Xuất Ngoại Nhiều Lần, Qúa Lâu, Có Thể Bị Mất Thẻ Xanh!

Thứ Tư, 06 Tháng Tư 201612:52(Xem: 30259)
Xuất Ngoại Nhiều Lần, Qúa Lâu, Có Thể Bị Mất Thẻ Xanh!

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Trong một chủ đề mới đây, văn phòng Robert Mullins International đã nói về những đòi hỏi về thời gian cư trú khi muốn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Sau đó, chúng tôi vẫn nhận được khá nhiều những câu hỏi của những người vẫn chưa hiểu rõ việc duy trì quy chế Thường Trú Nhân. Một số Thường Trú Nhân muốn đi Việt Nam thường xuyên và sống khá lâu ở đây. Hoặc họ có nhu cầu thực sự để xuất ngọai với thời gian lâu hơn quy định.

Nói tóm lại, nếu muốn giữ Thẻ Xanh, qúy vị phải có ý định sống ở Hoa Kỳ thường xuyên và phải thực sự dùng hầu hết thời gian sinh sống tại Hoa Kỳ. Nếu có vẻ như ý định của qúy vị không sống ở Hoa Kỳ thường xuyên, cơ quan Kiểm Sóat Biên Giới Và Thuế Quan có thể lấy lại Thẻ Xanh của qúy vị khi qúy vị có ý định tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

Mỗi năm trở về Hoa Kỳ một lần có đủ không? Thẻ Xanh có thể được dùng để tái nhập cảnh Hoa Kỳ sau khi ở nước ngòai dưới một năm. Nhưng điều này không có nghĩa là qúy vị có thể duy trì quy chế thường trú bằng cách chỉ xem Hoa Kỳ là nơi "thăm viếng" vài lần ngắn ngủi mỗi năm. Trở về Hoa Kỳ một lần trong một năm cũng có thể đưa đến việc nhân viên Kiểm Sóat Biên Giới và Thuế Quan đặt vấn đề về quy chế thường trú nhân của qúy vị. Có một trường hợp như sau: Một thường trú nhân ở Việt Nam khỏang 11 tháng trong một năm và trở về Hoa Kỳ sống một tháng mỗi năm. Sau cùng, cơ quan Kiểm Sóat Biên Giới và Thuế Quan quyết định rằng nơi sống thực sự của người này là ở Việt Nam và bà không còn được hưởng quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ.

Những đòi hỏi căn bản sau một chuyến đi dưới một năm: Luật một-năm có hai đòi hỏi như sau: (a) Vắng mặt ở Hoa Kỳ phải dưới một năm và (b) cá nhân này trở về Hoa Kỳ sau thời gian vắng mặt ngắn ngủi và quy chế thường trú không bị hủy bỏ.

Chỉ trở về Hoa Kỳ một lần mỗi năm không thể giữ giá trị của tấm Thẻ Xanh. Thẻ Xanh không phải là cây đũa thần cho phép thường trú nhân muốn ra-vào Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Sở di trú có thể quyết định rằng qúy chế thường trú nhân đã bị từ bỏ hay không mặc dù người có Thẻ Xanh đã trở về Hoa Kỳ mỗi năm.

Chỉ trở lại Hoa Kỳ mỗi sáu tháng không bảo đảm duy trì quy chế thường trú nhân.

Có người trở về Hoa Kỳ mỗi sáu tháng vì họ nghĩ rằng nếu ở ngòai Hoa Kỳ trên sáu tháng sẽ bị xem là từ bỏ qúy chế thường trú nhân. Nếu qúy vị ở ngoài Hoa Kỳ trên sáu tháng, liệu điều này có nghĩa là qúy vị đã từ bỏ quy chế thường trú nhân không? Câu trả lời còn tùy vào việc quý vị có thực sự muốn sinh sống ở Hoa Kỳ và mong muốn đây là căn nhà cố định của mình hay không?

Vắng mặt trên sáu tháng có thể khiến cho cơ quan Kiểm Sóat Biên Giới và Thuế Quan nghi ngờ ý định của qúy vị không muốn sống ở Hoa Kỳ lâu dài. Nhân viên thuế quan có thể yêu cầu người này chứng minh đã giữ rất nhiều sự ràng buộc với đất nước Hoa Kỳ (chẳng hạn như khai thuế lợi tức hàng năm, có thân nhân ở Hoa Kỳ, có chủ quyền nhà, có chương mục ngân hàng và có những ràng buộc về công việc làm ăn....).

Từ bỏ quy chế thường trú dựa trên dữ kiện. Nhân viên Kiểm Sóat Biên Giới và Thuế Quan tại phi trường có thể hỏi những câu và dựa vào những dữ kiện này để quyết định xem qúy vị vắng mặt ở Hoa Kỳ chỉ là tạm thời và qúy vị đoan chắc sẽ giữ quy chế thường trú nhân. Sau một thời gian vắng mặt dài ở ngọai quốc, nhân viên di trú muốn biết liệu qúy vị có ý định thực sự, liên tục trở về Hoa Kỳ trong tương lai gần.

Nếu thường xuyên vắng mặt ở Hoa Kỳ quá lâu, và nếu ở Việt Nam có những ràng buộc về gia đình, làm chủ tài sản và những việc làm ăn, thì đây có thể là vấn đề rắc rối. Không chịu khai thuế lợi tức hoặc khai thuế như là một người không thường trú tại Hoa Kỳ cũng sẽ là những yếu tố xấu.
Đối với Thường Trú Nhân, việc du lịch phải ngắn hạn. Trong mọi trường hợp, việc xuất ngọai phải ngắn hạn nếu qúy vị muốn giữ Thẻ Xanh của mình. Để chứng minh thời gian ở ngòai Hoa Kỳ được xem là ngắn hạn, tạm thời, chuyến du lịch của qúy vị phải có ngày trở lại chắc chắn, hoặc chứng minh việc xuất ngọai để giải quyết một vấn đề nào đó trong thời gian ngắn.

Thí dụ, Sở di trú sẽ thông cảm nếu qúy vị xuất ngọai tạm thời để chăm sóc người thân bị bệnh, hoặc để bán tài sản, hoặc tham dự lễ cưới. Những công việc được giáo phó tạm thời có thể được chấp thuận nếu qúy vị đang làm việc cho một chủ nhân ở Hoa Kỳ.

Những nhu cầu cần thiết về sức khỏe của gia đình. Dùng thời gian ở nước ngòai để chăm sóc thân nhân ốm đau hoặc già yếu cũng có thể gây trở ngại. Thường trú nhân có thể cần xuất ngọai để giúp đỡ cha mẹ hoặc thân nhân bị đau yếu. Trong một vài trường hợp, chuyến xuất ngọai này có thể hoàn thành mà không gây nguy hại cho quy chế thường trú nhân. Thí dụ, điều có thể chấp nhận được nếu nhu cầu cần giúp đỡ của thân nhân được xem là tạm thời. Nói cách khác, thân nhân được tiên liệu là sẽ được bình phục trong vài tuần hoặc vài tháng. Hoặc, nếu sự hồi phục không thể tiên liệu, điều kiện hồi phục không thể cứu vãn và sự sống được xem là sẽ kết thúc nhanh chóng.

Ở nước ngòai để mang lại sự giúp đỡ ngắn hạn không giống như việc mang lại sự giúp đỡ thân nhân lớn tuổi hàng ngày. Nhu cầu cần giúp đỡ cho cha mẹ hoặc những người thân khác già yếu đang sống ở quê nhà là điều có thể thông cảm, nhưng không thể vắng mặt vô thời hạn ở Hoa Kỳ. Thân nhân trọng tuổi có thể cần sự giúp đỡ khi tuổi về chiều, nhưng tình trạng sức khỏe của họ có thể kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập niên.

Giấy cho phép tái nhập cảnh (re-entry permit) không đương nhiên duy trì quy chế thường trú nhân hoặc bảo đảm cho phép nhập cảnh sau thời gian vắng mặt quá dài. Tuy nhiên, giấy cho phép tái nhập cảnh cho thấy thường trú nhân có ý muốn trở lại Hoa Kỳ. Giấy phép tái nhập cảnh cũng giống như giấy nhập cảnh có giá trị sau những lần vắng mặt trên một năm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một thường trú nhân bị ngăn trở không thể rời Việt Nam trong thời gian dài vì đau yếu? Trong trường hợp này, thường trú nhân sẽ nộp đơn xin Chiếu Khán (Visa) Hồi Cư (Returning Resident Visa) tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Người này sẽ phải chứng minh rằng họ rời Hoa Kỳ với ý định trở về và không từ bỏ ý định này, và việc trở về Hoa Kỳ chậm trễ vì những lý do nằm ngòai sự kiểm soát, và người này không có trách nhiệm về việc này.

Khi thường trú nhân trở về Hoa Kỳ, nếu nhân viên Kiểm Sóat Biên Giới và Thuế Quan tin rằng người du khách này không duy trì quy chế thường trú nhân, người này chỉ có thể cho phép nhập cảnh để ra điều trần trước một phiên tòa di trú. Chánh án di trú sẽ quyết định xem thường trú nhân này có từ bỏ quy chế của mình không.

Thẻ Xanh và giấy Phép Tái Nhập Cảnh không đương nhiên bảo đảm rằng một người sẽ được tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Quyết định này tùy thuộc vào những dữ kiện của sự việc, bao gồm những việc trong những chuyến xuất ngọai trước và lý do nào đã kéo dài chuyến xuất ngọai của mình. Những người có thẻ xanh đang nghĩ đến những chuyến xuất ngọai lâu dài và thường xuyên nên được cố vấn kỹ lưỡng trước chuyến đi. Những chuyến đi dài và thường xuyên cần có kế họach kỹ lưỡng và hiểu rõ những nguy cơ và những dự phòng có thể xảy ra.

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Nếu có giấy phép tái nhập cảnh cho phép tôi ở ngòai Hoa Kỳ hơn một năm, tôi có cần phải khai thuế trong năm đó, hoặc nếu tôi khai thuế, tôi có thể nhận mình không phải là cư dân ở Hoa Kỳ không?
- Đáp: Đúng. Qúy vị phải khai thuế, nhưng qúy vị không thể nhận mình không là cư dân được. Có Thẻ Xanh, điều này xác nhận qúy vị là thường trú nhân của Hoa Kỳ, vì thế qúy vị có trách nhiệm phải trả thuế lợi tức bất kể qúy vị sống ở nước nào. Qúy vị phải trả thuế cho chính phủ Hoa Kỳ về số lợi tức mà qúy vị kiếm được ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngọai trừ qúy vị đã trả thuế cho quốc gia đó.

- Hỏi: Thường trú nhân có thể giữ quy chế thường trú ở Hoa Kỳ nếu đang làm việc cho một công ty Hoa Kỳ ở ngoại quốc không?
- Đáp: Được, với những điều kiện cố định nào đó. Qúy vị phải là thường trú nhân một năm ở Hoa Kỳ trước khi nhận công việc này ở nước ngoài. Chủ nhân ở Việt Nam phải là chi nhánh của một công ty ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Một thường trú nhân thất nghiệp, rời Hoa Kỳ với vợ và các con, đóng các chương mục ngân hàng, đi Việt Nam để làm việc cho một công ty của người anh. Ông ta không khai thuế ở Hoa Kỳ. Ba năm sau, ông ta nhận được một công việc ở Hoa Kỳ. Nhân viên Kiểm Sóat Biên Giới và Thuế Quan sẽ làm gì nếu ông muốn tái nhập cảnh Hoa Kỳ?
- Đáp: Ông ta đã rõ ràng từ bỏ nơi cư trú ở Hoa Kỳ trong ba năm. Khi ông đến phi trường ở Hoa Kỳ, nhân viên Kiểm Soát Biên Giới và Thuế Quan sẽ có thể lấy lại Thẻ Xanh của ông và ra lệnh ông phải lấy chuyến bay kế tiếp để quay lại Việt Nam.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

=END=

Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4829)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 5288)
(Robert Mullins International) Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860. Đến năm 1890, hầu hết những người di dân đến từ Đức, Anh và Ireland. Ngay sau Thế chiến thứ II, hầu hết những người di dân sau chiến tranh là đến từ Ý, Đức, Anh và Nga. Và vào năm 1965, luật di trú mới cho phép mọi người từ tất cả các quốc gia nộp đơn xin nhập cư.
Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 2023(Xem: 5147)
(Robert Mullins International) “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí. “Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” sẽ yêu cầu thay đổi hoàn toàn cách duyệt xét những người xin tị nạn tại biên giới. Đạo luật cũng sẽ cung cấp ngân sách cho hàng trăm dặm rào chắn mới ở biên giới và cung cấp việc thuê mướn hàng ngàn nhân viên Tuần tra Biên giới mới.
Thứ Hai, 12 Tháng Sáu 2023(Xem: 5061)
(Robert Mullins International) Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại. Mặc dù việc bị đưa vào duyệt xét hành chính gây căng thẳng cho đương đơn, nhưng nó không hoàn toàn tệ như người ta nghĩ. Trang web của Bộ Ngoại giao khuyên đương đơn nên đợi ít nhất 180 ngày kể từ ngày phỏng vấn hoặc kể từ ngày nộp các tài liệu bổ sung để hỏi thăm tình trạng hồ sơ. Tuy nhiên, thường thì các trường hợp đều được giải quyết thỏa đáng nhanh hơn nhiều.
Thứ Hai, 05 Tháng Sáu 2023(Xem: 4972)
(Robert Mullins International) Các lãnh sự quán đang vật lộn để quay trở lại thời gian duyệt xét như trước khi Covid, nhưng ở nhiều quốc gia, tiến độ vẫn còn chậm. Vì vậy, nhiều người vẫn hỏi: Diện nào nhanh hơn, chiếu khán hôn phu hôn thê hay vợ chồng? Vào năm 2023, thời gian duyệt xét cho cả 2 loại chiếu khán diện hôn phu hôn hôn thê và vợ chồng gần như giống hệt nhau. Điều này dẫn đến nhiều người trực tiếp nộp đơn xin chiếu khán diện vợ chồng. Trước đại dịch, chiếu khán diện hôn phu hôn thê thường được duyệt xét nhanh hơn nhiều - đôi khi nhanh hơn từ 6 đến 7 tháng so với chiếu khán diện vợ chồng. Tuy nhiên, vào năm 2023, cả hai đều mất một khoảng thời gian gần như bằng nhau.
Thứ Hai, 29 Tháng Năm 2023(Xem: 5036)
(Robert Mullins International) Omdudsman của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Nhập tịch (CIS) đã đưa ra một số cách để các sinh viên F-1 đang tìm kiếm Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), có thể tránh bị chậm trễ trong việc duyệt xét đơn I-765, Đơn xin Giấy phép Làm việc. Các cách bao gồm: -Kiểm tra trang web của Sở di trú để biết các thông tin cập nhật trước khi bạn gửi đơn I-765. -Kiểm tra Mẫu I-20, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tình trạng sinh viên không định cư, được ký tên, ghi ngày tháng và xác thực cho phép làm việc. -Nộp đơn trực tuyến. -Gửi Đơn I-765 trong vòng 30 ngày hoặc 60 ngày kể từ ngày Mẫu I-20 được cấp bởi Viên chức được chỉ định của nhà trường. -Gửi Mẫu I-20 đã hoàn thành đúng cách cùng với Đơn I-765 cùng một lúc. -Cập nhật địa chỉ gửi thư của bạn cho cả Sở di Trú và Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS)
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 5953)
(Robert Mullins International) Nhiều trang web cung cấp hướng dẫn về cách kết hôn trực tuyến ở hạt Utah. Chúng tôi sẽ chỉ đưa ra một số điểm chính về thủ tục này. Các cặp đôi quyết định kết hôn trực tuyến ở Utah và dùng cuộc hôn nhân đó được công nhận cho mục đích di dân vào Hoa Kỳ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trước khi Đơn I-130 có thể được nộp bởi người phối ngẫu là công dân Hoa Kỳ, cặp đôi đó phải có trải qua cuộc chung sống vợ chồng. Nếu cặp đôi không có trải qua cuộc chung sống vợ chồng, Đơn I-130 sẽ bị Sở di trú Hoa kỳ từ chối. Sở di trú sẽ xem xét cuộc hôn nhân đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng nếu cả hai thành viên của cặp đôi ở cùng một nơi, vào cùng một thời điểm, SAU đám cưới. Bạn không cần phải cung cấp thêm các bằng chứng riêng tư rằng đã trải qua cuộc chung sống vợ chồng.
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 4950)
(Robert Mullins International) Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chính quyền đã chấm dứt các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đối với khách du lịch hàng không quốc tế vào ngày 11 tháng 5. Các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đã hỗ trợ và tăng cường việc chủng ngừa trên toàn quốc, và trọng tâm là việc chủng ngừa đã cứu sống hàng triệu mạng người.
Chủ Nhật, 07 Tháng Năm 2023(Xem: 5531)
(Robert Mullins International) Ngày 3 tháng 5 năm 2023. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức triển khai chương trình “Đơn giản hóa việc nhập cảnh”mà đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố khác nhau từ năm 2021 đến năm 2022. Mục đích là để làm nhanh gọn thủ tục nhập cảnh cho du khách quốc tế tại tất cả 238 sân bay đến ở Hoa Kỳ. Theo chương trình Nhập cảnh đơn giản hóa, CBP không còn đóng con dấu khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ và hiện sẽ chỉ cấp Mẫu I-94 điện tử trên trang web của mình. Cư dân không phải là người định cư của Hoa Kỳ nên thường xuyên kiểm tra trực tuyến Mẫu I-94 của họ khi họ trở về sau chuyến du lịch quốc tế. Mẫu I-94 rất quan trọng để xác định cá nhân có thể ở lại Hoa Kỳ trong bao lâu. Giờ đây, những người không phải định cư khi tiến hành thủ tục nhập cảnh, xuất trình hộ chiếu cùng với các giấy tờ nhập cảnh hợp lệ, chưa hết hạn của họ và sẽ được trả lại hộ chiếu mà không cần đóng con dấu nhập cảnh ghi nhận họ đã nhập cảnh vào quốc gia này.
Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023(Xem: 5350)
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014. Vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, phí duyệt đơn xin chiếu khán diện không định cư (NIV) sẽ tăng. Tất cả những người xin chiếu khán phải trả số tiền lệ phí có hiệu lực vào ngày nộp thanh toán của họ. Các thay đổi chính về lệ phí được thực hiện theo quy định như sau: • Các đơn xin chiếu khán NIV, loại không dựa trên đơn bảo lãnh như B1-2 và F-1 sinh viên, sẽ tăng từ $160 lên $185 • L-1 và chiếu khán làm việc tôn giáo không định cư sẽ tăng từ $190 lên $205 • Chiếu khán loại E dành cho các nhà đầu tư sẽ tăng từ $205 lên $315