Tranh Luận Vấn Đề Di Trú Hoa Kỳ Qua Những Con Số

Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một 201510:05(Xem: 29765)
Tranh Luận Vấn Đề Di Trú Hoa Kỳ Qua Những Con Số

 

*

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International)  Hơn 2 triệu di dân bất hợp pháp đã bị trục xuất kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhiệm chính. Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nói rằng đây là chỉ dấu cho thấy hệ thống di trú thất bại. Cho đến nay, việc thúc đẩy việc cải tổ di trú toàn diện bị khựng lại ở Quốc hội.

11.3 triệu: Có vào khoảng 11 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp đang sinh sống tại Hoa Kỳ cho đến năm 2014. Con số này tương đương khoảng 3.5% dân số Hoa Kỳ. Dân Mễ Tây Cơ chiếm gần một nửa số dân bất hợp pháp. Tổng số di dân bất hợp pháp đến từ Trung Mỹ tăng 3.2 triệu người trong năm 2013. Có khoảng 350,000 di dân bất hợp pháp nhập cảnh Hoa Kỳ mỗi năm.

5 triệu: Sau khi vấn đề cải tổ di trú bị khựng lại tại Quốc hội vào năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố một số tác động hành pháp để bảo vệ khoảng 5 triệu di dân bất hợp pháp khỏi bị trục xuất. Một trong những đề nghị này là chương trình DAPA, được sọan thảo để tạm thời không thi hành lệnh trục xuất khoảng 4 triệu di dân bất hợp pháp là cha mẹ của các công dân Mỹ hoặc các thường trú nhân hợp pháp đã từng sống ở Hoa Kỳ ít nhất 5 năm. Các đề xướng của ông Obama còn bao gồm việc nới rộng chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Trục Xuất) Những Người (Đến Mỹ) Từ Thơ Ấu, gọi tắt là DACA, cho phép những thanh niên đến Hoa Kỳ trước 16 tuổi có thể nộp đơn xin tạm hoãn trục xuất và được phép làm việc. Những Tác Động Hành Pháp này vẫn còn bị trì hoãn bởi Tòa Rộng Quyền Thứ Năm và có thể bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sau này.

11.84 tỷ Mỹ kim: Trong năm 2012, di dân bất hợp pháp đã đóng góp 11 tỷ 840 triệu Mỹ kim cho thuế tiểu bang và địa phương - bằng khoảng 8% thuế tiểu bang và địa phương trên toàn quốc.

103.9 tỷ Mỹ kim: Việc trục xuất 11 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ rất tốn kém. Phải mất hơn 20 năm cho một chương trình trục xuất to lớn để đưa 11 triệu 300 ngàn người ra khỏi Hoa Kỳ và phí tổn cho việc trục xuất toàn diện này sẽ tốn kém từ 100 đến 300 tỷ Mỹ kim.

6.4 phần trăm: Việc trục xuất tất cả 11 triệu 300 ngàn kiều dân bất hợp pháp cũng sẽ làm hại nền kinh tế. Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng nói rằng việc trục xuất tất cả di dân bất hợp pháp hiện nay và trong tương lai sẽ làm giảm lực lượng lao động trên toàn quốc xuống 6.4 phần trăm. Điều này còn làm hại đến thị trường nhà cửa, tăng lạm phát quốc gia và làm giảm Tổng Sản Lượng Nội Địa khoảng 5.7% trong 20 năm sắp tới.

1.2 ức Mỹ kim: Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng còm tìm thấy rằng việc cải tổ di trú toàn diện sẽ thực sự làm giảm lạm phát liên bang khoảng 1 ức 200 tỷ Mỹ kim trong 20 năm. Và cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng khoảng 4.8%.

403,563: Vì không có chương trình cải tổ di trú toàn diện nên những nỗ lực của chính phủ chỉ chú tâm vào việc canh giữ an ninh vùng biên giới và vấn đề trục xuất. Từ bốn năm nhiệm chính đầu tiên, từ 2009 đến 2013, của Tổng thống Obama, chính phủ đã trục xuất trung bình 403,563 người mỗi năm.

5 tỷ Mỹ kim: Phụ tá giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Hải Quan nói rằng chính phủ đã tốn trung bình 12,500 Mỹ kim cho việc bắt giữ, giam cầm và trục xuất một người ra khỏi Hoa Kỳ. Phí tổn phải chi cho công việc này vào khoảng 5 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

5.1 tỷ Mỹ kim: Sẽ tốn kém khoảng 3 triệu 900 Mỹ kim để xây một dặm (tức 1 cây số 6) hàng rào dọc theo biên giới Hoa Kỳ - Mê Tây Cơ. Có ít nhất 2 tỷ 400 triệu Mỹ kim đã được phân phối để hoàn tất 670 dặm hàng rào để ngăn cản xe cộ và những người đi bộ qua biên giới. Còn lại 1,300 dặm nữa có thể tốn thêm 5 tỷ 100 triệu Mỹ kim.

73,000: Đây là số những trẻ em đơn thân độc mã bị nhân viên kiểm soát biên giới Hoa Kỳ bắt giữ khi các em cố tìm cách nhập cảnh Hoa Kỳ trong năm 2014. Trong những năm qua, hầu hết những em nhỏ đi một mình nhập cảnh bất hợp pháp đến từ Mễ Tây Cơ, nhưng trong năm 2014, hầu hết trẻ em đến từ các quốc gia ở Trung Mỹ như El Salvador, Guatemala và Honduras.

40 phần trăm: Cho đến năm 2030, dân nói tiếng Tây Ban Nha có thể tăng 40% số cử tri hợp lệ đi bầu. Là một khối cử tri mạnh, dân nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ thường ủng hộ đảng Dân Chủ trong những cuộc bầu cử toàn quốc. Chẳng hạn trong năm 2012, có đến 71% cử tri gốc La-tinh đã bầu cho Tổng thống Obama.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama sẽ có thể được thi hành không?

- Đáp: Cho đến nay, có vẻ như Tổng tống Obama sẽ phải đưa vấn đề này lên Tối Cao Pháp Viện để chấp thuận những đề nghị của ông. Hồ sơ này có vẻ như không thể được Pháp Viện chấp thuận trong tài khóa 2015-2016. Vì thế, vấn đề này sẽ để lại cho tổng thống kế nhiệm tiếp tục trong năm 2017.

- Hỏi: Tình trạng chương trình DACA [Tạm Hoãn Thi Hành (Trục Xuất) Những Người (Đến Mỹ) Từ Thơ Ấu] ra sao?

- Đáp: Những đề nghị về chương trình DACA nới rộng vẫn bị trì hoãn tại tòa án, nhưng chương trình DACA khởi thủy vẫn có hiệu lực theo những điều luật của năm 2012. Điều này có nghĩa là qúy vị vẫn còn có thể nộp đơn nếu qúy vị vẫn dưới 31 tuổi cho đến ngày 15 tháng Sáu năm 2012, hoặc quy chế di trú hợp pháp hết hạn vào ngày 15 tháng Sáu năm 2012, và qúy vị đã cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng Sáu năm 2007 cho đến hiện tại.

- Hỏi: Tình trạng tác động hành pháp dành cho chương trình DAPA ra sao?

- Đáp: Chương trình DAPA được soạn thảo nhằm tạm hoãn trục xuất khoảng 4 triệu di dân bất hợp pháp là cha mẹ của các công dân Mỹ hoặc các thường trú nhân hợp pháp đã sống ở Hoa Kỳ ít nhất 5 năm. Tiếc thay, chương trình DAPA và chương DACA nới rộng đều bị bó tay tại Tòa Rộng Quyền Thứ Năm và bất cứ tác động nào được đề nghị sẽ phải chờ cho đến khi chúng ta có một tổng thống mới.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 111083)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109766)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113715)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 114339)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.
Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117385)
Kỳ trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ngày một gia tăng. Mặc dù việc du học đòi hỏi gia đình của đương đơn phải chứng minh khả năng tài chánh có thể đáp ứng tổng chi phí mà đương đơn phải chi trả khi theo học ở Hoa Kỳ, nhưng trong nhiều trường hợp
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115130)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115654)
Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117777)
Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115851)
Trong những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 75 câu hỏi trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Năm, 25 Tháng Mười 2007(Xem: 117771)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 50 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.