Lệnh Cấm Nhập Cảnh Mới Của Ông Trump

Thứ Tư, 29 Tháng Ba 201718:18(Xem: 22454)
Lệnh Cấm Nhập Cảnh Mới Của Ông Trump
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Sau khi một số tòa án Hoa Kỳ ngăn chận lệnh cấm nhập cảnh bảy quốc gia được loan báo vào ngày 27 tháng Giêng 2017, Tổng thống Trump liền ban hành một lệnh cấm nhập cảnh được sửa đổi vào ngày 6 tháng Ba vừa qua. Lệnh sửa đổi này lẽ ra sẽ có hiệu lực vào ngày 16 tháng Ba nhưng lại bị một số tòa án ngăn chận lệnh cấm mới này.

Nếu có hiệu lực, lệnh cấm nhập cảnh được sửa đổi này sẽ chỉ cấm sáu quốc gia thay vì bảy nước như trước. Nước Iraq không còn nằm trong lệnh cấm này. Lệnh cấm 90 ngày hiện nay chỉ áp dụng cho các nước Iran, Libya, Somalia, Syria, Sudan và Yemen.

Tuy nhiên, người dân của sáu nước kể trên nếu là thường trú nhân hợp pháp ở Hoa Kỳ sẽ không bị ảnh hưởng lệnh cấm này. Người dân có chiếu khán (visa) hợp lệ cho đến thứ Hai, ngày 7 tháng Ba, được miễn áp dụng lệnh cấm này. Họ vẫn có thể dùng chiếu khán hợp lệ để nhập cảnh.

Lại một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại: tất cả công dân Hoa Kỳ và Thường Trú Nhân Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập cảnh này. Xin lập lại: Công dân Hoa Kỳ và các thường trú nhân không hề bị ảnh hưởng bởi những hạn chế nhập cảnh.

Nhưng tình trạng hiện nay ra sao? Có lệnh cấm nhập cảnh hay không? Ngay sau khi lệnh của tòa án ngăn chận Sắc Lệnh Hành Pháp được sửa đổi của ông Trump, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã gửi điện thư cho tất cả văn phòng ngọai giao cấp chiếu khán, ra lệnh cho các viên chức không thi hành lệnh cấm nhập cảnh. Vì thế, hiện nay không hề có lệnh cấm nhập cảnh. Thay thế việc ngăn cấm nhập cảnh, ngày 17 tháng Ba, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã gửi một công điện khác hướng dẫn các viên chức lãnh sự phải gia tăng việc duyệt xét cẩn trọng tất cả những đương đơn xin chiếu khán để xem liệu có những chỉ dấu nào có thể mang lại nguy hại về an ninh quốc gia hay không.

Hầu hết những đương đơn ở ngòai vùng Trung Đông và Bắc Phi Châu có thể sẽ không thấy những sự thay đổi nhiều về thủ tục cấp chiếu khán như trước đây. Các viên chức lãnh sự đã xem xét rất kỹ lưỡng những người nộp đơn để xem có bất cứ đe dọa nào về an ninh hay không, và điều này chưa hề xảy ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, công điện của Bộ Ngọai Giao đã cho thấy đã có những sửa đổi về việc duyệt xét cấp chiếu khán, có thể bao gồm việc xem xét những sinh họat trên các mạng thông tin xã hội của các đương đơn.

Nhìn một cách khác, lệnh cấm nhập cảnh không cần thiết vì những việc kiểm tra lý lịch (được xem xét gắt gao) đối với các đương đơn xin chiếu khán từ sáu quốc gia kể trên sẽ cung cấp đủ thông tin cho các viên chức lãnh sự để ngăn ngừa bọn khủng bố có thể được cấp chiếu khán.

Việc xem xét kỹ lưỡng thêm sẽ bao gồm việc hỏi đương đơn những câu hỏi chi tiết về lý lịch và kiểm sóat quá trình sinh họat các mạng xã hội nếu một người đã từng ở vùng kiểm sóat của nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo.

Ông Tillerson, Bộ trưởng Ngọai Giao Hoa Kỳ, nói rằng việc có chiếu khán nhập cảnh sẽ khó hơn và mất thời gian lâu hơn tại các văn phòng lãnh sự trên khắp thế giới. Nhưng, một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh việc này không áp dụng tại Việt Nam.

Các tòa án Hoa Kỳ đang ngăn chận lệnh cấm nhập cảnh được sửa đổi của ông Trump. Liệu công dân của sáu nước kể trên có thể được cấp chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ không? Câu trả lời là có thể, nhưng sau khi được kiểm tra rất kỹ lưỡng. Thí dụ, những người này sẽ bị hỏi về quá trình làm việc và du lịch trong 15 năm qua; cũng như nếu họ đã từng sống trong những vùng bị nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo kiểm sóat.

Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc nhở cộng đồng Việt Nam ở trong cũng như ở ngòai nước, sẽ không có thay đổi nào liên quan đến các thủ tục duyệt xét tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Chủ đích của ông Trump sẽ tiếp tục nhắm vào quân khủng bố từ Trung Đông và Bắc Phi Châu.

Và điều này cho chúng ta một thông tin mới nhất: Hiện nay đã có lệnh cấm mang dụng cụ điện tử trong hành lý xách tay trên những chuyến bay tại một số phi trường cụ thể nào đó tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ tạm thời ngăn cấm du khách trên một số chuyến bay khởi hành từ 8 quốc gia mang theo máy tính xách tay (laptop), IPads, máy chụp hình và hầu hết những đồ điện tử mang theo trong túi hành lý xách tay.

 Việc cấm này sẽ áp dụng cho những chuyến bay thẳng đến Hoa Kỳ từ 10 phi trường quốc tế tại các thành phố: Cairo ở Ai Cập; Amman ở Jordan; Kuwait City ở Kuwait; Casablanca ở Morocco; Doha ở Qatar; Riyadh và Jeddah ở Ả Rập Saudi; Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ; và AbuDhabi và Dubai ở Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Thời gian cấm này không hạn định.

Điện thọai cầm tay và dụng cụ y tế không bị cấm. Những vật dụng khác sẽ cần phải được đóng gói trong những kiện hàng sẽ được kiểm sóat. Việc cấm đồ điện tử ảnh hưởng những chuyến bay thẳng tới New York, Chicago, Detroit và Montreal thuộc Gia Nã Đại.

Điều rắc rối khi bỏ tất cả những đồ điện tử trong những kiện hàng cần được kiểm sóat sẽ dễ đưa đến việc bị trộm cắp bởi những cá nhân ở phi trường. Thêm vào đó, chúng ta có thể thí dụ như việc cấm đồ điện tử không thể ngăn ngừa khả năng khủng bố trên một chuyến bay thẳng từ Paris, Pháp quốc đến Hoa Kỳ. Hoặc từ một phi trường ở Á Châu đến Hoa Kỳ. Hiện có hàng ngàn công dân Pháp gốc Bắc Phi Châu là những cảm tình viên của nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo.

Để tránh những kiện hàng được kiểm sóat bị đánh cắp, những du khách bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mang đồ dùng điện tử, có thể nhanh trí hơn là nên mang một USB chứa những hồ sơ dữ liệu quan trọng và sẽ mua một máy tính xách tay mới sau khi đến Hoa Kỳ. Không có gì trở ngại khi rời Hoa Kỳ với những đồ điện tử trong túi xách tay.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy đến những người ở các quốc gia bị cấm nhập cảnh nhưng họ đang có chiếu khán hợp lệ?

- Đáp: Họ vẫn có thể dùng chiếu này này để nhập cảnh Hoa Kỳ.

- Hỏi: Có những giới hạn nhập cảnh nào áp dụng cho công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân không?

- Đáp: Không có giới hạn nào cả. Công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân có thể rời khỏi Hoa Kỳ và trở về Hoa Kỳ hòan tòan tự do.

- Hỏi: Con trai của nhà vô địch quyền anh nổi tiếng, Mohammed Ali, đã bị lưu giữ và bị chất vấn hai lần bởi các nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan (CBP) và Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE), mặc dù anh ta là công dân Hoa Kỳ và sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Tại sao vậy?

- Đáp: Anh ta có nước da đem xậm và có tên Hồi giáo. Nhân viên CBP cho biết tên của anh ta giống tên của một người nào đó trong danh sách những tên khủng bố. Đây là một thí dụ trong những sai sót của CBP.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 121078)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127894)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122644)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122111)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122718)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 122044)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 128006)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123712)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124669)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121794)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"