Chính Sách Di Trú Hoa Kỳ Thay Đổi Ra Sao Sau Biến Cố 11 Tháng 9

Thứ Ba, 27 Tháng Chín 201620:49(Xem: 23421)
Chính Sách Di Trú Hoa Kỳ Thay Đổi Ra Sao Sau Biến Cố 11 Tháng 9
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Khủng bố, khủng hoảng người tỵ nạn ở Âu Châu và Donald Trump là tất cả những vấn đề quan trọng cho các cuộc tranh luận về việc thay đổi luật di trú hôm nay.

Trong thời gian gần đây, chính sách di trú liên hệ mật thiết đến vấn đề an ninh quốc gia và chính sách kiểm sóat biên giới. Nhưng vấn đề không ngừng ở đây. Ngày 11 tháng Chín năm 2001, bọn khủng bố tấn công Hoa Kỳ đã đưa đến sự thay đổi rất lớn cho chính phủ phải tìm cách giải quyết vấn đề di trú và thành lập một số cơ quan chính phủ mới, cũng như giám sát chặt chẽ những giới hạn cho phép hoặc ngăn cấm những người xuất nhập cảnh Hoa Kỳ.

Những Chính Sách Và Những Cơ Quan Chính Phủ Mới

Sự khác biệt nổi bật nhất là Bộ Nội An không hiện hữu trước biến cố 11 tháng Chín. Bộ này chỉ được thành lập vào tháng 11 năm 2002 và thay thế cơ quan Dịch Vụ Di Trú và Quốc Tịch (tức Immigration and Naturalization Service - INS). Bộ Nội An giữ trách nhiệm thi hành luật bảo vệ an ninh và chính phủ chống lại bọn khủng bố.

Có ba cơ quan mới được thành lập trong Bộ Nội An, bao gồm Sở Bảo Vệ Biên Giới và Hải Quan (tức Custom and Border Protection - CBP), Sở Thi Hành Luật Di Trú và Hải Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE), và văn phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (tức U.S Citizenship and Immigration Services - USCIS).

Những trách nhiệm chính của các cơ quan này sau biến cố 11 tháng Chín là xét duyệt và thu thập thông tin của những du khách ngọai quốc, xét duyệt kỹ lưỡng hơn và phỏng vấn những người có một số quốc tịch nào đó, và chia sẻ thông tin với những quốc gia khác. Bộ Nội An hiện có hệ thống liên quan đến xuất nhập cảnh. Họ lấy dấu vân tay của tất cả khách nhập cảnh Hoa Kỳ và kiểm tra khách du lịch ở các phi trường khi họ rời Hoa Kỳ. Họ cũng kiểm tra du học sinh.

Hiện nay, nếu một nhân viên cảnh sát địa phương chặn quý vị lại chỉ vì quẹo trái không đúng ở phố chính Atlanta, cảnh sát có thể truy tìm trong những hệ thống dữ kiện sẵn có và biết rõ tòan bộ lý lịch di dân của qúy vị trong vài giây.

Nhiều tỷ mỹ kim đã được chi dùng trong việc mua máy móc, hạ tầng cơ sở và tuyển nhân lực mới, và nhiều chính sách mới hoặc tu chính đã tập trung vào việc bảo vệ biên giới phía Nam Hoa Kỳ, và  số người nhập cảnh băng qua biên giới trái phép đã giảm rõ rệt.

Cải Tổ Di Trú

Vấn đề an ninh quốc gia đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính sách di trú sau biến cố 11 tháng Chín, và vấn đề người ngọai quốc nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ vẫn là vấn đề chính trị thường trực ở quốc gia này.

Quốc hội vẫn chưa thể đồng thuận về việc cải tổ di trú kể từ sau biến cố 11 tháng Chín. Quốc hội vẫn không quan tâm đến việc cải tổ di trú tòan diện cho đến năm 2007, nhưng các dự luật được đề nghị vẫn không thành công. Chính phủ Hoa Thịnh Đốn vẫn chỉ nghĩ đến làm sao tăng cường vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia.

Định Cư Người Tỵ Nạn

Việc tranh luận về di trú tại Hoa Kỳ đã đã thay đổi từ vài năm qua khi người dân quan tâm đến việc liệu họ có bổn phận đạo đức để chào đón người tỵ nạn hay không? Và nếu có, làm sao để bảo đảm rằng người tỵ nạn không là mối đe dọa nền an ninh quốc gia.

Hoa Kỳ đã nhận hơn 800.000 người tỵ nạn từ sau biến cố 11 tháng Chín.

Mối đe dọa từ người tỵ nạn ở Hoa Kỳ rất thấp. Hầu hết những âm mưu khủng bố có tầm mức sau biến cố 11 tháng Chín không liên hệ đến người tỵ nạn. Cần ghi nhận rằng những vụ nổ bom ở Boston, giết người ở San Bernadino và vụ tấn công ở Orlando đều do người di dân thực hiện, không phải do người tỵ nạn làm.

Cho một người tỵ nạn nhập cảnh Hoa Kỳ là cách ít lo ngại nhất về khả năng khủng bố tại Hoa Kỳ. Việc kiểm tra lý lịch người tỵ nạn  kéo dài khỏang hai năm và đòi hỏi các Văn Phòng Điều Tra Liên Bang (FBI), Bộ Nội An, Bộ Ngọai Giao và các văn phòng tình báo quốc gia kiểm tra dữ kiện qua dấu lăn tay của người tỵ nạn để đối chiếu với các hệ thống lưu trữ dữ kiện an ninh.

Tổng thống Obama đã tăng số người tỵ nạn tái định cư trong tài khóa 2016 lên đến 85.000 người, chưa kể con số 10.000 dành cho người tỵ nạn Syria. Số người tỵ nạn có thể tăng lên 100.000 người trong năm 2017.

Hiện Trạng Bây Giờ Ra Sao?

Vấn đề di trú bỗng nhiên nổi bật trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và người ta tự hỏi có nên "cám ơn" ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump hay không, khi ông đã dùng khẩu nghiệp của mình từ việc mắng chửi người di dân Mễ Tây Cơ là "bọn hiếp dâm" cho đến việc sẽ cấm cửa người Hồi giáo đến Hoa Kỳ sau khi xảy ra một số vụ tấn công khủng bố tại Paris, Pháp quốc, trong tháng 11 năm 2015. Ông còn làm nhiều người kinh ngạc khi nói rằng sẽ xây một dãy tường dài khổng lồ giữa hai biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ trong những chính sách chính của ông trong tương lai.

Chỉ còn hai tháng nữa chúng ta sẽ có thêm mộ số ý kiến về những kỳ vọng về lãnh vực di trú trong năm 2017.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu vấn đề cải tổ di trú xảy ra trong năm 2017, ai sẽ được hưởng lợi ích về việc này và khi nào luật mới sẽ có hiệu lực?

- Đáp: Bất cứ luật cải tổ di trú nào hầu như sẽ tập trung vào việc hợp pháp hóa 11 triệu di dân bất hợp pháp hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Bất cứ luật mới nào đều có thể có hiệu lực trong năm 2018.

- Hỏi: Trong số 800.000 người tỵ nạn nhập cảnh Hoa Kỳ sau biến cố 11 tháng Chín, có bao nhiêu người bị bắt về tội khủng bố?

- Đáp: Chỉ có 3 người bị bắt liên quan đến tội khủng bố mà thôi.

- Hỏi: Ông Trump hoặc bà Clinton sẽ thực sự làm những gì cho vấn đề di trú?

- Đáp: Đối với ông Trump thì rất khó lường trước được. Điều khó khăn nhất là ông sẽ không được quốc hội ủng hộ những tư tưởng quá khích của mình. Bà Clinton tỏ ra ủng hộ việc hợp pháp hóa di dân bất hợp pháp. Nhưng một một số người quan ngại rằng tổng thống của đảng Dân Chủ hiện nay đang có nỗ lực trục xuất rất nhiều di dân bất hợp pháp. Các tân tổng thống ít khi thực hiện tốt những lời hứa của mình.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 129284)
Điều này sẽ xảy ra nếu văn bản của dự thảo luật HR 4337 hiện nay trở thành đạo luật chính thức. Đây là một trong những đạo luật di trú khắt khe nhất đã được thông qua tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Dự thảo luật này được sự chấp thuận của hầu hết các nhà làm luật của đảng Cộng Hòa và ngược lại, dự luật này bị hầu hết các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 158546)
The new K-3 Visa (spouse of Amcit) is not available yet. INS is developing the Special Petition needed for this. K-3/K-4 applicants must be beneficiaries of an unapproved I-130 and also beneficiaries of a K-3/K-4 petition filed AND approved by INS-US.
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 169297)
Eligibility: Spouse (V-1): Beneficiary of an I-130 visa petition filed by PRA spouse. Petition must have been filed before 22 Dec 2000, and Beneficiary must have been waiting for an interview date for at least three years. Beneficiary can file for V status even if the petition has not been approved yet by INS
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 157271)
All files that were at the ODP office in Bangkok were transferred to the new Consulate General. There was no interruption of processing. No active files were destroyed. The Consulate in Saigon continues to work on current immigrant visa cases.
Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2006(Xem: 133527)
Người Việt Nam tại hải ngoại đang chuẩn bị đón mừng năm mới Bính Tuất năm 2006. Một năm trôi qua với quá nhiều biến cố, đặc biệt là tình hình an ninh tại Hoa Kỳ và thiên tai
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 97528)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu. Ngoại trừ Phi Luật Tân nhiều hơn Việt Nam một chút
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 109713)
Trong chương trình hội thoại hôm nay, chúng ta sẽ bàn đôi điều về những đòi hỏi liên quan đến việc Bảo Trợ Tài Chánh cho các hồ sơ di dân và phi di dân. Chiếu khán "phi di dân" dành cho những người muốn đến Hoa Kỳ để du lịch, du học hoặc vì nghiệp vụ
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 114844)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần. Nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ không đủ thì giờ để duyệt xét một hồ sơ nhiều lần
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 142949)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần. Nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ không đủ thì giờ để duyệt xét một hồ sơ nhiều lần
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 135394)
Sau khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn, thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, loan báo mở ra Chương Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), tiếp nối Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) đã chấm dứt vào tháng 9 năm 1994, đã mang lại niềm hy vọng của nhiều người hội đủ điều kiện còn ở lại Việt Nam