Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 3)

Thứ Ba, 19 Tháng Bảy 201623:10(Xem: 22318)
Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 3)
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) ... Phi trường luôn là chứng nhân của biệt ly và tái hợp. Nước mắt và nụ cười ở đó, như nỗi niềm muôn đời không thay đổi. Những người vợ, người chồng đến từ Việt Nam luôn nhớ ngày trùng phùng này với người bạn đời trăm năm. Hầu hết những kỷ niệm của họ thường ít và ngắn ngủi. Có đôi khi chỉ gặp nhau... một lần. Bởi vậy, những xôn xao như thưở ban đầu gặp gỡ là tâm lý hiển nhiên, từ cả hai phía. Phần lớn họ ở tuổi trung niên, nhưng cũng không thiếu những bàn tay ôm chặt còn rất trẻ, sinh vào thập niên 90. Nhưng, không thể không kể đến những "cụ" đón vợ, hoặc chồng, tóc cũng đã bạc dần theo thời gian. Có ngạc nhiên không, khi hai "cụ" xa cách nhau cũng chỉ vì, một vài hoàn cảnh tế nhị trái ngang nào đó, nên hai người đôi ngả. Có khi vì hoàn cảnh của đất nước, một tờ hôn thú xưa không có; hoặc cụ ông góa bụa đã lâu và đã trở về Việt Nam làm giấy kết hôn để đón một người bạn già xưa cũ để có người bạn đời chia xẻ lúc xế chiều. Nhưng tất cả đã khởi đi từ hạnh phúc chan chứa biết chừng nào.

Những chuyến xe rời phi trường với những người đón và những người vượt ngàn dặm trùng phùng. Cuộc sống hôn nhân của họ bắt đầu từ đó, như con thuyền bắt đầu... ra khơi....

Giấy tờ, vẫn chuyện giấy tờ...

Sau những ngày đầu tiên trên đất Mỹ, người được bảo lãnh vẫn tiếp tục đeo theo cái nợ giấy tờ. Người theo diện vợ, chồng, xin Số An Sinh Xã Hội, vốn là bước đầu tiên đi sang những loại giấy tờ khác. Về Thẻ Xanh - trong thời gian này - người di dân phải đóng lệ phí mới được Sở di trú gửi về sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ. Rồi bắt đầu hồi hộp trên những con đường tập lái xe. Người theo diện hôn phu, hôn thê (fianceé) vất vả hơn. Trong 90 ngày phải làm hôn thú, rồi nộp đơn xin Thẻ Xanh, chờ ngày lăn tay, phỏng vấn. Sau khi Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, họ sẽ phải làm đơn xin diện Thẻ Xanh 10 năm. Và đủ 3 năm kể từ ngày có Thẻ Xanh, vợ, chồng của công dân Mỹ được nộp đơn vào quốc tịch sớm. Thử thách giăng đầy. Cứ nghĩ đến ngày mai, ai biết chuyện gì xảy ra?

Hầu hết người mới sang đều kiếm một ngôi trường gần nhà để học thêm sinh ngữ, hoặc trường dạy nghề, hay xin vào một trường đại học. Xứ Mỹ mà, không nói Ăng-lê là không xong, không lái xe là không được. Nhưng phản ứng kiếm một việc làm ngay, song song với việc học tiếng Anh là mẫu số chung. Dù tình trạng kinh tế hiện vẫn chưa phục hồi, nhưng đối với người Việt mình mới sang, từng bương trải trong xã hội khó khăn và phức tạp bên quê nhà, vẫn không làm... khó họ bao nhiêu! Tân nương, tân lang, sau một thời gian học hỏi ngắn hạn, bắt tay ngay vào nghề "nails", làm đẹp bàn tay; làm đẹp đầu tóc; thợ may, công nhân điện tử, phụ tá nha, y sĩ... Cũng có người được đức lang quân năn nỉ ở nhà làm nội trợ và sinh con, chăm sóc con cái. Và cũng vì hoàn cảnh thực tế, nhiều cô dâu trẻ không tiếp tục việc học ở trình độ cao, và đây cũng là điều đáng tiếc.

Đối diện hoàn cảnh mới....

Hoàn cảnh mới luôn tạo ra những vấn đề mới, đó là điều tất nhiên xảy ra. Nhưng yếu tố tình cảm, tâm lý gia đình, bằng hữu chung quanh... của cả hai bên, về lâu về dài mới là yếu tố quan trọng trong đời sống vợ chồng.

Thực tế xã hội Hoa Kỳ cũng dễ làm cho người mới sang thất vọng. Đời sống xứ lạ có vẻ "nhàm chán" hơn đời sống nhộn nhịp, xô bồ nơi quê nhà. Người mới sang thường cảm thấy cô đơn, không dễ dàng đi ra khỏi nhà trong khi người hôn phối phải đi làm. Nhiều người không thể kiếm việc làm ngay và cảm thấy xứ Mỹ không... dễ kiếm tiền như họ mong đợi. Nếu gia đình của họ ở Việt Nam không hiểu, hoặc không thông cảm điều thực tế này, và vẫn tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ tài chánh thường xuyên, trong một số trường hợp nào đó, dễ làm cho cuộc sống gia đình con mình với dâu, với rể bất hòa, và hôn nhân bị đe dọa. - một số trường hợp cho thấy mẹ của người bảo lãnh đôi khi là nguyên nhân chính đưa đến sự tan vỡ gia đình con cái mình.

Tổng hợp những kinh nghiệm cho thấy để làm giảm bớt những căng thẳng, lo âu quá mức; những kỳ vọng vược quá thực tế nơi quê hương thứ hai, người bảo lãnh nên trao đổi thường xuyên với người phối ngẫu, tế nhị nhưng thẳng thắn, nhẹ nhàn nhưng chân thành về những chuẩn bị về tinh thần và năng lực sau khi đến Hoa Kỳ. Đã hết rồi một thời phong trào xưng học vị "kỹ sư", "giám đốc", "chủ nhân" không có thật theo chân người Việt hải ngoại tràn về Việt Nam để tìm ý trung nhân. Bởi vậy, người bảo lãnh nên chia xẻ với người bạn đời tương lai:

- Về công việc thực tế và hoàn cảnh của mình, của gia đình (cha mẹ, anh chị em nếu có).

- Về đời sống kinh tế, xã hội thực tế nơi mình đang sinh sống.

Một số hoạch định trong đời sống sau khi đến Hoa Kỳ, ngắn và dài hạn. Nếu có ý thích một công việc nào đó, nên chuẩn bị học hỏi, trau dồi trước. Thu xếp thì giờ học qua các lớp Anh văn vẫn là điều nên làm.

Sau khi đến Hoa Kỳ, để giảm bớt những "cú sốc" về văn hóa, phong tục tập quán nơi xứ người, người mới sang luôn chuẩn bị ít nhất 6 tháng để làm quen với đời sống mới bằng cách học thêm Anh văn, ghi danh các khóa huấn nghệ, học lái xe.... Về tài chánh, nên bình tâm với những gì đang có, không để người phối ngẫu bị áp lực quá nặng về việc kiếm tiền sinh sống; và nhất là không nên quá kỳ vọng rằng mình có thể kiếm tiền ngay để giúp đỡ người thân ở quê nhà. Như đã nói ở trên, nhiều đức lang quân vẫn muốn hiền thê của mình làm nghề... nội trợ và cố gắng sinh đứa con đầu tiên.

Quan niệm chung của nhiều cuộc tình đẹp cho thấy: dù hoàn cảnh nào đi nữa, cả hai phía, vợ - chồng đều nhìn về một hướng: nơi đẹp nhất, hạnh phúc nhất là nơi có người mình yêu, một đời, mãi mãi....

Mới hay, tình nhẹ như tơ...

Có lẽ nhạc sĩ Phạm Duy khi đặt câu nhạc này cũng là để giúp cho nỗi bi thương nào đó trong đời người được cất tiếng bằng "phụ khúc", dù vang vọng trong không gian hay âm thầm nhỏ lệ trong bóng tối. Dĩ nhiên, "phụ khúc" chỉ để lại nỗi đau....

Một thí dụ điển hình: Cha mẹ chồng là bạn rất thân với cha mẹ vợ. Họ lấy nhau với sự chấp thuận vui mừng của hai bên. Tuy nhiên, khi con dâu sang Mỹ và sống với gia đình chồng, mẹ chồng không những không hỗ trợ mà còn đòi hỏi quá nhiều từ con dâu. Vì còn trẻ, con dâu không chịu nổi áp lực lâu dài. Cô chỉ có thể đến trường học sinh ngữ và sau đó về nhà làm việc gia đình. Cuộc sống không vui vẻ, hạnh phúc như cô nghĩ. Chồng lại không chia xẻ với vợ và chỉ nghe lời mẹ. Chữ hiếu không đặt cho đúng dễ gây hậu quả bất công, nhiều lúc nghiêm trọng đến không ngờ. Một ngày, người vợ ra đi không một lời từ giã. Một số nhà tâm lý cho rằng, trong hoàn cảnh như vậy, nếu người chồng xin phép cha mẹ cho ra ở riêng từ những ngày đầu, có lẽ chữ hiếu vẫn tròn và tình vợ chồng không đến nỗi chia lìa. May mắn thay, không có nhiều mẹ chồng có cách ứng xử như thế ở Hoa Kỳ.

Một thí dụ khác: Người chồng than phiền rằng những tưởng "phong cách Việt Nam" mà chàng tìm thấy và hãnh diện ở nàng trong thời gian gặp gỡ, tìm hiểu ở quê nhà sẽ là một giá trị trường cửu. Sự hãnh diện này làm chàng yên tâm khi đưa vợ sang đoàn tụ tại Hoa Kỳ. Nhưng, vẫn theo người chồng, "phong cách Việt Nam" của người đầu ấp tay gối mất dần theo thời gian. Hai chữ "thất vọng" được lập lại trên môi, trong suy nghĩ liên tục bùng lên trong căn nhà - theo nguyên tắc - phải được dựng lên bằng hai chữ "yêu - thương". "Anh không ngờ" rồi đến "tôi không ngờ" ào ào như bão táp liên hồi. - tuổi trung niên, không như những vợ chồng trẻ, người bảo lãnh này ít khi, hoặc không có may mắn, có dịp suy nghĩ, hoặc được chia xẻ, về những kỳ vọng thiếu thực tế của mỗi hoàn cảnh khác nhau. Sau một thời gian, tiếc thay còn ngắn hơn cả thời gian họ tìm hiểu nhau, đã đi đến tòa ly dị.

Ngoài những thay đổi tự nhiên phải có, một số người vợ mới sang Hoa Kỳ bị ảnh hưởng không nhỏ từ những người chung quanh, nơi làm việc, trường học... Những người bạn mới này dễ dàng chuyên chở những ý tưởng "tự do", "bình đẳng", "đời sống giàu sang", "nhất nàng" (lady-first)... gieo vào đầu những người mới sang. Thường, những ý tưởng này dễ làm người bảo lãnh, người chồng, cau mày.... Cũng có người, vì trải qua đời sống khó khăn ở Việt Nam, nên đã bị ảnh hưởng tính "ma lanh" ngoài xã hội, bỏ qua những đức tính truyền thống, và hay có phản ứng thiếu lịch sự, lễ độ với người hôn phối và những người chung quanh. Hầu hết những người này thường quá kỳ vọng về đời sống Hoa Kỳ trước khi di dân, và dĩ nhiên gặp ngay sự thất vọng và bị áp suất đè nặng. Cũng có một số người mới sang cảm thấy bị người thân quen xa cách vì họ không tỏ ra sự trang trọng, trân qúy sự giúp đỡ của người khác....

Sự tan vỡ có thể đưa đến những hậu quả quan trọng về di trú. Có trường hợp, người vợ trở về Việt Nam không lời từ giã. Người chồng thất vọng và bực tức. Phản ứng ngay tức thì là tự ý đâm đơn ly dị và thông báo cho cơ quan di trú về sự ra đi của vợ. Nhưng phần lớn người vợ chọn sự ở lại Hoa Kỳ. Có người chấp nhận đắng cay dù bị bạo hành trong gia đình, vì sợ trở về Việt Nam với nhiều lý do tế nhị khác nhau; hoặc kiên nhẫn chịu đựng cho đến khi họ được Thẻ Xanh chính thức 10 năm. Nhiều người khác dời chỗ đến người thân, dựng cuộc đời mới. Cũng có nhiều người, đến Hoa Kỳ theo diện hôn phu, hôn thê, chấp nhận sự tan vỡ và lưu lạc trên đất Mỹ không mảnh giấy tờ hợp lệ tùy thân.

Về những câu chuyện tháng năm trăng mật ngắn ngủi không ngừng ở mức độ đó.

Đối với nhân viên văn phòng RMI, có những lần gặp gỡ, có những cú điện thoại của khách hàng làm bàng hoàng không ít. Dĩ nhiên là không vui chút nào.

Khách đến xin tham vấn và cần nói chuyện riêng. Anh có công ăn việc làm vững chắc và quyết định về Việt Nam bảo lãnh một cô gái, do một người bạn sơ giao giới thiệu, sang Hoa Kỳ theo diện hôn thê. Anh kể mà như muốn khóc. Hôn thê đến Hoa Kỳ thì ngày hôm sau đòi đi làm hôn thú. Sau khi anh nộp đơn xin Thẻ Xanh cho hôn thê, ngay ngày hôm sau, anh về nhà thì hôn thê và quần áo riêng của cô ấy... biến mất. Không để anh chờ lâu, hôn thê gọi đến thông báo, giọng thản nhiên, chuyện ra đi của cô ấy là có sắp đặt. Người tình cũ đã đến chở cô ấy đi như ước hẹn. Chỉ một lời cảm ơn anh, nhưng không một lời xin lỗi. Thế là hết. Nhưng "hết" trong tình yêu của anh, chưa hết với Sở di trú. Cô không biết một điều là diện hôn thê, dù đã kết hôn chính thức với người bảo lãnh trên đất Mỹ, nhưng sẽ bị trục xuất nếu cuộc hôn nhân không kéo dài đến khi có Thẻ Xanh 10 năm. Anh hỏi phải làm sao?

Cũng câu hỏi này, một thiếu nữ hiền lành, có học thức, gọi đến Văn phòng RMI khóc như mưa. Sau khi ráp nối lại những lời kể nghẹn ngào trong nước mắt, mới hiểu nguồn cơn. Cô được người yêu bảo lãnh sang Hoa Kỳ mới được một tháng cũng theo diện hôn thê. Ngày qua Mỹ, thay vì được chở về nhà thì hôn phu chở cô đến tá túc nhà một người quen của cô. Sau vài ngày ngập ngừng khó hiểu, người hôn phu - từng thề non hẹn biển này - cho biết không thể làm giấy kết hôn để cô ở lại Hoa Kỳ được, vì anh ta đã có người yêu khác nhưng không... tiện nói với hôn thê cũ, vì cảm thấy... tội nghiệp! Tội nghiệp ra sao không rõ, chỉ biết rằng sau đó chàng hôn phu này này biệt tăm để cô ở lại chơ vơ nơi xứ lạ quê người....

Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau...

Nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thơ Du Tử Lê ở đoạn này mới thấy bên lề những đổ vỡ cách này hay cách khác, tình yêu vẫn đằm thắm, nở rộ theo chân những mối tình đoàn tụ ở Hoa Kỳ. Hầu hết những đôi tình nhân, qua bảo lãnh, đều vượt qua những trở ngại, kể cả sóng gió, để hiểu nhau hơn, xây dựng hạnh phúc bền chặt hơn.

Dù công việc mới có bận rộn thế nào chăng nữa, người vợ, người chồng mới qua đều muốn trở về Việt Nam thăm cha mẹ, anh chị em, bạn bè ngay sau khi có Thẻ Xanh. Có người bận bịu với con cái mới sanh thì lại muốn bảo lãnh cha mẹ du lịch Hoa Kỳ, vừa được gặp lại người thân, vừa được cha mẹ đỡ đần chăm sóc con lúc sức khỏe chưa bình phục.

Tình yêu vợ chồng đã mang lại nhiều lợi ích thực tế cho những người thân. Ngoài những giúp đỡ về vật chất là vấn đề bảo lãnh di dân. Sau thời gian đến Mỹ khoảng 3, 4 năm, nhiều người đã trở thành công dân Mỹ. Việc bảo lãnh cha mẹ, anh chị em, đã quá dễ dàng. Dù thời gian chờ đợi dài hay ngắn, tương lai của một đại gia đình đoàn tụ trên đất Hoa Kỳ đã chắc trong tay. Với thời gian 5 năm, nhiều cặp vợ, chồng đã ổn định trên quê hương thứ hai, với nghề nghiệp vững chắc, con cái ăn học tốt đẹp; nhiều người thành công vượt bực trong doanh nghiệp, học vấn....

*

Loạt bài "Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú" vừa gửi đến qúy vị như một tổng kết nhỏ nhân đánh dấu hơn 41 năm tỵ nạn của người Việt tại hải ngoại nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng. Được qúy vị uỷ thác cho công việc bảo lãnh thân nhân là một trách nhiệm lớn, nhưng cũng là nỗi vui khi nhìn thấy tương lai với những kết quả tốt đẹp. Từng một hồ sơ được chấp thuận, nhân viên Văn phòng như thêm nghị lực sau những lo lắng theo dõi hồ sơ từ những bước đầu tiên. Trải qua nhiều năm tháng, với những tiếng cười rạng rỡ của người mới sang đến thăm hỏi văn phòng, với những chia sẻ như người trong nhà của các đôi tình nhân hạnh phúc mang từng đứa con mới sanh đến giới thiệu, với những lần "tiện đi ngang qua ghé thăm" của các khách hàng thân quen nhiều năm... đã là những món quà tinh thần to lớn đối với toàn thể anh chị em văn phòng Robert Mullins International. Bảo lãnh để cải tiến thế hệ tương lai sẽ luôn là mục tiêu, là nỗ lực không ngừng nghỉ của văn phòng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những người bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu (tức fiancée) giải quyết ra sao vì phải chờ đợi quá lâu khi hồ sơ của họ bị trả về?

- Đáp: Hầu hết cảm thấy rằng điều tốt hơn là không nên chờ để kháng cáo hồ sơ diện hôn thê-hôn phu bị trả về. Thay vào đó, họ chọn cách trở về Việt Nam, kết hôn, và nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng với nhiều bằng chứng mới về quan hệ vợ chồng.

- Hỏi: Ngoài những giấy tờ và bằng chứng về sự liên hệ, có những yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên Lãnh sự trong cuộc phỏng vấn không?

- Đáp: Hầu hết các đương đơn đều căng thẳng trong cuộc phỏng vấn. Điều sẽ giúp ích rất nhiều cho vợ của qúy vị là sự tự tin, thoải mái và thái độ thân thiện, để giúp cho nhân viên Lãnh sự thấy rằng đương đơn không có gì để dấu diếm và sự liên hệ vợ chồng rất trong sáng.

- Hỏi: Nếu Lãnh sự từ chối hồ sơ, ngay cả sau khi đã nộp thêm bằng chứng, cả hai vợ chồng có thể làm gì?

- Đáp: Họ không nên bỏ cuộc. Hầu hết những cuộc hôn nhân chân thật sau cùng cũng đều được chấp thuận. Một lá thư khiếu nại có thể gửi cho Lãnh sự Hoa Kỳ. Nếu điều này không thành công, những khiếu nại, giải thích và thêm bằng chứng mới có thể nộp cho Sở di trú ở Hoa Kỳ nếu hồ sơ bảo lãnh bị trả về cho Sở di trú. Điều này cần thêm thời gian, nhưng nếu việc khiếu nại được thực hiện một cách chuyên nghiệp thường sẽ đưa đến thành công.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4509)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4723)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4533)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4621)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4471)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4676)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5319)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 5055)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4797)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5225)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.