Cập Nhật Tin Tòa Án Liên Quan Đến Di Trú

Thứ Sáu, 24 Tháng Bảy 201510:12(Xem: 28258)
Cập Nhật Tin Tòa Án Liên Quan Đến Di Trú


*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Luật sư của Tổng thống Obama kêu gọi Tòa Thượng Thẩm cho phép thi hành Những Tác Động Hành Pháp: Tổng thống Barack Obama có vẻ như sẽ thất bại - một lần nữa - trong cuộc chiến pháp lý kéo dài liên quan đến những tác động hành pháp  của ông về vấn đề di trú. Hai trong số ba chánh án của tòa thượng thẩm đã nghe phần tranh luận vào ngày 10 tháng 7 năm 2015 vừa qua đã tỏ ra ngờ vực về tính hợp pháp của Những Tác Động Hành Pháp này. Về quyết định của tòa án hồi tháng Hai vừa qua cho thấy những chương trình mới sẽ đứng yên tại chỗ.

Các vị chánh án tòa thượng thẩm không tuyên phán ngay yêu cầu của hành pháp. Chỉ còn lại 18 tháng  trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và cuộc chiến tòa án có thể làm cho các chương trình của ông có nguy cơ thất bại. Cho dù tòa phán ra sao, cuộc chiến pháp lý có thể kéo sang năm tới. Hồ sơ này có thể chuyển hoàn toàn đến Tòa Rộng Quyền Thứ Năm hoặc Tối Cao Pháp Viện. Nếu chuyển lên Tối Cao Pháp Viện, họ có thể sẽ không có quyết định cho đến tháng Sáu năm 2016.

Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama đưa ra trong tháng 11 năm 2014 cho phép một số di dân là cha mẹ của công dân Hoa Kỳ hoặc của thường trú nhân được nộp đơn xin tạm hoãn lệnh trục xuất và được phép làm việc. Đây là chương trình DAPA. Những Tác Động Hành Pháp còn nới rộng chương trình DACA được áp dụng từ năm 2012, giúp những di dân được đưa sang Hoa Kỳ bất hợp pháp từ khi còn thơ ấu.

Nhưng chán án Andrew Hanen của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm đã đưa ra một án lệnh đình hoãn hồi tháng Hai vừa qua, và làm cho các chương trình kể trên phải ngưng lại. Hai mươi lăm tiểu bang khác thì cho rằng những tác động hành pháp là bất hợp pháp.

Các chánh án tỏ ra hoài nghi về những tác động hành pháp của Tổng thống Obama: Vào ngày 10 tháng Bảy vừa qua, hai chánh Jerry Smoth và Jennifer Walker Elrod của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm nói rằng họ lo ngại rằng những tác động hành pháp sẽ mang lại những quyền lợi cho những người sống ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Họ nói rằng việc cho phép làm việc cũng có thể sẽ mang lại những quyền lợi khác.

Trưởng phòng luật sư của tiểu bang Texas tranh luận rằng luật của tiểu bang Texas chỉ giữ những lợi ích cho những người đang sống hợp pháp. Ông nói rằng Những Tác Động Hành Pháp sẽ không thể xóa luật tiểu bang.

Nếu hồ sơ được chuyển lên Tối Cao Pháp Viện thì kết quá khó thể tiên đoán được. Tòa tối cao này đã từng không giúp gì được cho vấn đề di trú. Pháp viện này đã quyết định vấn đề hôn nhân bình đẳng được áp dụng trong tất cả tiểu bang, nhưng điều này chỉ mang lợi ích nhiều cho các cư dân tại Hoa Kỳ.

Trong tháng Bảy, Tối Cao Pháp Viện đã quyết định rằng nhân viên lãnh sự không cần giải thích những quyết định về chiếu khán: Đã từ lâu, luật sư và những người quan tâm đã yêu cầu phải làm minh bạch những quyết định của lãnh sự về chiếu khán (visa). Họ muốn biết những lý do từ chối để xem có thể khiếu nại hay không.

Điều khó khăn là "chế độ không tái duyệt xét của lãnh sự". Theo chính sách này, các tòa án tại Hoa Kỳ thường nói rằng Lãnh sự là "vua" và quyết định của họ đã đưa ra thì chẳng cần phải thắc mắc gì hết!

Đây là điều vô cùng khó khăn hoặc gần như không thể có được sự giải thích ngọn ngành về quyết định từ chối của lãnh sự, và phán quyết của Tối Cao Pháp Viện trong tháng Bảy này không có lợi chút nào. Sự việc này làm người ta nhớ lại hồ sơ liên quan đến một công dân Mỹ kết hôn với một người đàn ông ở A Phú Hãn. Đơn xin chiếu khán di dân của ông bị từ chối vì lãnh sự nói rằng ông có thể bị ghép tội khủng bố. Ông là từng làm kế toán viên cho chính quyền A Phú Hãn trong thời gian phe Taliban kiểm soát. Nhưng tại sao lãnh sự lại nghĩ rằng một nhân viên văn phòng lại có thể là mối đe dọa an ninh quốc gia? Họ từ chối phát biểu về điều này. Và, với phán quyết của Tối cao Pháp Viện, không có tòa án nào ở Hoa Kỳ có thể buộc tòa lãnh sự phải cung cấp chi tiết những lý do từ chối hồ sơ.

Đối với các đương đơn xin di dân muốn tòa lãnh sự Hoa Kỳ giải thích thêm về lý do từ chối thì phán quyết của Tối Cao Pháp Viện chẳng mang lại lợi ích nào hết. Điều này chỉ càng khuyến khích các nhân viên lãnh sự và Bộ Ngoại Giao tiếp tục từ chối cung cấp chi tiết về lý do từ chối.

Khi một hồ sơ hôn phu - thê hoặc vợ-chồng bị Tòa Lãnh sự từ chối, nhân viên lãnh sự chỉ cần nói rằng họ nghĩ rằng đây là cuộc hôn nhân giả tạo, hoặc nghĩ rằng có sự gian dối. Những hồ sơ bị từ chối vì không có những bằng chứng mạnh mẽ để có thể thuyết phục quyết định của lãnh sự. Và chẳng có tòa án nào tại Hoa Kỳ có thể áp lực lãnh sự cung cấp chi tiết lý do từ chối hồ sơ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu một hồ sơ bị từ chối không thể khiếu nại tại một tòa án ở Hoa Kỳ thì còn cách nào để đương đơn bị từ chối có thể biết rõ tại sao chiếu khán bị từ chối không?

- Đáp: Một hồ sơ xin chiếu khán bị từ chối có thể gửi khiếu nại đến Phòng Chiếu Khán tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tiếc thay, thời gian duyệt xét kéo dài khoảng một năm, và Phòng Chiếu Khán hầu như ủng hộ quyết định của văn phòng lãnh sự.

- Hỏi: Chương trình DACA mới trong Những Tác Động Hành Pháp vẫn còn chờ sự chấp thuận của tòa án. Còn chương trình DACA nguyên thủy từ năm 2012 ra sao?

- Đáp: Sở di trú vẫn tiếp tục nhận đơn mới và đơn xin gia hạn chương trình DACA, theo những điều luật của năm 2012. Những điều luật DACA mới trong Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama vẫn còn bị giữ lại ở tòa án và có thể không bao giờ được giải quyết. Chương trình DACA nguyên thủy cho phép ở lại Hoa Kỳ trong 2 năm và có thể gia hạn hai năm nữa. Chương trình DACA cũng cho phép làm việc. Nếu qúy vị cần biết chi tiết về chương trình này có thể liên lạc với các văn phòng Robert Mullins International bằng điện thoại hoặc email.

- Hỏi: Nếu Những Tác Động Hành Pháp lên đến Tối Cao Pháp Viện, liệu chúng ta có thể lạc quan về quyết định của họ không?

- Đáp: Nếu hồ sơ này đưa lên Tối Cao Pháp Viện, quyết định - nếu có - sẽ không thể trước tháng Sáu năm 2016. Chúng ta không thể đoán Pháp Viện này sẽ quyết định ra sao. Mọi người cũng đã từng hy vọng Pháp Viện sẽ đưa ra quyết định ủng hộ vấn đề bảo lãnh diện F2B và Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em CSPA nhưng Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết chống lại vấn đề này.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM,  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99973)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 98225)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99814)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 100456)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 96363)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99648)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 103555)
Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104064)
Có phải tất cả ngoại kiều đều được yêu cầu sẵn sàng phục vụ trong quân đội không? Câu trả là: Đúng. Các thường trú nhân, người tỵ nạn và những người tạm dung đều được yêu cầu ghi danh thi hành bổn phận quân dịch khi đến tuổi 18, hoặc nếu những người này di dân đến Hoa Kỳ sau tuổi 18, họ phải ghi danh trước 26 tuổi. Không ghi danh hợp lệ có thể bị hình phạt, và cũng có thể bị từ chối những quyền lợi nhập tịch.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104814)
Có một vài sự thay đổi trong thủ tục xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ và đây là đề tài mà chúng ta sẽ bàn đến trong kỳ này. Trước hết, kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2008, nếu bạn là cư dân tiểu bang California, đơn xin nhập tịch N-400 hiện nay phải được gửi đến cơ quan di trú USCIS tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizonna, thay vì gửi đến Trung tâm di trú California như trước đây.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 102053)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.