TẠ ƠN

Thứ Hai, 23 Tháng Mười Một 201514:19(Xem: 33928)
TẠ ƠN

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Mùa Lễ Tạ Ơn - Thanks Giving - một lần nữa lại đến với chúng ta trong những ngày cuối năm 2015. Nhân dịp này, Ban Giám đốc Robert Mullins International và toàn thể nhân viên xin kính chúc cộng đồng người Việt một mùa Lễ Tạ Ơn,  Giáng Sinh và một Năm Mới an vui, hạnh phúc.

Năm nay cũng là dịp đánh dấu 28 năm văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International đã có cơ hội phục vụ người Việt chúng ta từ ở quê nhà cũng như ở hải ngoại. Đã có nhiều thay đổi kể từ năm 1987, hầu hết là những thay đổi tốt đẹp. Thư giới thiệu không còn cần thiết phải có để có ngày phỏng vấn và nhà nước Việt Nam không còn quyền hạn để quyết định những ai được tham dự phỏng vấn xin chiếu khán (visa) di dân.

Văn phòng Robert Mullins hàng ngày liên lạc với Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn và Tòa Lãnh sự tiếp tục nỗ lực giúp đỡ và cộng tác rất tích cực. Những yêu cầu về hồ sơ gửi cho Lãnh sự thường được trả lời nhanh chóng trong 24 tiếng.

Ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ được thực hiện trong năm 1621, khi 52 người di cư từ Anh quốc quyết định tổ chức lễ tiệc mừng mùa thu hoạch đồng áng đầu tiên của họ. Họ đã mời những người hàng xóm da đỏ Hoa Kỳ chia sẻ những món gà tây, vịt và ngỗng. Và những người láng giềng bản xứ đã mang nai, nghêu hào, tôm càng và cá đến chung vui.

Việc di cư đến vùng đất mới không phải là điều dễ dàng và những người di dân lớn tuổi thường mơ đến việc trở về nơi sinh đẻ của mình. Chỉ có những đứa con và những cháu nội ngoại của những người di dân được thừa hưởng những điều tốt đẹp trong việc thay đổi nơi cư trú này.

Tạ Ơn đã trở thành ngày lễ để chúng ta có dịp nhớ đến cha mẹ và ông bà di dân của mình đã theo đuổi giấc mơ sang đất Mỹ để tìm sự tự do về tôn giáo, chính trị và kinh tế và cũng là cơ hội xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn cho chính họ và các thế hệ sau này. Lễ Tạ Ơn là một ngày để chúng ta trang trọng cảm ơn mảnh đất này và không khí tự do.

Một số người bảo thủ lo ngại rằng người di dân sẽ không thể hòa nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ. Một nhà văn đề nghị tất cả người di dân và con cháu họ nên được học âm nhạc và câu nói "Thượng đế ban phước lành cho nước Mỹ" (God Bless America). Đây là bài hát được soạn bởi một người di dân nổi tiếng tên là Irving Berlin. Nếu qúy vị không biết câu "God Bless America", có thể tìm thấy trên trang mạng Google. Và ai là người sáng lập Google? Đó là một người di dân đến Hoa Kỳ có tên là Sergey Brin.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có những tài liệu nào có thể giúp người di dân mới học hỏi và điều chỉnh đời sống tại Hoa Kỳ không?

- Đáp: Sở di trú đã phổ biến một tài liệu đã được cập nhật có tên là "Chào Mừng Đến Hoa Kỳ: Một Tài Liệu Hướng Dẫn Cho Những Di Dân Mới" (tức Welcom to the United States: A Guide for New Immigrants). Tài liệu hướng dẫn này bao gồm những thông tin thực tế để giúp người di dân mới ổn định trong đời sống hàng ngày tại Hoa Kỳ; bao gồm những vấn đề làm sao kiếm nơi để ở, làm sao xin Số An Sinh Xã Hội, và guồng máy chính phủ hoạt động ra sao. Hiện nay đã có ấn bản Việt ngữ trên trang nhà của Sở di trú USCIS.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu một thường trú nhân trở về Việt Nam và vì bệnh tật nên phải ở lại sau khi Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Re-entry Permit) hết hạn?

- Đáp: Nếu người này phải lưu lại Việt Nam vì những trường hợp bất khả kháng, sẽ có cơ hội tốt để xin Lãnh sự Hoa Kỳ cấp chiếu khán Cư Dân Trở Về và họ sẽ được phép giữ quy chế Thường Trú Nhân.

- Hỏi: Tôi có nghe rằng một số người sinh trưởng ở Hoa Kỳ đã từ bỏ quốc tịch Mỹ. Tại sao họ làm như vậy?

- Đáp: Một số nhỏ vì những lý do chính kiến. Hầu hết làm như vậy vì tránh đóng thuế. Công dân Mỹ phải đóng thuế trên mọi thu nhập từ nước ngoài.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98605)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98098)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98033)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97197)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98670)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99329)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106925)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109584)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102372)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 103178)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.