Những Câu Hỏi Thông Thường Về Chiếu Khán Di Dân

Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 201610:35(Xem: 26421)
Những Câu Hỏi Thông Thường Về Chiếu Khán Di Dân


(RMI) Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

Sau đây là một số câu hỏi thường được nhiều đương đơn ở Việt Nam nêu lên.

1. Đơn bảo lãnh của tôi đã đáo hạn và tôi chỉ còn chờ ngày phỏng vấn. Liệu Lãnh sự Mỹ có thể giải quyết hồ sơ của tôi nhanh hơn và xếp lịch phỏng vấn sớm hơn không?

Khi có nhu cầu rất cần phải xuất cảnh vì những lý do khẩn cấp, Trưởng phòng Chiếu Khán Di Dân sẽ quan tâm đến yêu cầu của qúy vị nếu đơn bảo lãnh đáo hạn. Qúy vị cần nộp những bằng chứng giấy tờ liên quan đến việc khẩn cấp này. Tất cả những yêu cầu cần thiết muốn gửi cho Lãnh sự Hoa Kỳ, qúy vị phải liên lạc với Lãnh sự qua mạng điện tử tại địa chỉ:
http://hochiminh.usconsulate.gov/contact/inquiries.html

2. Tôi có thể được phỏng vấn trước ngày ưu tiên của tôi không?
Lãnh sự Hoa Kỳ không thể làm bất cứ điều gì cho những hồ sơ có ngày ưu tiên chưa đáo hạn, mặc dù có liên quan đến vấn đề nhân đạo cấp thiết. Qúy vị có thể tìm ngày ưu tiên qua địa chỉ travel.state.gov.

3. Lãnh sự có thể gửi ngày phỏng hẹn vấn của tôi qua email không?
Lãnh sự không thể thông báo cho đương đơn biết ngày hẹn phỏng vấn của họ qua email được. Tại các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới, đương đơn được thông báo ngày phỏng vấn chiếu khán (visa) qua thư. Trách nhiệm của đương đơn là phải duy trì địa chỉ hiện tại với Tòa Lãnh sự.

4. Em của tôi đã nhận được Tài Liệu Hướng Dẫn Phỏng Vấn và Tài liệu Liên Quan Đến Việc Phỏng Vấn từ Tòa lãnh sự nhưng tôi không nhận được. Tôi nên làm gì?
Qúy vị có thể lấy Tài Liệu Hướng Dẫn này từ trang mạng của Tòa Lãnh sự. Nếu qúy vị không nhận được Tài Liệu Liên Quan Đến Việc Phỏng Vấn, qúy vị nên gửi thư yêu cầu trên mạng điện tử cho Tòa Lãnh sự. Họ có thể gửi cho qúy vị Tài Liệu Liên Quan Đến Việc Phỏng Vấn qua email.

5. Tôi có cần dịch những giấy tờ dân sự (civil documents) cho cuộc phỏng vấn xin chiếu khán không?
Những giấy tờ tiếng Việt không cần phải dịch sang Anh ngữ. Chỉ trong vài trường hợp, qúy vị có thể được yêu cầu nộp bản dịch những giấy tờ Việt ngữ.

6. Người nộp đơn bảo lãnh tôi đang thất nghiệp. Họ có cần phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh không?
Câu trả lời là Có. Đối với hầu hết những đương đơn xin chiếu khán di dân ở Việt Nam, người bảo lãnh phải nộp đơn I-864. Nếu không, Lãnh sự sẽ không thể cấp chiếu khán cho qúy vị. Người bảo lãnh của qúy vị cần tìm một người đồng bảo trợ tài chánh và sẵn sàng hòan tất đơn I-864 cho qúy vị, hoặc người bảo lãnh có thể nhờ một thành viên trong gia đình hòan tất đơn I-864A.

7. Ai có thể đi cùng với tôi đến buổi phỏng vấn?
Thông thường, chỉ có đương đơn có tên trên giấy Hẹn Phỏng Vấn mới có thể vào Tòa Lãnh sự. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, Lãnh sự sẽ cho phép một số người có thể tháp tùng với đương đơn, chẳng hạn như người bảo lãnh, cha mẹ, người giám hộ của đương đơn dưới 17 tuổi, hoặc cha mẹ của đương đơn bị tàn tật, hay trẻ em hoặc người làm công việc săn sóc các đương đơn trên 70 tuổi.

8. Đơn xin chiếu khán của tôi bị từ chối và đơn bảo lãnh đã bị trả lại Sở di trú USCIS ở Hoa Kỳ để tái duyệt xét và có thể bị hủy bỏ. Quan hệ của chúng tôi chân thật. Vậy tôi có thể làm gì bây giờ?
Người bảo lãnh sẽ có cơ hội phản bác quyết định của Lãnh sự khi Sở di trú duyệt xét hồ sơ này. Sở di trú có thẩm quyền tái chấp thuận đơn bảo lãnh. Việc này có thể mất nhiều tháng để Sở di trú nhận được hồ sơ bảo lãnh được Lãnh sự trả về, và cũng phải đợi nhiều tháng nữa để Sở di trú tái xét hồ sơ.

9. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời trước khi nhận được chiếu khán di dân?
Đương đơn có thể yêu cầu Sở di trú Hoa Kỳ phục hồi đơn bảo lãnh dựa trên những lý do nhân đạo. Đương đơn nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đơn bảo lãnh cho trung tâm dịch vụ di trú, nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.
Một người góa bụa của công dân Mỹ, nếu đang còn ở Việt Nam, không cần phải xin phục hồi đơn bảo lãnh. Người này có thể nộp đơn I-360 để xin chiếu khán di dân.

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi cần phải làm gì để xin rút đơn bảo lãnh?
- Đáp: Để rút đơn bảo lãnh, người bảo lãnh phải gửi thư xin hủy bỏ - có thị thực chữ ký - đến Tòa Lãnh sự. Lá thư này có thể chụp lại (scan) và gửi lên trang mạng điện tử của Lãnh sự hoặc có thể gửi thư qua đường bưu điện đến Tòa Lãnh sự. Ngay khi nhận được thư của người bảo lãnh, Lãnh sự sẽ ngưng duyệt xét hồ sơ này và hòan trả đơn bảo lãnh về cho Sở di trú USCIS.

- Hỏi: Tôi có thể xin qua Mỹ vì lý do công việc hoặc du lịch khi hồ sơ xin chiếu khán di dân của tôi đang được duyệt xét không?
- Đáp: Đối với những đương đơn xin chiếu khán di dân, qúy vị có thể xin qua Mỹ nếu lãnh sự tin rằng qúy vị có lý do tốt và qúy vị sẽ trở về Việt Nam để phỏng vấn xin chiếu khán di dân. Những đương đơn diện hôn phu-thê (fiancée) thường không thể xin chiếu khán du lịch vì Lãnh sự có thể nghĩ rằng họ sẽ ở lại quá hạn để kết hôn tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Khi nào tôi phải trả lệ phí 160 Mỹ kim cho Thẻ Xanh của tôi?
- Đáp: Lãnh sự đề nghị rằng qúy vị trả lệ phí này trước khi sang Hoa Kỳ. Mặc dù chưa trả lệ phí này, qúy vị vẫn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán di dân. Tuy nhiên, Sở di trú USCIS sẽ không cấp thẻ xanh cho đến khi nhận được lệ phí này. Những người có chiếu khán hôn phu-thê (fiancée) không phải trả lệ phí di dân cho Sở di trú.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Tư, 25 Tháng Tám 2010(Xem: 114119)
H ôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 11 Tháng Tám 2010(Xem: 141813)
G iấy Phép Tái Nhập Cảnh : Một số Thường trú nhân tại Hoa Kỳ đã trở về Việt Nam với ý định chỉ ở lại vài tuần lễ. Nhưng, một vấn đề gia đình hoặc công việc nào đó đã buộc họ phải lưu lại Việt Nam trong một gian khá dài. Liệu họ có gặp trở ngại khi trở về Hoa Kỳ hay không?
Thứ Tư, 04 Tháng Tám 2010(Xem: 118017)
C hương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện là một vấn đề rất nhiều cảm tính và đầy tính chính trị. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp. Liệu có nên cho 11 triệu ngoại kiều đang sống bất hợp pháp ở Hoa kỳ được hưởng ân xá không?
Thứ Tư, 21 Tháng Bảy 2010(Xem: 112063)
T rong tháng Tư năm nay, một luật sư ở tiểu bang California đã đệ đơn khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ. Người ta kỳ vọng chính phủ sẽ trả lời vụ kiện này vào ngày 16 tháng Tám sắp tới.
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 109023)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109723)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.
Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 2010(Xem: 115069)
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.
Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 2010(Xem: 112487)
Đ ể nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.
Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 2010(Xem: 114912)
N hư chúng ta đã biết, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí khá cao từ tháng 4 năm 2007. Hầu hết lệ phí đơn nộp cho Sở Di Trú đã tăng gấp hai, ba lần. Lúc đó, khó có ai tưởng tượng khi nộp đơn xin chuyển sang diện Thường trú nhân, đương đơn phải trả lệ phí mới 1,010 mỹ kim, thay vì $320 mỹ kim.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128439)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.