thuận. Họ có thể hoạt động ngay sau khi họ nộp đơn I-956. Các Trung tâm vùng được chấp thuận trước tháng 3 năm 2022, đơn I-956 của họ phải được xem xét trước khi có Trung tâm vùng mới.
Thứ Ba, 06 Tháng Chín 2022(Xem: 8383)
(Robert Mullins International) Một cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học khi kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là "Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?". Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là "Xanh lá cây". Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là "Xanh dương". Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.
Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 2022(Xem: 7998)
(Robert Mullins International) Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được. Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Thứ Hai, 22 Tháng Tám 2022(Xem: 9519)
(Robert Mullins International) Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam? Ưu điểm của việc chọn lập một hồ sơ theo diện vị hôn phu-thê là thời gian duyệt xét nhanh hơn khoảng ½ thời gian xét diện vợ-chồng, có thể đem theo con riêng trên 18 tuổi nhưng dưới 21 tuổi. Người bảo lãnh và được bảo lãnh vẫn có thể thay đổi quyết định không tiến tới hôn nhân sau khi nhập cảnh Mỹ trước 90 ngày. Trong khi đó, khuyết điểm cũng không ít: Tự túc bảo trợ tài chánh mà không được nhờ người phụ bảo trợ. Nếu không may hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh không được kháng cáo hay lập một hồ sơ
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 9137)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 9093)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 8160)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7590)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.