Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 4) - Cần Thông Cảm Lẫn Nhau

Thứ Ba, 16 Tháng Tám 201621:10(Xem: 21278)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 4) - Cần Thông Cảm Lẫn Nhau
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Mới đây, chúng ta đã nói về những sự khác biệt văn hóa giữa người di dân trẻ  và người bảo lãnh, và lý do nào đôi lúc đã gây nên sự thiếu cảm thông lẫn nhau.

Dựa trên nhiều dữ kiện cho thấy có ba vấn đề văn hóa khác biệt cần quan tâm:

- Các suy nghĩ của những di dân trẻ được sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh.

- Cách suy nghĩ của người bảo lãnh lớn tuổi sau khi trải nghiệm qua cuộc chiến tranh.

- Và cách suy nghĩ của người dân Mỹ, so sánh với cách suy nghĩ của cải hai thế hệ già - trẻ người Việt Nam.

Khi những thanh niên Hoa Kỳ lên 18 hoặc 20, họ muốn được độc lập và cha mẹ họ khuyến khích điều này. Khi tuổi trẻ Việt Nam đến tuổi này và sau khi tốt nghiệp đại học, họ muốn trở về nhà để giúp đỡ cha mẹ.

- Một thanh niên Hoa Kỳ không cảm nhận sự biết ơn đối với cha mẹ, người này có thể nói rằng: "Con không được chọn để sinh ra đời".

- Hầu hết giới trẻ được nuôi dưỡng với những giá trị truyền thống Việt Nam sẽ nói rằng: "Tôi biết ơn cha mẹ tôi đã nuôi dưỡng tôi và tôi muốn trả ơn tất cả những gì mà cha mẹ đã làm cho tôi".

- Nhiều thanh niên Việt sùng đạo Phật sẽ nói thêm rằng: "Tôi cũng đã nợ cha mẹ quá nhiều khi sinh ra tôi, vì thế, trong cuộc đời này tôi mong có thể đạt được sự giác ngộ và chấm dứt vòng luân hồi".

Những điều gì có thể ràng buộc một gia đình Việt Nam với nhau? Đó là Tình Thương Yêu và niềm tin được chia xẻ với nhau - một lúc nào đó - trong sự nghèo khó. Nếu bạn là người Việt Nam, bạn không rời gia đình lúc 18 tuổi, chỉ vì bạn chưa đến 18 tuổi. Bạn sống với gia đình cho đến khi lập gia đình và kể cả đến lúc đó bạn có thể vẫn ở chung với gia đình vì chưa đủ tiền để mua một căn nhà cho bạn và người hôn phối. Vì thế, qúy vị tạo nên một gia đình ba thế hệ và muốn thực hiện điều này qúy vị phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân của mình. Qúy vị không thể có mọi thứ mong muốn vì phải chia xẻ những gì mình có để cùng sống còn. Qúy vị học cách sống hòa thuận và học cách từ bỏ tham vọng cá nhân. Quý vị học cách hy sinh thật nhiều để hòa đồng trong một đại gia đình. Nhưng ngược lại, bạn sẽ được một niềm an ủi mà nhiều người dân Hoa Kỳ không có được. Qúy vị biết là sẽ không bao giờ cô đơn. Qúy vị biết rằng sẽ được chăm sóc dù bất cứ hoàn cảnh nào. Qúy vị cùng hứa với nhau điều này. Qúy vị cùng hứa như vậy với hương linh tổ tiên ông bà. Khi qúy vị làm tan vỡ những điều kể trên sẽ bị xem là ích kỷ hoặc bất hiếu.

Những người Việt lớn tuổi có khuynh hướng bảo thủ tư duy và ký ức của mình vì một số ký ức này có thể rất đau khổ. Nhưng đây là trách nhiệm mà thế hệ lớn tuổi muốn những người được bảo lãnh biết về đời sống trong những trại tù "cải tạo", kinh nghiệm đau thương của các thuyền nhân và sự điều chỉnh để hội nhập và đời sống Hoa Kỳ trong những thập niên 80 và 90. Nếu được như vậy, đời sống của người lớn tuổi và sự đấu tranh của họ có thể gần gủi với những thế hệ mới, và thế hệ mới này có thể hiểu rõ tại sao và cách nào người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ.

Dân Hoa Kỳ ít khi dạy con cái giá trị của sự thành công vì những thế hệ mai sau, trong khi người Việt Nam nghĩ đến tổ tiên ông bà và làm sao con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì thế, điều này có thể rất khó khăn, thường sẽ gây căng thẳng cho những di dân trẻ mới đến Hoa Kỳ phải cố gắng ứng xử đúng đắn theo truyền thống Việt Nam, nhưng cùng lúc phải hòa nhập tốt đẹp vào văn hóa Hoa Kỳ. Đây có thể là điều mà thế hệ lớn tuổi quên lãng, nhưng đôi khi đây là điều rất thực tế, là thách thức hàng ngày đối với nhiều di dân mới đến Hoa Kỳ.

Thế hệ lớn tuổi nên ghi nhớ điều này và không nên để nó gây mối bất đồng giữa hai thế hệ.

Người Việt cao niên kỳ vọng người trẻ làm những điều họ nói, không hỏi lý do tại sao, nhưng văn hóa Hoa Kỳ nói rằng mọi điều có thể thảo luận và đôi điều nào đó có thể chấp thuận.

Gìn giữ truyền thống Việt Nam là mối quan tâm chính trong hầu hết những cộng đồng Hoa Kỳ gốc Việt và người Việt lớn tuổi thường lo lắng con cái họ có thể làm mất đi những đặc điểm văn hóa Việt Nam. Đau lòng thay, điều này có thể là sự thật, ít ra cũng là sự thật một phần nào đó. Một số điều nào đó sẽ mất nhưng với sự thông cảm lẫn nhau và đồng tâm hợp trí sẽ là cơ hội tốt để nền văn hóa Việt Nam tồn tại.

Nhiều người Việt lớn tuổi chịu đựng những căng thẳng của cuộc chiến tranh và cảnh sống xứ lạ quê người. Thế hệ trẻ Việt Nam đôi lúc tự tìm cách đáp ứng hai nền văn hóa, vì thế họ có thể hoang mang về những kỳ vọng của cha mẹ họ với những kỳ vọng của xã hội Hoa Kỳ.

Khi những di dân trẻ hoặc thanh niên Việt Nam sinh đẻ ở Hoa Kỳ tiếp nhận phong cách riêng và những nét văn hóa của giới trẻ Hoa Kỳ, điều này có thể dẫn tới sự xung đột giữa hai thế hệ, và đưa đến sự phàn nàn của người lớn tuổi rằng tuổi trẻ ngày nay "thiếu sự kính trọng".

Sự liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là vấn đề chính trị trọng yếu đối với hầu hết người Việt Nam tại Hoa Kỳ và dễ gây ra sự bất đồng nhất. Một số người Việt muốn có những liên hệ gần gũi hơn với Việt Nam, vì họ cảm nhận rằng điều này sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quê cha đất tổ và góp phần mang lại tự do cho quê hương. Đa số người Việt khác phản đối bất cứ sự liên hệ nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vì tin rằng những quan hệ giữa hai nước chỉ giúp cho chế độ cộng sản hiện nay tồn tại mà thôi.

Điều thực tế là những di dân sinh trưởng ở Việt Nam sau năm 1975 chỉ có thể nhìn thấy một lá cờ Việt Nam với một ngôi sao vàng giữa nền đỏ. Họ cần ở Hoa Kỳ một lúc nào đó trước khi có thể hiểu rằng tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn được thế hệ lớn tuổi trân qúy vô cùng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có một số tin đồn trong cộng đồng Việt Nam rằng người bảo lãnh đã từng được nhận tiền hoàn lại từ chính phủ Hoa Kỳ vì đã bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam. Điều này có đúng không?

- Đáp: Điều này hoàn toàn sai lạc. Trước đây khá lâu, khi nhiều người tỵ nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ, chính phủ giúp đỡ tài chánh trực tiếp cho người tỵ nạn để họ ổn định cuộc sống mới. Người bảo lãnh chưa bao giờ nhận bất cứ khoản tài chánh nào của chính phủ cho người tỵ nạn hoặc cho người di dân đến Hoa Kỳ.

- Hỏi: Những di dân mới đến Hoa Kỳ có nên ở riêng trong một căn nhà thuê, hay họ nên sống với người bảo lãnh để có cơ hội để dành tiền trước khi ra sống riêng bên ngoài?

- Đáp: Ngay cả những vấn đề đơn giản trong đời sống ở Hoa kỳ đều có thể gây bối rối cho người mới nhập cư. Nếu có thể được, họ nên sống với người bảo lãnh cho đến khi có cơ hội thông hiểu những vấn đề cần được thực hiện trong đời sống thường nhật tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Làm sao có thể chuyển ngân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo luật di trú của Việt Nam? Và làm sao có thể hợp pháp hóa việc chuyển ngân đối với chính phủ Hoa Kỳ?

- Đáp: Đây là câu hỏi được đưa ra khá thường xuyên và câu trả lời là tùy theo ngân hàng nào sẽ có thể chuyển ngân được. Không có thủ tục nào có chuẩn mực ở Việt Nam. Điểm chính là phải có nguồn gốc giấy tờ rõ ràng cho thấy số tiền được sở hữu hợp pháp từ kinh doanh hoặc bán bất động sản, và số tiền phải được chuyển từ một cơ sở tài chánh có uy tín.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 18 Tháng Mười 2007(Xem: 123903)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 25 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Sáu, 12 Tháng Mười 2007(Xem: 121432)
Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới. Những người xin nhập tịch nếu nộp đơn sau ngày 1 tháng 10 năm 2008 sẽ được thi theo lối mới.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười 2007(Xem: 124700)
Cơ quan chuyên trách các Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ Và Di Trú (USCIS) vừa loan báo sẽ có 100 câu hỏi và trả lời liên quan đến các vấn đề dân sự trong cách thi quốc tịch mới. Cơ quan di trú USCIS sẽ tiến hành cuộc thi mới này cho các đương đơn xin nhập tịch kể từ tháng 10 năm 2008.
Thứ Năm, 27 Tháng Chín 2007(Xem: 125836)
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vừa loan bao Tu chính án mang tên của Thượng Nghị Sĩ John McCain và Dân Biểu Tom Davis đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ chấp thuận gia hạn thêm hai năm (2007 - 2009).  Uỷ Ban hi vọng vọng rằng sau một tháng nghỉ hè lưỡng viện Quốc Hội Hoa-Kỳ sẽ cùng thảo luận và chấp thuận tu chính án này trong tháng 9.
Thứ Hai, 24 Tháng Chín 2007(Xem: 128550)
Vào tháng Ba năm 2007 vừa qua, khi nữ tài tử xinh đẹp Angelina Jolie và nam tài tử Brad Pitt nhận một em bé người Việt Nam làm con nuôi, họ đã tạo nên một trong những sự huyên náo lớn nhất của giới truyền thông Việt Nam.
Thứ Năm, 13 Tháng Chín 2007(Xem: 124968)
Theo tin tức được trích dẫn từ trang điện tử di trú Siskind, trong tuần qua, Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo cho những thường trú nhân đang có Thẻ xanh loại không có ngày hết hạn trước đây phải nộp xin gia hạn Thẻ xanh mới. Thông tấn AP cho biết có khoảng 750,000 thường trú nhân đang có loại Thẻ xanh cũ này.
Thứ Năm, 06 Tháng Chín 2007(Xem: 125195)
Hàng năm, một vài nhân vật quốc hội thường đưa ra một dự luật để loại bỏ hoặc giảm bớt vài diện di dân. Cho đến cuối năm ngoái, những dự luật này thường bị "khai tử" âm thầm lặng lẽ vì không đủ số người ủng hộ thành luật chính thức.
Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 2007(Xem: 125086)
Hầu hết những lý do thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Nhữ vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau.
Thứ Năm, 23 Tháng Tám 2007(Xem: 129750)
Chương trình McCain sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 2007. Sau đó, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán (visa) cho bất kỳ ai nộp đơn Chương trình McCain. Tu chính án McCain cứu xét đơn của những người con trai hay gái của các tù nhân cải tạo ở Việt Nam có thể hợp lệ xin tái định cư tại Hoa Kỳ, nếu họ đã trên 20 tuổi và còn độc thân trong thời điểm cha mẹ của họ được chấp thuận chiếu khán sang Hoa Kỳ theo diện H.O.
Thứ Năm, 16 Tháng Tám 2007(Xem: 138745)
Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Điều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.