Những Hồ Sơ Ngược Đãi Người Hôn Phối

Thứ Tư, 02 Tháng Tám 201702:38(Xem: 23245)
Những Hồ Sơ Ngược Đãi Người Hôn Phối
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Qúy vị có biết thống kê về tệ nạn Bạo Hành Gia Đình ra sao không?

- Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi 9 giây thì có một phụ nữ bị người bạn tình bạo hành.

- Trong 4 người phụ nữ thì có 1 người phải trải qua nạn bạo hành gia đình trong suốt cuộc đời  của họ.

- Từ 40% đến 60% người Mỹ gốc Á Châu cho biết đang trải qua tình trạng bị ngược đãi thể chất hoặc tình dục trong cuộc đời của họ. Báo Tin Tức Thanh Niên tại Việt Nam cho biết có ít nhất 58% phụ nữ có chồng ở Việt Nam là nạn nhân của tệ nạn bạo hành gia đình.

Nhưng nếu qúy vị đang phải chịu đựng người hôn phối ngược đãi, qúy vị không hề cô độc.

Vì thế, trong chủ đề hôm nay, chúng ta sẽ nói về những người ngược đãi là người chồng và những người bị ngược đãi là người vợ, như vẫn thường xảy ra trong đời sống này. Ngược đãi, khác với khủng bố, thường ảnh hưởng đến nạn nhân trong mọi khía cạnh của đời sống. Người vợ cảm thấy bị khóa trong một thế giới mà cô ta không thể thóat ra được. Cô ta cảm thấy buồn bã, cô độc, lo âu, sợ hãi và bị cách biệt. Người chồng thường tiếp tục mối quan hệ vợ chồng này cho đến khi anh ta cảm thấy không còn lợi ích gì từ người  bạn đời của mình nữa. Anh ta ứng sử bằng cách đe dọa, kiểm sóat hòan tòan những liên hệ xã hội, gia đình và những liên lạc cần thiết ở bên ngòai của người vợ, cũng như dùng những lời lẽ hạ thấp nhân phẩm của nạn nhân. Sự độc ác này không thể chịu đựng được và người vợ cảm thấy cuộc sống của mình bị sỉ nhục,  hủy họai,  tàn phá, tan vỡ và sau cùng phải tìm cách thóat khỏi thảm trạng này dù hậu quả có ra sao chăng nữa.

Chu Kỳ Của Sự Ngược Đãi trong tình trạng bạo hành gia đình bao gồm bốn giai đọan căn bản như sau:

(1) Sự việc ngược đãi thể chất, tình dục và/hoặc tinh thần;

(2) tiếp theo có thể là thời kỳ "dàn cảnh", là thời gian người chồng có thể xin lỗi về hành vi ngược đãi và hứa hẹn rằng chuyện cũ sẽ không bao giờ xảy ra;

(3) điều này dẫn tới một thời kỳ sóng êm biển lặng mà người chồng ứng xử như chưa hề xảy ra chuyện ngược đãi và người vợ hy vọng rằng sự ngược đãi sẽ chấm dứt;

(4) nhưng tiếp theo sẽ là tình trạng căng thẳng gia tăng khi người chồng có những cơn giận dữ mới và người vợ cảm thấy rằng cần phải lạm dịu xuống hoặc phục tùng chồng. Sau cùng, sự căng thẳng gia tăng biến thành một sự ngược đãi kiểu khác và chu kỳ này tiếp tục như thế ngọai trừ người vợ có thể thóat khỏi tình trạng ngược đãi này mãi mãi.

Người phụ nữ di dân đặc biệt bị nguy hiểm hơn trong vấn đề bạo hành gia đình. Họ thường có thời gian khó khăn hơn để thóat khỏi cảnh ngược đãi và cảm thấy bị kẹt trong tình trạng bị ngược đãi vì luật di trú, những trở ngại về ngôn ngữ và thiếu nguồn tài chánh sinh sống, và những điều khác nữa. Người chồng ngược đãi thường dùng tình trạng di trú của vợ như một lợi thế kiểm sóat để buộc vợ tiếp tục mối quan hệ vợ chồng. Tỷ lệ người phụ nữ di dân thường phải chịu đựng sự bạo hành cao hơn công dân Mỹ, khi họ đến từ những nước có tỷ lệ bạo hành gia đình cao và xem chuyện bạo hành gia đình là chuyện bình thường, hoặc ở những nơi mà họ không thể tìm sự giúp đỡ từ những dịch vụ xã hội hoặc pháp lý đúng đắn.

Người hôn phối di dân thường ít hiểu biết về luật di trú và thường bị người hôn phối ngược đãi đe dọa sẽ bị trục xuất. Trên thực tế, người chồng ngược đãi thực hiện những hành vi tội ác, chỉ vì người vợ luôn sợ bị trục xuất hoặc bị giới chức di trú giam giữ vô hạn định. Cô ta nghĩ rằng nếu báo cảnh sát thì có thể gây nguy hại cho hồ sơ di trú của mình, hoặc đưa đến việc bị bắt giữ hoặc bị trục xuất.

Người chồng ngược đãi có thể hủy, hoặc đe dọa hủy giấy tờ của vợ, bao gồm sổ thông hành (passport), thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe hoặc khai sinh. Hơn nữa, người chồng  hủy những giấy tờ quan trọng mà  sở di trú gửi đến để yêu cầu bổ túc cho việc duyệt xét thẻ xanh. Sau cùng, người chồng có thể từ chối đi cùng với người vợ bị ngược đãi đến nơi phỏng vấn diện vợ chồng xin thẻ xanh, đưa đến việc hủy họai cơ hội xin quy chế thường trú nhân của người vợ.

Sự Ngược Đãi có thể là Thể Chất, Tinh Thần hoặc Ngôn Ngữ. Ngược đãi ngôn ngữ  làm cho người vợ cảm thấy bị sỉ nhục và tự hỏi về phẩm giá của mình và bắt đầu tin rằng đây là sự ngược đãi về ngôn ngữ.

Ngược đãi cũng có thể là bị Kiểm Sóat. Người ngược đãi kiểm sóat vợ bằng cách mở xem email, giám sát những cuộc gọi điện thọai, rà xét vợ gặp những ai, nói chuyện với người nào, kể cả việc đi theo vợ đến nơi làm việc. Người vợ cảm thấy bị cô lập và cô đơn.

Ngược Đãi Tài Chính có nghĩa là người hôn phối bị ngược đãi sống không có nguồn tài chánh để sử dụng và sẽ trở thành vô dụng và bị lệ thuộc. Việc ngược đãi tài chánh làm cho người hôn phối bị ngược đãi phải dựa vào người chồng về thực phẩm, chỗ ở, và những nhu cầu căn bản khác, chẳng hạn như tiền di chuyển đi làm việc và về nhà mỗi ngày.

Bất cứ sự ngược đãi nào cũng có thể làm cho người vợ cảm thấy mình vô giá trị và bị hất hủi tình cảm, khi người vợ còn duy trì tình trạng vô vọng và bị giam trong một môi trường nguy hiểm. Nạn nhân của sự ngược đãi thường cảm thấy xấu hổ, bị lăng nhục, hoặc tự trách mình vẫn tiếp tục chung sống với một người hung bạo.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người hôn phối bị ngược đãi có thể làm gì để tìm sự giúp đỡ?

- Đáp: Một số người đề nghị nên nói chuyện với các vị tu sĩ Phật giáo hoặc Thiên Chúa Giáo về hòan cảnh của mình. Đôi khi, người tu sĩ có thể thúc dục người vợ cố gắng sống trong cuộc hôn nhân này. Nhưng đôi khi lời khuyên này không phải là ý kiến tốt.

- Hỏi: Trung Tâm Sinh Họat Cộng Đồng Việt Mỹ Vùng Đông Vịnh có thể giúp được gì không?

- Đáp: Trang nhà điện tử của họ mời qúy vị gọi cho họ nếu qúy vị tin rằng mình đang là nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình, hoặc qúy vị biết ai cần sự giúp đỡ này hoặc qúy vị không biết phải làm gì và gọi cho ai. Mọi việc giúp đỡ đều miễn phí và được giữ kín. Số điện thọai của họ là: (510) 891-9999.

- Hỏi: Đường Dây Nóng Về Nạn Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia là gì?

- Đáp: Đường Dây Nóng Về Nạn Bạo Hành Gia Đình Quốc Gia dành cho những người hôn phối bị ngược đãi ở bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ. Khi gọi đến số điện thọai này, họ sẽ hỏi bằng tiếng Anh, và nên yêu cầu họ cho nói chuyện với người Việt Nam. Số điện thọai là: (800) 799-7233.

Ngoài ra còn có một Lực Lượng Đặc Nhiệm Về Nạn Bạo Hành Gia Đình, giúp đỡ bất kể ngày giờ (24/7), có nhân viên Việt Nam. Số điện thọai là: (800) 978-3600.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 128083)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.
Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122574)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,
Thứ Sáu, 11 Tháng Tám 2006(Xem: 120198)
Cuộc tranh luận về cải tổ vấn đề di dân tại quốc hội đang tạm ngưng trong lúc các chính trị gia thảo luận với nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này bằng một loạt những cuộc điều trần được tổ chức trên toàn quốc. Trong khi đó sự bất trắc về tương lai của chính sách di dân của Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều thường trú nhân hợp pháp tại đây vội vã nộp đơn xin nhập tịch.
Thứ Hai, 07 Tháng Tám 2006(Xem: 125471)
Bộ phận Lãnh sự của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hiện đang cứu xét đơn xin nhận con nuôi mồ côi người Việt Nam của các công dân Hoa Kỳ. Những người mong muốn xin con nuôi mồ côi tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục qua các văn phòng xin con nuôi Hoa Kỳ và những văn phòng này được sự chấp thuận của chính quyền Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 2006(Xem: 118273)
Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ.
Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 125415)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 119790)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120978)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127775)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122620)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005