Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 4) - Cần Thông Cảm Lẫn Nhau

Thứ Ba, 16 Tháng Tám 201621:10(Xem: 21344)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 4) - Cần Thông Cảm Lẫn Nhau
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Mới đây, chúng ta đã nói về những sự khác biệt văn hóa giữa người di dân trẻ  và người bảo lãnh, và lý do nào đôi lúc đã gây nên sự thiếu cảm thông lẫn nhau.

Dựa trên nhiều dữ kiện cho thấy có ba vấn đề văn hóa khác biệt cần quan tâm:

- Các suy nghĩ của những di dân trẻ được sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh.

- Cách suy nghĩ của người bảo lãnh lớn tuổi sau khi trải nghiệm qua cuộc chiến tranh.

- Và cách suy nghĩ của người dân Mỹ, so sánh với cách suy nghĩ của cải hai thế hệ già - trẻ người Việt Nam.

Khi những thanh niên Hoa Kỳ lên 18 hoặc 20, họ muốn được độc lập và cha mẹ họ khuyến khích điều này. Khi tuổi trẻ Việt Nam đến tuổi này và sau khi tốt nghiệp đại học, họ muốn trở về nhà để giúp đỡ cha mẹ.

- Một thanh niên Hoa Kỳ không cảm nhận sự biết ơn đối với cha mẹ, người này có thể nói rằng: "Con không được chọn để sinh ra đời".

- Hầu hết giới trẻ được nuôi dưỡng với những giá trị truyền thống Việt Nam sẽ nói rằng: "Tôi biết ơn cha mẹ tôi đã nuôi dưỡng tôi và tôi muốn trả ơn tất cả những gì mà cha mẹ đã làm cho tôi".

- Nhiều thanh niên Việt sùng đạo Phật sẽ nói thêm rằng: "Tôi cũng đã nợ cha mẹ quá nhiều khi sinh ra tôi, vì thế, trong cuộc đời này tôi mong có thể đạt được sự giác ngộ và chấm dứt vòng luân hồi".

Những điều gì có thể ràng buộc một gia đình Việt Nam với nhau? Đó là Tình Thương Yêu và niềm tin được chia xẻ với nhau - một lúc nào đó - trong sự nghèo khó. Nếu bạn là người Việt Nam, bạn không rời gia đình lúc 18 tuổi, chỉ vì bạn chưa đến 18 tuổi. Bạn sống với gia đình cho đến khi lập gia đình và kể cả đến lúc đó bạn có thể vẫn ở chung với gia đình vì chưa đủ tiền để mua một căn nhà cho bạn và người hôn phối. Vì thế, qúy vị tạo nên một gia đình ba thế hệ và muốn thực hiện điều này qúy vị phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân của mình. Qúy vị không thể có mọi thứ mong muốn vì phải chia xẻ những gì mình có để cùng sống còn. Qúy vị học cách sống hòa thuận và học cách từ bỏ tham vọng cá nhân. Quý vị học cách hy sinh thật nhiều để hòa đồng trong một đại gia đình. Nhưng ngược lại, bạn sẽ được một niềm an ủi mà nhiều người dân Hoa Kỳ không có được. Qúy vị biết là sẽ không bao giờ cô đơn. Qúy vị biết rằng sẽ được chăm sóc dù bất cứ hoàn cảnh nào. Qúy vị cùng hứa với nhau điều này. Qúy vị cùng hứa như vậy với hương linh tổ tiên ông bà. Khi qúy vị làm tan vỡ những điều kể trên sẽ bị xem là ích kỷ hoặc bất hiếu.

Những người Việt lớn tuổi có khuynh hướng bảo thủ tư duy và ký ức của mình vì một số ký ức này có thể rất đau khổ. Nhưng đây là trách nhiệm mà thế hệ lớn tuổi muốn những người được bảo lãnh biết về đời sống trong những trại tù "cải tạo", kinh nghiệm đau thương của các thuyền nhân và sự điều chỉnh để hội nhập và đời sống Hoa Kỳ trong những thập niên 80 và 90. Nếu được như vậy, đời sống của người lớn tuổi và sự đấu tranh của họ có thể gần gủi với những thế hệ mới, và thế hệ mới này có thể hiểu rõ tại sao và cách nào người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ.

Dân Hoa Kỳ ít khi dạy con cái giá trị của sự thành công vì những thế hệ mai sau, trong khi người Việt Nam nghĩ đến tổ tiên ông bà và làm sao con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì thế, điều này có thể rất khó khăn, thường sẽ gây căng thẳng cho những di dân trẻ mới đến Hoa Kỳ phải cố gắng ứng xử đúng đắn theo truyền thống Việt Nam, nhưng cùng lúc phải hòa nhập tốt đẹp vào văn hóa Hoa Kỳ. Đây có thể là điều mà thế hệ lớn tuổi quên lãng, nhưng đôi khi đây là điều rất thực tế, là thách thức hàng ngày đối với nhiều di dân mới đến Hoa Kỳ.

Thế hệ lớn tuổi nên ghi nhớ điều này và không nên để nó gây mối bất đồng giữa hai thế hệ.

Người Việt cao niên kỳ vọng người trẻ làm những điều họ nói, không hỏi lý do tại sao, nhưng văn hóa Hoa Kỳ nói rằng mọi điều có thể thảo luận và đôi điều nào đó có thể chấp thuận.

Gìn giữ truyền thống Việt Nam là mối quan tâm chính trong hầu hết những cộng đồng Hoa Kỳ gốc Việt và người Việt lớn tuổi thường lo lắng con cái họ có thể làm mất đi những đặc điểm văn hóa Việt Nam. Đau lòng thay, điều này có thể là sự thật, ít ra cũng là sự thật một phần nào đó. Một số điều nào đó sẽ mất nhưng với sự thông cảm lẫn nhau và đồng tâm hợp trí sẽ là cơ hội tốt để nền văn hóa Việt Nam tồn tại.

Nhiều người Việt lớn tuổi chịu đựng những căng thẳng của cuộc chiến tranh và cảnh sống xứ lạ quê người. Thế hệ trẻ Việt Nam đôi lúc tự tìm cách đáp ứng hai nền văn hóa, vì thế họ có thể hoang mang về những kỳ vọng của cha mẹ họ với những kỳ vọng của xã hội Hoa Kỳ.

Khi những di dân trẻ hoặc thanh niên Việt Nam sinh đẻ ở Hoa Kỳ tiếp nhận phong cách riêng và những nét văn hóa của giới trẻ Hoa Kỳ, điều này có thể dẫn tới sự xung đột giữa hai thế hệ, và đưa đến sự phàn nàn của người lớn tuổi rằng tuổi trẻ ngày nay "thiếu sự kính trọng".

Sự liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vấn đề chính trị trọng yếu đối với hầu hết người Việt Nam tại Hoa Kỳ và dễ gây ra sự bất đồng nhất. Một số người Việt muốn có những liên hệ gần gũi hơn với Việt Nam, vì họ cảm nhận rằng điều này sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quê cha đất tổ và góp phần mang lại tự do cho quê hương. Đa số người Việt khác phản đối bất cứ sự liên hệ nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vì tin rằng những quan hệ giữa hai nước chỉ giúp cho chế độ cộng sản hiện nay tồn tại mà thôi.

Điều thực tế là những di dân sinh trưởng ở Việt Nam sau năm 1975 chỉ có thể nhìn thấy một lá cờ Việt Nam với một ngôi sao vàng giữa nền đỏ. Họ cần ở Hoa Kỳ một lúc nào đó trước khi có thể hiểu rằng tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn được thế hệ lớn tuổi trân qúy vô cùng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có một số tin đồn trong cộng đồng Việt Nam rằng người bảo lãnh đã từng được nhận tiền hoàn lại từ chính phủ Hoa Kỳ vì đã bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam. Điều này có đúng không?

- Đáp: Điều này hoàn toàn sai lạc. Trước đây khá lâu, khi nhiều người tỵ nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ, chính phủ giúp đỡ tài chánh trực tiếp cho người tỵ nạn để họ ổn định cuộc sống mới. Người bảo lãnh chưa bao giờ nhận bất cứ khoản tài chánh nào của chính phủ cho người tỵ nạn hoặc cho người di dân đến Hoa Kỳ.

- Hỏi: Những di dân mới đến Hoa Kỳ có nên ở riêng trong một căn nhà thuê, hay họ nên sống với người bảo lãnh để có cơ hội để dành tiền trước khi ra sống riêng bên ngoài?

- Đáp: Ngay cả những vấn đề đơn giản trong đời sống ở Hoa kỳ đều có thể gây bối rối cho người mới nhập cư. Nếu có thể được, họ nên sống với người bảo lãnh cho đến khi có cơ hội thông hiểu những vấn đề cần được thực hiện trong đời sống thường nhật tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Làm sao có thể chuyển ngân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo luật di trú của Việt Nam? Và làm sao có thể hợp pháp hóa việc chuyển ngân đối với chính phủ Hoa Kỳ?

- Đáp: Đây là câu hỏi được đưa ra khá thường xuyên và câu trả lời là tùy theo ngân hàng nào sẽ có thể chuyển ngân được. Không có thủ tục nào có chuẩn mực ở Việt Nam. Điểm chính là phải có nguồn gốc giấy tờ rõ ràng cho thấy số tiền được sở hữu hợp pháp từ kinh doanh hoặc bán bất động sản, và số tiền phải được chuyển từ một cơ sở tài chánh có uy tín.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 9376)
(Robert Mullins International) Mặc dù sự phổ biến quy trình duyệt xét gần đây của chương trình EB-5 được xem là chậm. Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cơ quan giám sát đầu tư EB-5, có thể mất nhiều năm để xét đơn I-526, đơn xin nhập cư của doanh nhân nước ngoài. Do thời gian xét chậm trễ của USCIS, quy trình EB-5 có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Không những thế, các nhà đầu tư EB-5 có con cái phụ thuộc muốn hoàn thành quy trình duyệt xét hồ sơ trước khi con của họ tròn 21 tuổi, vì sẽ mất tiêu chuẩn để được cấp thị thực EB-5 khi quá tuổi 21. Nhưng có một số tin tức tốt. Các nhà đầu tư EB-5 trực tiếp giờ đây có thể nhận được sự chấp thuận nhanh hơn bao giờ hết, nhờ vào thời gian duyệt hồ sơ có thể ngắn hơn và việc bỏ ngày đáo hạn của EB-5 trực tiếp.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 8808)
Tổng Y Chức Hoa Kỳ Vivek Murthy cho biết các hạn chế đi lại sẽ không "vĩnh viễn ngăn chặn một biến thể." Nhưng ông cho biết nó có thể giúp chúng ta có thời gian để “tiêm chủng cho nhiều người hơn, tìm hiểu thêm về biến thể, và làm việc để tăng cường các biện pháp an toàn đi lại hơn nữa, bao gồm cả thử nghiệm”. Cuối cùng, trong tuần này, ông Biden thông báo rằng tất cả các hành khách đến Mỹ phải được kiểm tra chủng ngừa trong vòng 24 giờ cho chuyến bay của họ, bất kể hành khách mang theo loại hộ chiếu gì.
Thứ Hai, 22 Tháng Mười Một 2021(Xem: 9680)
(Robert Mullins International) Kể từ tháng 11 năm 2021, chương trình đầu từ trung tâm vùng vẫn chưa được tái ủy quyền. Chỉ vài ngày trước khi chương trình đầu tư vào trung tâm vùng bị đình chỉ vào cuối tháng 6, một phán quyết của tòa án đã hạ số tiền đầu tư EB-5 xuống chỉ còn 500.000 mỹ kim. Quyết định này đã làm cho chương trình EB-5 có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư ngọai quốc hơn trên khắp thế giới khi chương trình trung tâm vùng được tái ủy quyền. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Đầu tư EB5 trực tiếp hiện vẫn là lựa chọn duy nhất cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển dự án đầu tư. Do đầu tư trực tiếp không dựa vào sự đổi mới của chính phủ, nên nhiều người ngọai quốc hiện nay ưa chuộng mô hình đầu tư này. Đầu tư trực tiếp được xem là con đường lý tưởng cho các doanh nghiệp có dịch vụ nhỏ hơn và các nhà đầu tư EB-5 trực tiếp thường tham gia vào việc quản lý kinh doanh hàng ngày.
Chủ Nhật, 07 Tháng Mười Một 2021(Xem: 9788)
Tình trạng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam bùng phát đã khiến Tỏa Tổng Lãnh Sự tại Sài Gòn đã phải đóng cửa, hủy bỏ rất nhiều lịch phỏng vấn các hồ sơ diện di dân và phi di dân. Điều này càng làm cho số hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại Hoa Kỳ tiếp tục phải chờ đợi vì chưa thể được NVC xếp lịch phỏng vấn và chuyển hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến việc lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi. Các nhà phân tích ước tính tình trạng lịch cấp chiếu khán sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ trong nhiều tháng tới, cho đến khi bộ ngoại giao giải quyết hết số lượng trên 400 ngàn hô sơ tồn đọng trên thế giới. Sau khi sinh họat tại Sài Gòn được họat động trở lại, Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ đã dần dần mở các dịch vụ lãnh sự như thường lệ. Sau đây là một số câu hỏi đáp liên quan đến những vấn đề di trú cần quan tâm.
Thứ Ba, 02 Tháng Mười Một 2021(Xem: 10023)
1- Hỏi: Tôi đang ở Hoa Kỳ theo chiếu khán công việc/du lịch B1 / B2. Tôi có thể nộp đơn xin chiếu khán EB-3 như thế nào? - Đáp: Sau 90 ngày ở Hoa Kỳ với thị thực du lịch, qúy vị có thể nộp đơn thay đổi diện chiếu khán trong khi vẫn duy trì chiếu khán Du lịch của mình. Thời gian duyệt xét chiếu khán EB3 thường từ 8-16 tháng. Bạn cần duy trì diện chiếu khán ban đầu của mình cho đến khi chiếu khán EB-3 được chấp thuận. 2- Hỏi: Có ít phức tạp hơn không nếu tôi có được giấy phép làm việc OPT thông qua chiếu khán sinh viên F1 của mình không? - Đáp: Nếu qúy vị đã được cấp thẻ Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm kiếm một công việc thực tập với một chủ nhân thuê mướn người có chiếu khán H1B / EB-3 có năng khiếu. Sinh viên đủ điều kiện xó thể nộp đơn OPT 90 ngày trước khi tốt nghiệp trong bất kỳ chương trình học nào. Đối với chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật (STEM, OPT) có thể kéo dài đến 29 tháng.
Thứ Hai, 25 Tháng Mười 2021(Xem: 9845)
(Robert Mullins International) Chương trình đầu tư Trung Tâm Vùng EB5 hiện đang chờ quốc hội Hoa Kỳ tái chấp thuận. Thật khó để dự đoán khi nào điều đó có thể xảy ra. Một số người đang hy vọng vào tháng 12 năm nay, những người khác lại mong đợi nó sẽ là một thời điểm nào đó trong năm tới. Khi quốc hội ủy quyền lại Chương Trình Trung Tâm Vùng EB5, Sở di trú USCIS sẽ cần cung cấp bản dự thảo về các quy định mới của Trung Tâm Vùng. Dự thảo này sau đó sẽ được đưa ra lấy ý kiến công chúng trong 60 ngày. Trong khoảng thời gian 60 ngày đó, các nhà đầu tư ngọai quốc có thể nộp đơn với khoản đầu tư 500,000 mỹ kim cho một số trung tâm vùng nhất định. Sau khoảng thời gian 60 ngày đó, có khả năng mức đầu tư tối thiểu sẽ là 900,000 mỹ kim cho các trung tâm vùng trong Những Vùng Công Việc Làm Đáng Quan Tâm (gọi là vùng TEA), tức những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao, ít nhất là 150% mức trung bình của cả nước.
Thứ Hai, 18 Tháng Mười 2021(Xem: 9707)
(Robert Mullins International) Giáo sư David Card của trường Đại học Berkley, thuộc tiểu bang California, đã được trao một nửa giải thưởng Nobel cho nghiên cứu của ông về mức độ ảnh hưởng của mức lương tối thiểu, di dân và giáo dục đến thị trường lao động. Nửa giải thưởng còn lại được trao cho Joshua Angrist của Viện Công nghệ Massachusetts và Guido Imbens sinh ra ở Hoà Lan của trường Đại học Stanford vì đã phát triển các cách nghiên cứu các loại vấn đề xã hội. Giáo sư David Card đã được trao giải Nobel Kinh Tế cho nghiên cứu làm thay đổi những quan niệm phổ biến về lực lượng lao động. Ông đã chỉ ra rằng việc tăng lương tối thiểu không cản trở việc tuyển dụng lao động mới, và người di dân không làm cho người lao động sinh ra ở bản xứ bị trả lương thấp hơn.
Thứ Hai, 04 Tháng Mười 2021(Xem: 9670)
(Robert Mullins International) Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, các dịch vụ Lãnh sự Hoa Kỳ bao gồm các cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) không di dân và di dân sẽ dần dần hoạt động trở lại. Công việc của Tòa Lãnh sự bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nhân sự, các hướng dẫn về an toàn và các quy định của địa phương. Các đương đơn sẽ tiếp tục gặp phải sự chậm trễ có lịch phỏng vấn đáng kể. Tòa Lãnh sự hiện phải đối mặt với nhiệm vụ giải quyết 33.000 đơn xin chiếu khán bị tồn đọng trong thời gian qua. -Có bất kỳ thông tin nào về chương trình đầu tư trung tâm vùng EB5 có thể được đưa trở lại không? Việc chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa đã được tránh khỏi, nhưng chỉ trong hai tháng, cho đến cuối tháng 11. Trong thời gian đó, người ta vẫn có thể nộp hồ sơ đầu tư EB5, nhưng chỉ áp dụng cho đơn đầu tư trực tiếp mà thôi.
Thứ Hai, 27 Tháng Chín 2021(Xem: 9382)
(Robert Mullins International) Vào ngày 20 tháng 9 ăm 2021 vừa qua, chính quyền Biden cho biết sẽ tăng giới hạn nhận người tỵ nạn từ 62.500 lên 125.000 mỗi năm, bắt đầu từ tháng 10 năm 2021. Điều này đang được thực hiện để giải quyết các nhu cầu do các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn cầu tạo ra. Bộ Ngoại Giao cho biết Hoa Kỳ cam kết dẫn đầu các nỗ lực mang lại sự bảo vệ và thúc đẩy các giải pháp lâu dài cho các cuộc khủng hoảng nhân đạo, bao gồm việc cung cấp tái định cư cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Thứ Hai, 20 Tháng Chín 2021(Xem: 9824)
(Robert Mullisn International) Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang thảo luận về Tiến Trình Điều Hòa Ngân Sách bao gồm ngân sách 3 ngàn tỉ 500 triệu mỹ kim. Một phần của dự luật này là các quy định mới về di trú do đảng Dân Chủ đề nghị. Những quy định mới này sẽ cung cấp tư cách pháp lý cho những người được hưởng chương trình DACA, công nhân nông trại và một số người di dân bất hợp pháp. Để thành công, đảng Dân Chủ sẽ phải thuyết phục Quốc hội rằng các điều luật di trú sẽ có tác động trực tiếp đến ngân sách. Dự luật của Hạ viện cố gắng thực hiện điều đó bằng cách đưa ra những lệ phí đơn hợp pháp hóa và các điều khoản tài chánh khác.