Quý vị có nhận người di dân này không? (Phần 3)

Thứ Ba, 07 Tháng Sáu 201620:00(Xem: 24171)
Quý vị có nhận người di dân này không? (Phần 3)
quy-vi-co-nhan-nguoi-di-dan-nay-khong-rmiodpMục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này. Những người liên hệ, từ những người bảo lãnh, người được bảo lãnh cho đến các luật sư di trú và các nhà vận động tích cực cho người di dân, than phiền là nhiều câu hỏi chất vấn những người cặp vợ chồng và những cặp hôn thê-hôn phu đã làm kinh ngạc nhiều người, vì chúng rất không hợp lý và không thực tế, mặc dù mục đích của việc chất vấn này nhằm truy tìm những hồ sơ bảo lãnh gian dối.

New York Times, một trong những nhật báo uy tín và lớn hàng đầu trên nước Mỹ đã lên tiếng về sự kiện này trong một loạt bài chủ đề đặc biệt, có tựa đề "Qúy Vị Có Nhận Người Di Dân Này Không?". Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã chuyển dịch và giới thiệu hai phần đầu bài viết đặc biệt của nữ ký giả Nina Bernstein của tờ New York Times, số ra ngày 11 tháng 6 năm 2011, liên quan đến vấn đề thời sự di dân nóng bỏng hiện nay. Sau đây là phần cuối của bài phóng sự, xin mời quý vị theo dõi:

*

Các giám sát viên của cơ quan phỏng vấn Stokes nói rằng các nhân viên di trú được huấn luyện để tránh những câu hỏi liên quan đến quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng, nhưng họ không thể ngăn được những câu trả lời chỉ dành cho người lớn. Chẳng hạn như khi được hỏi rằng bà đã làm gì cho ngày sinh nhật của chồng, thì người vợ công dân Mỹ bắt đàu ngồi tính lại cái đêm mà vợ chồng họ ngủ với nhau với những chi tiết có thể làm nhiều người đỏ mặt. Một số cặp vợ chồng khác còn sẵn sàng đưa ra những bằng chứng hình ảnh "đặc biệt" vì họ nghĩ lầm rằng nhân viên di trú đòi hỏi những bằng chứng đêm tân hôn của vợ chồng.

Giám sát viên Guerra nói rằng: "Một cặp vợ chồng bình thường không ai làm thế cả. Còn những cặp (vừa kể) thì lại cung cấp những dữ kiện quá mức bình thường".

Đôi khi, chiếc giường trở thành nơi thú tội, chẳng hạn như một người hôn phối thú nhận về sự thiếu chung thuỷ, khi nói rằng thật ra con cái của họ không phải là con chung. Và mặc dù việc trừng phạt phạm tội làm hôn nhân giả có thể bị phán đến 5 năm tù và phạt vạ 250.000 mỹ kim, nhưng ít người dám chấp nhận rủi ro bị truy tố, vì vậy họ xin rút lại hồ sơ và chuồn ra ngõ hậu trốn mất, để nhân viên phỏng vấn phải thông báo tin không vui này cho người vợ.

Bà Barbara Felska, một nhân viên di trú nổi tiếng ở cơ quan phỏng vấn Stokes, nói rằng lời khuyên của bà cho các cặp vợ chồng là "Đừng sợ cơ quan phỏng vấn Stokes nếu hôn nhân của họ là thật - và tất cả qúy vị cần có là tình yêu chân thật". Nhưng phương pháp của bà là đi tìm những bằng chứng qua ba khía cạnh của một cuộc hôn nhân: Đó là Sự hợp pháp (chẳng hạn như có giấy ly dị giá trị); thứ hai là có tên chung trên các tài sản và những giấy tờ khác (mà thường là những cặp vợ chồng trẻ hay nghèo không có được); và "sự liên kết tinh thần và tình cảm mà họ chia sẻ trong đời sống".

Và sau cùng vẫn là sự tưởng tượng thái quá, chẳng hạn như nhân viên di trú Felska, 38 tuổi, đến từ Ba Lan sau khi bà may mắn có được Thẻ Xanh qua một vụ sổ xố di trú, đã sáng chế thêm một câu hỏi là: "Loại trang sức nào có ý nghĩa nhất đối với vợ của bạn?".

Vào ngày thứ Ba, nhân viên Felska đã thẩm tra cuộc hôn nhân ba năm của ông Yusuf Mohammed và bà Sally Bines. Ông Mohammed, 42 tuổi, hành nghề lái xe taxi, người Hồi giáo, từng ly dị hai lần. Ông vẫn chưa được gặp mặt đứa con trai ở nước Ghana trong 7 năm qua. Người vợ Mỹ đầu tiên của ông đã hủy bỏ đơn bảo lãnh ông. Còn bà Bines, 41 tuổi, vợ hiện tại của ông, người theo đạo Tin Lành, từng ly dị với một người gốc Puerto Rico, hiện đang theo học ngành giáo dục ở trường đại học Hostos, nơi bà gặp ông chồng hiện nay.

Sau khi hỏi về những vấn đề liên quan đến đời sống chăn gối, nhân viên Felska đã hỏi người chồng: "Nhưng ông có phải là người trả các hóa đơn tiêu dùng trong nhà không?", và hỏi lại, lớn tiếng hơn, sau khi có người thông dịch sang tiếng Tây Ban Nha: "Và ông là người trả các hóa đơn đó, đúng hay không đúng?". Rồi bà nói với cả hai rằng: "Tôi không thể biết nhiều hơn sau khi phỏng vấn chồng của bà, hay vợ của ông trong vòng 45 phút, vì ông bà phải hiểu rõ nhau hơn sau khi chung sống hai năm". Lý do nhân viên Felska nói như vậy vì cặp vợ chồng này đang cố gắng giải thích những câu trả lời khác nhau.

Thực ra, bà Bines đã rời khỏi cuộc phỏng vấn buổi trưa hôm ấy với cơn thịnh nộ vì những câu trả lời ấm ớ của người chồng. Bà nói rằng: "Một số đồ nữ trang mà ông ấy nói đã mua cho tôi nhưng thực ra ông ấy chẳng mua gì hết; nếu thế thì ông ấy sẽ phải đi mua cho tôi ngay bây giờ". Trong khi người chồng cố phân bua rằng rằng ông luôn luôn có ý định mua cho vợ sợi dây chuyền đó.

May mắn thay, chính vì trận cãi nhau thật đó đã thuyết phục nhân viên Felska rằng cuộc hôn nhân của họ là chân thật.

Môt cuộc hôn nhân khác cũng đã được chấp thuận trong ngày hôm đó là mối tình lãng mạng trên internet giữa người thợ sửa xe, Larry Christiansen, 66 tuổi, và người vợ gốc Nga, Alla, 53 tuổi, có bằng Tiến sĩ Âm nhạc và có một cô con gái hợc ở Baruch College.

Ông Christiansen, với mái tóc bạc và dáng đi của người bệnh viêm khớp, từng ly dị năm 2001 sau 36 năm hôn nhân, đã gọi cuộc sống hôn nhân mới của ông là "điều tốt nhất mang đến trong cuộc đời tôi", và thật sự sửng sốt khi "người ta hỏi tôi rằng có phải bà ấy trả tôi tiền để kết hôn giả với bà ấy không?".

Luật sư của cặp vợ chồng này, bà Irina Matiychenko, kể lại rằng khi nhân viên di trú cho cặp vợ chồng trở lại để phỏng vấn chung và hỏi rằng: "Thế ai là xếp trong gia đình?", thì liền có ngay sự tranh luận. Ông chồng nói: "Tôi là xếp trong nhà", và bà vợ liền phản ứng: "Không, ông không phải". Đây là chỉ dấu tốt cho thấy bà vợ không phải là người dễ sai bảo của một người chồng hay ngược đãi vợ.

Nhưng một cặp vợ chồng khác lại không có luật sư giúp đỡ. Bà Miguelina Montalvo Diaz, 32 tuổi ở thành phố Yonkers, cho thấy bà và người chồng gốc Dominican chỉ mới sống với nhau có 6 tháng mà thôi. Trong lá thư mời phỏng vấn có liệt kê những giấy tờ cần nộp, bao gồm cả thư của ngân hàng xác nhận hai người có chung chương mục. Thế là hai vợ chồng liền nhanh chóng mở ngay một chương mục ngân hàng.

Đây là điểm báo sự nguy hiểm. Những giấy tờ ghi ngày quá gần ngày phỏng vấn ngay lập tức trở thành mối nghi ngờ. Một nhân viên di trú của Stokes đã yêu cầu bà Diaz giải thích điều này, và liền bị phản đối ngay: "Tôi không muốn có chương mục chung. Chúng tôi phải mở vì qúy vị yêu cầu điều đó". Nhưng hai vợ chồng vẫn luôn luôn nắm tay nhau, âu yếm. Còn những câu trả lời riêng biệt về những câu hỏi chẳng hạn như "Qúy vị cất vật dụng đựng thức ăn ở đâu?", và "Qúy vị cất giày dép ở đâu?" là "trúng 100%". Bà Diaz cho biết như vậy. Càn nói thêm là bà Diaz vừa mới thất nghiệp, đã mô tả chồng của bà, người đã có bốn đứa con trai riêng ở nước Cộng Hòa Dominican, là một cha tuyệt vời của đứa con trai riêng mới ba tuổi của bà.

Nhưng, cặp vợ chồng này vẫn chửa thể yên thân được. Nhân viên di trú khám phá là ông Diaz vẫn còn có một chương mục ngân hàng riêng, ngoài chương mục chung của hai người. Bà Diaz nói rằng: "Họ bảo rằng ông ấy cần bỏ tên tôi vào chương mục riêng của chồng. Mẹ tôi đã từng kết hôn 25 năm nhưng họ chẳng có chương mục nào chung tên cả"!

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hôn phu của tôi từ Pháp đến Hoa Kỳ với chiếu khán miễn thị thực WT và anh ấy đã ở Hoa Kỳ quá hạn. Liệu chúng tôi vẫn có thể kết hôn và nộp đơn xin Thẻ Xanh cho anh ấy không?

- Đáp: Khi hôn phu của chị có chiếu khán WT, điều này xác nhận rõ ràng là anh ấy không có ý định xin điều chỉnh diện cư trú, mặc dù anh ấy kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo luật di trú hiện nay, những ngọai kiều nào có chiếu khán miễn thị thực WT có thể nộp đơn xin điều chỉnh sang diện thường trú nhân nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, dù đã ở Hoa Kỳ quá hạn.

- Hỏi: Cuộc phỏng vấn Thẻ Xanh đầu tiên của tôi vẫn chưa được nhân viên di trú trả lời. Bây giờ tôi lại nhận thêm một lá thư phỏng vấn lần thứ hai. Tại sao tôi lại bị phỏng vấn hai lần và tôi cần phải chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn?

- Đáp: Thông thường, một hồ sơ vẫn chưa được giải quyết vì thiếu một số dữ kiện cần thiết và nhân viên di trú cần thêm thời gian để tìm hiểu. Qúy vị cần phải thành thật trong mối quan hệ của mình và luôn luôn có sẵn những chứng minh về cuộc sống hôn nhân càng nhiều càng tốt, và cập nhật những bằng chứng về nguồn tài chánh của người bảo lãnh.

- Hỏi: Nhiều người nói rằng trong những cuộc phỏng vấn lần đầu tiên xin chuyển diện thường trú nhân, hai vợ chồng sẽ không bao giờ bị tách ra phỏng vấn ở hai phòng riêng biệt. Tại sao vợ chồng tôi lại bị tách ra ngay lần phỏng vấn đầu tiên?

- Đáp: Trước hết, đối với những vấn đề liên quan đến di trú, không nên khẳng định những chữ "không bao giờ xảy ra". Thông thường, nhân viên Sở di trú Hoa Kỳ ít khi tách hai vợ chồng ra trong cuộc phỏng vấn đầu tiên. Trong trường hợp nêu trên, hồ sơ của bạn có thể gặp những vấn đề như: 1/ Hồ sơ xin chuyển diện nộp cho Sở di trú có thông tin ghi sai lạc gây nghi ngờ cho nhân viên phỏng vấn; 2/ Những bằng chứng sinh họat của hai vợ chồng quá yếu hoặc quá ít; 3/ Văn phòng di trú địa phương nhận được những thông tin làm họ nghi ngờ mối quan hệ vợ chồng của người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Chính vì thế, khi nộp những hồ sơ quan trọng cho Sở di trú, qúy vị nên nhờ những văn phòng chuyên môn và uy tín giúp đỡ từ gia đọan đầu tiên.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật, 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 128030)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.
Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122533)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,
Thứ Sáu, 11 Tháng Tám 2006(Xem: 120171)
Cuộc tranh luận về cải tổ vấn đề di dân tại quốc hội đang tạm ngưng trong lúc các chính trị gia thảo luận với nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này bằng một loạt những cuộc điều trần được tổ chức trên toàn quốc. Trong khi đó sự bất trắc về tương lai của chính sách di dân của Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều thường trú nhân hợp pháp tại đây vội vã nộp đơn xin nhập tịch.
Thứ Hai, 07 Tháng Tám 2006(Xem: 125441)
Bộ phận Lãnh sự của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hiện đang cứu xét đơn xin nhận con nuôi mồ côi người Việt Nam của các công dân Hoa Kỳ. Những người mong muốn xin con nuôi mồ côi tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục qua các văn phòng xin con nuôi Hoa Kỳ và những văn phòng này được sự chấp thuận của chính quyền Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 2006(Xem: 118241)
Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ.
Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 125371)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 119750)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120941)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127727)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122573)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005