Những Hồ Sơ Ngược Đãi Người Hôn Phối

Thứ Tư, 02 Tháng Tám 201702:38(Xem: 23044)
Những Hồ Sơ Ngược Đãi Người Hôn Phối
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Qúy vị có biết thống kê về tệ nạn Bạo Hành Gia Đình ra sao không?

- Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi 9 giây thì có một phụ nữ bị người bạn tình bạo hành.

- Trong 4 người phụ nữ thì có 1 người phải trải qua nạn bạo hành gia đình trong suốt cuộc đời  của họ.

- Từ 40% đến 60% người Mỹ gốc Á Châu cho biết đang trải qua tình trạng bị ngược đãi thể chất hoặc tình dục trong cuộc đời của họ. Báo Tin Tức Thanh Niên tại Việt Nam cho biết có ít nhất 58% phụ nữ có chồng ở Việt Nam là nạn nhân của tệ nạn bạo hành gia đình.

Nhưng nếu qúy vị đang phải chịu đựng người hôn phối ngược đãi, qúy vị không hề cô độc.

Vì thế, trong chủ đề hôm nay, chúng ta sẽ nói về những người ngược đãi là người chồng và những người bị ngược đãi là người vợ, như vẫn thường xảy ra trong đời sống này. Ngược đãi, khác với khủng bố, thường ảnh hưởng đến nạn nhân trong mọi khía cạnh của đời sống. Người vợ cảm thấy bị khóa trong một thế giới mà cô ta không thể thóat ra được. Cô ta cảm thấy buồn bã, cô độc, lo âu, sợ hãi và bị cách biệt. Người chồng thường tiếp tục mối quan hệ vợ chồng này cho đến khi anh ta cảm thấy không còn lợi ích gì từ người  bạn đời của mình nữa. Anh ta ứng sử bằng cách đe dọa, kiểm sóat hòan tòan những liên hệ xã hội, gia đình và những liên lạc cần thiết ở bên ngòai của người vợ, cũng như dùng những lời lẽ hạ thấp nhân phẩm của nạn nhân. Sự độc ác này không thể chịu đựng được và người vợ cảm thấy cuộc sống của mình bị sỉ nhục,  hủy họai,  tàn phá, tan vỡ và sau cùng phải tìm cách thóat khỏi thảm trạng này dù hậu quả có ra sao chăng nữa.

Chu Kỳ Của Sự Ngược Đãi trong tình trạng bạo hành gia đình bao gồm bốn giai đọan căn bản như sau:

(1) Sự việc ngược đãi thể chất, tình dục và/hoặc tinh thần;

(2) tiếp theo có thể là thời kỳ "dàn cảnh", là thời gian người chồng có thể xin lỗi về hành vi ngược đãi và hứa hẹn rằng chuyện cũ sẽ không bao giờ xảy ra;

(3) điều này dẫn tới một thời kỳ sóng êm biển lặng mà người chồng ứng xử như chưa hề xảy ra chuyện ngược đãi và người vợ hy vọng rằng sự ngược đãi sẽ chấm dứt;

(4) nhưng tiếp theo sẽ là tình trạng căng thẳng gia tăng khi người chồng có những cơn giận dữ mới và người vợ cảm thấy rằng cần phải lạm dịu xuống hoặc phục tùng chồng. Sau cùng, sự căng thẳng gia tăng biến thành một sự ngược đãi kiểu khác và chu kỳ này tiếp tục như thế ngọai trừ người vợ có thể thóat khỏi tình trạng ngược đãi này mãi mãi.

Người phụ nữ di dân đặc biệt bị nguy hiểm hơn trong vấn đề bạo hành gia đình. Họ thường có thời gian khó khăn hơn để thóat khỏi cảnh ngược đãi và cảm thấy bị kẹt trong tình trạng bị ngược đãi vì luật di trú, những trở ngại về ngôn ngữ và thiếu nguồn tài chánh sinh sống, và những điều khác nữa. Người chồng ngược đãi thường dùng tình trạng di trú của vợ như một lợi thế kiểm sóat để buộc vợ tiếp tục mối quan hệ vợ chồng. Tỷ lệ người phụ nữ di dân thường phải chịu đựng sự bạo hành cao hơn công dân Mỹ, khi họ đến từ những nước có tỷ lệ bạo hành gia đình cao và xem chuyện bạo hành gia đình là chuyện bình thường, hoặc ở những nơi mà họ không thể tìm sự giúp đỡ từ những dịch vụ xã hội hoặc pháp lý đúng đắn.

Người hôn phối di dân thường ít hiểu biết về luật di trú và thường bị người hôn phối ngược đãi đe dọa sẽ bị trục xuất. Trên thực tế, người chồng ngược đãi thực hiện những hành vi tội ác, chỉ vì người vợ luôn sợ bị trục xuất hoặc bị giới chức di trú giam giữ vô hạn định. Cô ta nghĩ rằng nếu báo cảnh sát thì có thể gây nguy hại cho hồ sơ di trú của mình, hoặc đưa đến việc bị bắt giữ hoặc bị trục xuất.

Người chồng ngược đãi có thể hủy, hoặc đe dọa hủy giấy tờ của vợ, bao gồm sổ thông hành (passport), thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe hoặc khai sinh. Hơn nữa, người chồng  hủy những giấy tờ quan trọng mà  sở di trú gửi đến để yêu cầu bổ túc cho việc duyệt xét thẻ xanh. Sau cùng, người chồng có thể từ chối đi cùng với người vợ bị ngược đãi đến nơi phỏng vấn diện vợ chồng xin thẻ xanh, đưa đến việc hủy họai cơ hội xin quy chế thường trú nhân của người vợ.

Sự Ngược Đãi có thể là Thể Chất, Tinh Thần hoặc Ngôn Ngữ. Ngược đãi ngôn ngữ  làm cho người vợ cảm thấy bị sỉ nhục và tự hỏi về phẩm giá của mình và bắt đầu tin rằng đây là sự ngược đãi về ngôn ngữ.

Ngược đãi cũng có thể là bị Kiểm Sóat. Người ngược đãi kiểm sóat vợ bằng cách mở xem email, giám sát những cuộc gọi điện thọai, rà xét vợ gặp những ai, nói chuyện với người nào, kể cả việc đi theo vợ đến nơi làm việc. Người vợ cảm thấy bị cô lập và cô đơn.

Ngược Đãi Tài Chính có nghĩa là người hôn phối bị ngược đãi sống không có nguồn tài chánh để sử dụng và sẽ trở thành vô dụng và bị lệ thuộc. Việc ngược đãi tài chánh làm cho người hôn phối bị ngược đãi phải dựa vào người chồng về thực phẩm, chỗ ở, và những nhu cầu căn bản khác, chẳng hạn như tiền di chuyển đi làm việc và về nhà mỗi ngày.

Bất cứ sự ngược đãi nào cũng có thể làm cho người vợ cảm thấy mình vô giá trị và bị hất hủi tình cảm, khi người vợ còn duy trì tình trạng vô vọng và bị giam trong một môi trường nguy hiểm. Nạn nhân của sự ngược đãi thường cảm thấy xấu hổ, bị lăng nhục, hoặc tự trách mình vẫn tiếp tục chung sống với một người hung bạo.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người hôn phối bị ngược đãi có thể làm gì để tìm sự giúp đỡ?

- Đáp: Một số người đề nghị nên nói chuyện với các vị tu sĩ Phật giáo hoặc Thiên Chúa Giáo về hòan cảnh của mình. Đôi khi, người tu sĩ có thể thúc dục người vợ cố gắng sống trong cuộc hôn nhân này. Nhưng đôi khi lời khuyên này không phải là ý kiến tốt.

- Hỏi: Trung Tâm Sinh Họat Cộng Đồng Việt Mỹ Vùng Đông Vịnh có thể giúp được gì không?

- Đáp: Trang nhà điện tử của họ mời qúy vị gọi cho họ nếu qúy vị tin rằng mình đang là nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình, hoặc qúy vị biết ai cần sự giúp đỡ này hoặc qúy vị không biết phải làm gì và gọi cho ai. Mọi việc giúp đỡ đều miễn phí và được giữ kín. Số điện thọai của họ là: (510) 891-9999.

- Hỏi: Đường Dây Nóng Về Nạn Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia là gì?

- Đáp: Đường Dây Nóng Về Nạn Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia dành cho những người hôn phối bị ngược đãi ở bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ. Khi gọi đến số điện thọai này, họ sẽ hỏi bằng tiếng Anh, và nên yêu cầu họ cho nói chuyện với người Việt Nam. Số điện thọai là: (800) 799-7233.

Ngoài ra còn có một Lực Lượng Đặc Nhiệm Về Nạn Bạo Hành Gia Đình, giúp đỡ bất kể ngày giờ (24/7), có nhân viên Việt Nam. Số điện thọai là: (800) 978-3600.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99879)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 104324)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103592)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 110005)
Chiếu khán ( visa ) Du Học là loại chiếu khán phi di dân, có giá trị ngắn hạn. Trước khi Lãnh sự cấp loại chiếu khán này, đương đơn xin du học phải có đủ bằng chứng thuyết phục nhân viên lãnh sự là họ sẽ trở về Việt Nam sau khi việc học kết thúc.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 106831)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo.
Thứ Sáu, 11 Tháng Tư 2008(Xem: 99909)
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh và những đơn từ, giấy tờ phụ trợ khác, nên hiểu rằng họ không chỉ làm công việc điền đơn là xong. Họ cần biết chính xác tình trạng hồ sơ của mình để có thể hoàn tất  hồ sơ với kết quả mỹ mãn.
Thứ Sáu, 04 Tháng Tư 2008(Xem: 104604)
Kể từ ngày thứ Bảy, 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những cuộc hẹn phỏng vấn xin chiếu khán (visa) phi di dân phải được thực hiện trên mạng lưới điện tử của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ngân hàng Citibank sẽ không còn trách nhiệm lập những cuộc hẹn phỏng vấn nữa. Tuy nhiên, lệ phí phỏng vấn, trả bằng mỹ kim, vẫn phải đóng ở văn phòng Sunwah Tower của ngân hàng Citibank.
Thứ Sáu, 28 Tháng Ba 2008(Xem: 107998)
Trong thời gian vừa qua, các thính giả và độc giả của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã quen thuộc với những bài viết của ông Steve Lopez, một luật sư dày dạn kinh nghiệm về vấn đề trục xuất, và hiện có nhiều văn phòng hành nghề luật ở tiểu bang California. Sau đây là một bài viết khác của Luật sư Steve Lopez cũng liên quan đến đề tài trục xuất:
Thứ Năm, 20 Tháng Ba 2008(Xem: 107323)
Trước đây, vào thời gian phỏng vấn ở Việt Nam, Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn người được bảo lãnh phải nộp một số đơn và giấy tờ cần thiết. Thủ tục này đã thay đổi và hiện nay Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) tại Hoa Kỳ sẽ là nơi có trách nhiệm thu nhận những giấy tờ quan trọng này.
Thứ Năm, 13 Tháng Ba 2008(Xem: 106685)
Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này.