Một Số Vấn Đề Di Trú Cần Quan Tâm - Chương Trình EB5 gia hạn đến 30/9/2017

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 201701:10(Xem: 41703)
Một Số Vấn Đề Di Trú Cần Quan Tâm - Chương Trình EB5 gia hạn đến 30/9/2017
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Ngày 01 tháng 5, 2017 Quốc Hội đã gia hạn chương trình EB5 đến ngày 30 tháng 9, 2017 mà không thay đổi bất kỳ một điều khoản nào. Điều này sẽ giúp cho nhiều đồng hương có thời gian chuẩn bị mộ hồ sơ đầu tư định cư EB5 chu đáo,từ những văn bản chứng minh nguồn vốn hợp lê, phối hợp với  phương thức chuyển ngân qua hệ thông ngân hàng chính thức, đến việc chọn một dự án khả thi để có kết quả và bảo tồn vốn đầu tư. Văn phòng RMI là đại diện chính thức cho một dự án uy tín và danh tiếng tại Los Angeles. Có giấy phép thu nhận 100 nhà đầu tư để xây một khách sạn 180 phòng và 60 đơn vị gia cư. Nhà đầu tư có thể vừa chọn đầu tư định cư vừa mua một căn hộ để sinh lời và bảo tồn vốn. Thêm vào đó, chủ đầu tư gia tăng khuyến mãi từ 1% lên đến 3% tiền lời mỗi năm.  Quý vị có thể liên lạc trực tiếp với RMI để biết thêm chi tiết.

Ông Trump nói rằng di dân trẻ diện DACA hãy sống "thoải mái".

Ngày 21 tháng Tư vừa qua, Tổng thống Donald Trump nói rằng những di dân trẻ diện DACA có thể sống "thỏai mái", và họ sẽ không phải là trọng điểm trong vấn đề trục xuất theo những chính sách di trú của ông. Diện di trú DACA là chương trình tạm hõan thi hành lệnh trục xuất những người đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ thơ ấu. Ông Trump nói rằng hành pháp "không truy đuổi "Dreamers", mà chỉ truy đuổi tội phạm mà thôi". Ông cũng nói rằng khi trở thành "Dreamers" thì "đây là một vấn đề lương tâm"

Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors). Đây là một dự luật nhắm đến việc trợ giúp các trẻ em gốc La Tinh hiện đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Khi ông Trump nói đây là một vấn đề của "lương tâm", thì cùng lúc đó, một di dân 23 tuổi thuộc chương trình DACA, anh Juan Manuel Montes, mới đây đã bị trục xuất về Mễ Tây Cơ mặc dù anh nói anh hợp lệ chương trình DACA. Nhưng ông Trump lại nói rằng trường hợp này "hơi khác biệt với những hồ sơ Dreamer khác", nhưng ông không giải thích khác biệt ra sao!

Điện thọai giả di trú muốn trộm lý lịch nạn nhân

Trưởng Phòng Điều Tra thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ nói rằng bọn giả mạo đang gọi điện thọai và tự nhận đang làm việc cho "Sở Di Trú Hoa Kỳ". Họ gọi cho rất nhiều di dân trên khắp Hoa Kỳ, với ý đồ đánh cắp thông tin cá nhân và lý lịch. Bọn giả mạo này có địa bàn hoạt động tại Ấn Độ và thường có âm giọng của người Ấn Độ. Họ đang dùng kỹ thuật được gọi là "lừa đảo", bằng cách sửa đổi số điện thọai giống như cuộc gọi từ số điện thọai khẩn cấp từ Bộ Nội An Hoa Kỳ, đó là số 1-800-323-8630.

Bọn lừa đảo này đòi có hoặc muốn xác minh thông tin cá nhân của nạn nhân. Đôi khi, chúng nói với những người này là nạn nhân bị đánh cắp lý lịch nên cần phối kiểm!

Bộ Nội An không bao giờ dùng điện thọai khẩn để gọi ra ngòai cộng đồng. Họ chỉ dùng số điện thọai để nhận những cuộc gọi từ cộng đồng. Qúy vị không nên trả lời những cuộc gọi có số 1-800-323-8603, nhưng nếu đã lỡ nghe cuộc gọi này thì không nên cho bất cứ thông tin cá nhân nào của mình.

Bọn giả mạo giả danh một nhân viên Sở di trú USCIS và đòi hỏi những thông tin cá nhân, chẳng hạn như số An Sinh Xã Hội, số Thông Hành (passport), hoặc số ngọai kiều (alien number). Và chúng bịa rằng có những vấn đề rắc rối trong hồ sơ di trú của nạn nhân, và yêu cầu nạn nhân trả tiền để điều chỉnh những hồ sơ này.

Nên nhớ, Sở di trú KHÔNG bao giờ yêu những thông tin cá nhân hoặc phải trả tiền qua điện thọai và Sở di trú không bao giờ gọi cho bất kỳ ai.

Úc sẽ giới hạn công nhân ngọai quốc và khắt khe hơn với luật nhập tịch

Mới đây, ông Trump tuyên bố chương trình chiếu khán (visa) H1-B cần được nghiên cứu lại vì ông cảm thấy có quá nhiều việc làm sẽ đưa cho người ngọai quốc. Có khỏang 200.000 người ngọai quốc ở Hoa Kỳ có chiếu khán làm việc H1-B, và ông Obama đã cho phép người hôn phối của họ làm việc tại Hoa Kỳ. Có nghĩa là 400.000 việc làm tại Hoa Kỳ đã đưa cho người ngọai quốc. Sắc lệnh hành pháp mới nhất của ông Trump được gọi là "Mua (hàng) Mỹ, Mướn Người Mỹ". Sắc lệnh này nói rằng chương trình chiếu khán làm việc H1-B sẽ được thay đổi rất nhiều để giảm số công nhân ngọai quốc có năng khiếu làm việc tạm thời tại Hoa Kỳ.

Trong năm nay, suốt tuần đầu tiên của Tháng Tư, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được 200.000 đơn của những người ngọai quốc muốn có được 1 trong số 85.000 chiếu khán H1-B đang có sẵn. Tám mươi lăm ngàn đương đơn sẽ được chọn bất kỳ từ một chương trình của máy điện tử, cũng giống như xổ số vậy. Ông Trump tin rằng với những đòi hỏi khó khăn hơn sẽ làm nản lòng những công ty thuê muớn người ngọai quốc gửi tràn ngập đơn H1-B đến Sở di trú hàng năm. Kết quả có thể làm cho những công ty như Amazon và Intel sẽ có cơ hội tốt hơn để thu nhận cẩn thận những công nhân ngọai quốc được chọn lọc.

Trở lại vấn đề Úc Đại Lợi: Thủ tướng Malcom Turn quyết định rằng phải thay đổi một số luật di trú của quốc gia to lớn này. Ông nói rằng "Người Úc phải được ưu tiên có việc làm tại Úc - vì thế chúng ta cần chấm dứt việc đưa công nhân ngọai quốc tạm thời vào quốc gia này. Chúng ta sẽ không thể để chiếu khán tạm thời là con đường cho người ngọai quốc lấy những công việc nên dành cho người Úc".

Tân Tây Lan (New Zealand), nước láng giềng của Úc, cũng đang đự tính thay đổi chương trình di trú, bao gồm những quy định hạn chế chiếu khán cấp cho công nhân có năng khiếu. Họ hy vọng điều này sẽ mang lại việc làm cho công dân Tân Tây Lan trước khi đưa cho người nước ngòai.

Rất có thể ông Trump sẽ cố bắt chước một số những quy định mới của Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan về vấn đề nhập tịch và công nhân nước ngòai.

Chính phủ Úc cũng tính đến việc siết lại những quy định về nhập tịch để yêu cầu đương đơn phải có khả năng Anh ngữ nhiều hơn, cư trú lâu hơn và những bằng chứng về sự hội nhập xã hội, như phải có việc làm chẳng hạn. Thủ tướng Malcom Turnbull nói rằng việc trắc nghiệm thi nhập tịch sẽ phải nói lên giá trị của nước Úc.

Ông nói rằng: "Điều này sẽ rất tốt cho các đương đơn, tốt cho đất nước, đề cao các giá trị của nước Úc trong từng trái tim của công dân Úc. Đây là sự trung thành và cam kết cho những giá trị của nước Úc".

Những công dân Úc trong tương lai sẽ phải có khả năng Anh ngữ và phải là thường trú nhân ít nhất bốn năm. Hiện nay tại Úc, một thường trú nhân có thể trở thành công dân Úc trong một năm.

Ông Peter Dutton, Bộ trưởng Di Trú, nói rằng cảnh sát sẽ kiểm tra lý lịch các đương đơn nhiều hơn. Những người vi phạm tội bạo hành gia đình sẽ không hợp lệ để xin nhập tịch Úc.

Ông Turnbull nói rằng: "Được là thành viên trong gia đình Úc là một đặc ân và nên được ban cho những người ủng hộ những giá trị của chúng ta, tôn trọng luật của chúng ta và muốn làm việc mẫn cán bằng cách hòa nhập và cống hiến cho một nước Úc tốt đẹp hơn".

Tất cả những quy luật của Úc và Tân Tây Lan có vẻ sẽ được hành pháp Trump ủng hộ và cho dân chúng Hoa Kỳ nói chung, nếu việc cải tổ di trú tòan diện được thực hiện.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi được hưởng chương trình DACA. Tôi có thể yên tâm không vì ông Trump nói rằng nhân viên Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) sẽ chỉ truy lùng người ngọai quốc phạm tội hình sự?

- Đáp: Tiếc rằng các nhân viên ICE không kiểm chứng với ông Trump những lúc họ đi bắt người. Ngay cả bị phạt lưu thông cũng có thể đưa đến việc nhân viên ICE bắt giữ. Góp ý tốt nhất: Luôn đem theo tên của một luật sư di trú tốt và ghi số điện thọai của ông ta trong điện thọai cầm tay.

- Hỏi: Có vẻ như nước Úc và nước Tân Tây Lan dễ dàng thay đổi những đòi hỏi về di trú và nhập tịch. Liệu chính phủ Hoa Kỳ có bắt chước họ không?

- Đáp: Chính phủ Hoa Kỳ cũng bị giới hạn trong việc giải quyết những vấn đề này, vì số người liên quan đến sự việc kể trên. Có 324 triệu dân ở Hoa Kỳ và 11 triệu di dân bất hợp pháp. Nước Úc có 23 triệu người và Tân Tây Lan chỉ có 4 triệu 500 ngàn người, và hai nước này không có vấn đề di dân bất hợp pháp nghiêm trọng.

- Hỏi: Nếu tôi nhận được điện thọai từ Sở di trú hỏi về hồ sơ di trú của tôi thì phải làm sao?

- Đáp: Câu trả lời là lờ đi. Sở di trú không bao giờ (xin lập lại là không bao giờ) gọi cho bất cứ ai. Nếu Sở di trú cần qúy vị làm điều gì đó thì họ sẽ gửi thư. Bất cứ ai gọi hỏi về hồ sơ di trú, hoặc tình trạng di trú của qúy vị, thì chỉ là bọn lừa đảo mà thôi.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127150)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 124075)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 124078)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128957)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 213666)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134381)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124165)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119945)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121927)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134835)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.