Luật Mới Ảnh Hưởng Hồ Sơ Trục Xuất Ra Sao? Kỳ Vọng Những Gì Trong Năm 2019? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 1-2019

Thứ Hai, 17 Tháng Mười Hai 201800:20(Xem: 17893)
Luật Mới Ảnh Hưởng Hồ Sơ Trục Xuất Ra Sao? Kỳ Vọng Những Gì Trong Năm 2019? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 1-2019
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Trong năm 2018, một số luật di trú mới và hồ sơ di trú mới đã được phán quyết. Trong chủ đề kỳ này chúng ta sẽ duyệt qua một vài hồ sơ di trú chọn lọc đã giúp cho một số người đang đối diện với lệnh trục xuất và những người đã được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Vụ án Session Kiện Dimaya

Vào đầu năm 2018, trong hồ sơ Session Kiện Dimaya, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã quyết định về câu hỏi liệu điều khoản "Tội Phạm Bạo Lực" của Đạo luật Di trú và Quốc tịch có mơ hồ về mặt vi hiến theo Điều Khoản Quy Trình Đến Hạn của Tu Chính Án Thứ Năm hay không.


Theo hồ sơ đặc biệt này, ông James Dimaya, sinh trưởng tại Phi Luật Tân, đã nhập cảnh Hoa Kỳ và là một thường trú nhân hợp pháp từ năm 1992. Trong hai năm 2007 và 2009, ông Dimaya đã vi phạm Bộ Luật Hình Sự California về tội trộm gia cư mức độ gia trọng cấp một. Ông đã bị tù hai năm về hai tội này. Theo Đạo luật Di trú và Quốc tịch, một người không có quốc tịch tịch Mỹ nếu phạm một trọng tội sẽ là đối tượng bị trục xuất. Bị kết án tội gia trọng sẽ bị phạt rất nặng theo luật di trú và thường sẽ bị trục xuất.

Theo định nghĩa của Đạo luật Di trú và Quốc tịch về tội gia trọng, bao gồm "tội bạo hành", có nghĩa là bất cứ sự phạm tội nào bao gồm việc sử dụng hoặc gây những nguy cơ đáng kể khi dùng dụng vũ lực tấn công hoặc chiếm hữu tài sản của người khác. Bộ Nội An Hoa Kỳ sau đó đã bắt đầu thủ tục trục xuất ông Dimaya và cáo buộc tội trộm cắp của ông được thành lập và phạm tội bạo hành theo Đạo luật Di trú và Quốc tịch. Chánh án di trú cho rằng Dimaya cần bị trục xuất vì tội trộm cắp đưa đến tội bạo hành, vì luôn luôn liên hệ đến mối nguy hiểm sử dụng vũ lực.

Ông Dimaya đã kháng cáo phán quyết của chánh án di trú và sự đồng tình của Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú. Ông Diyama đã kháng cáo hồ sơ của ông đến Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Chín, và tòa này đã phán rằng điều khoản "Tội Phạm Bạo Lực" của Đạo luật Di trú và Quốc tịch mơ hồ và vi hiến, vi phạm Điều Khoản Quy Trình Đến Hạn của Tu Chính Án Thứ Năm. Sau đó, Bộ Nội An đã kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Sau cùng, Tối Cao PhápViện Hoa Kỳ đã quyết định theo tỷ lệ 5 thuận, 4 chống, và phán rằng "Tội Phạm Bạo Lực" của Đạo luật Di trú và Quốc tịch là mơ hồ và vi hiến, vi phạm Điều Khoản Quy Trình Đến Hạn của Tu Chính Án Thứ Năm.

Trước khi có phán quyết này, Bộ Nội An có thể kết tội một người và đặt họ trong tiến trình bị trục xuất vì một tội bạo hành. Nhưng giờ đây, nếu một người phạm một tội danh liên hệ đến hoặc có thể liên hệ đến bạo lực thì Bộ Nội An sẽ không thể kết án người này vi phạm "tội bạo hành" theo Đạo luật Di trú và Quốc tịch.

Điều này có nghĩa là nếu một người đã có lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ nhưng vẫn đang sống ở Hoa Kỳ dưới Lệnh Giám Sát, thì họ có thể xin mở lại hồ sơ và đấu tranh để lấy lại Thẻ Xanh của mình. Nó sẽ tùy vào lọai phạm tội, nhưng lọai tội rõ rệt nhất được hửơng lợi ích từ phán quyết trên là nếu người nào đó bị tội trộm cắp gia cư ở tiểu bang California. Một người được lệnh bị trục xuất vì "tội bạo hành" phải hành động càng sớm càng tốt. Cũng như nhiều vụ kiện tụng quan trọng, luật có thể thay đổi nhanh chóng và người ta sẽ mất đi quyền lợi của luật mới nếu họ không làm gì cả và luật sẽ thay đổi.

Về Hồ Sơ Velasquez-Rios

Trong Hồ Sơ Velasquez-Rios, Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú đã từ chối việc áp dụng hồi tố Điều 18.5(a) của Bộ Luật Hình Sự Tiểu bang California. Điều khoản này nói rằng bản án khả thi tối đa dành cho tội nhẹ ở California là 364 ngày thay vì một năm. Điều 18.5 đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2015. Theo hồ sơ Velasquez-Rios, Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú xem những tội tiểu hình ở California vi phạm từ ngày kể trên trở về sau có thể được kết án 364 ngày, nhưng những tội tiểu hình vi phạm từ ngày 1 tháng Giêng năm 2015 và trở về trước sẽ vẫn bị xem là kết án 1 năm - mặc dù nội dung Điều khỏan 18.5(a) cho biết sẽ áp dụng việc hồi tố. Áp dụng luật này, Hội Đồng Kháng cáo Di Trú nhận thấy rằng ông Velasquez-Rios không hợp lệ để xin hồi tố theo Đạo luật Di trú và Quốc tịch, về việc ông vi phạm một tội tiểu hình liên quan đến tinh thần đạo đức vào năm 2003 và đã có thể bị kết án 1 năm tù thay vì 364 ngày. Trên thực tế, ông chỉ bị giam chính thức 12 ngày.

Đây là một hồ sơ điển hình rất xấu đã ảnh hưởng đến những người bị đối diện với lệnh trục xuất vì đã bị lấy đi một hình thức cứu giúp dành cho họ. Cho đến nay, quyết định của Hội Đồng Kháng cáo Di Trú sẽ được kháng cáo lên tòa cao hơn.  Mặc dù lọai hồ sơ này hiện nay đang gặp khó khăn hơn, nhưng vẫn còn nhiều luật khác có thể giúp những người đang nằm trong danh sách bị trục xuất hoặc đang được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ hay đang sống ở Hoa Kỳ dưới Lệnh Giám Sát. Điều quan trọng là nên để cho một luật sư di trú duyệt xét hồ sơ và biết sự chọn lựa của qúy vị.

Vấn Đề Ân Xá

Ân xá cũng là một con đường có thể giúp cho những người đang đối diện với luật trục xuất hoặc đã có lệnh  phải rời khỏi Hoa Kỳ, hay đang sống tại Hoa Kỳ dưới Lệnh Giám Sát.

Thống đốc sẽ là người ban lệnh ân xá, công nhận những nỗ lực của đương đơn muốn được trở lại tình trạng gương mẫu, tuân thủ pháp luật, công dân có ích và phục hồi cho đương đơn một số quyền mà họ đã bị tước đi vì bị kết án. Một lệnh ân xá không xóa hồ sơ hình sự của qúy vị, nhưng nó là một hồ sơ hình sự tốt nhất giúp quý vị có thể đến California chứng minh rằng qúy vị đã được phục hồi. Điều này cũng có thể giúp tránh bị trục xuất tùy theo lọai tội và hòan cảnh.

Vào ngày 21 tháng 11 năm 2018 vừa qua, Thống đốc Jerry Brown của tiểu bang California đã ký thuận 38 lệnh ân xá, trong số này có 3 lệnh ân xá dành cho người Việt Nam. Những tội mà họ phạm gồm có trộm cướp, ngộ sát tự nguyện và giết người.

Sau cùng, như nhiều người đã biết, vào tháng Mười năm 2017, anh Phạm Chí Cường và ba người khác đều di dân đến Hoa Kỳ trước năm 1995, đã bị trục xuất về Việt Nam. Nhiều người khác cũng bị trục xuất từ trước nhưng không được chính phủ loan báo.

Kỳ Vọng Những Gì Trong Năm 2019?

Nhiều hồ sơ đang chờ kháng cáo với tòa Phúc Thẩm Hoa Kỳ và với Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Hy vọng rằng một số hồ sơ được quyết định và những quyết định này có thể giúp cho cộng đồng di dân. Với chính sách hành pháp Trump hiện nay, luật lệ sẽ gần như giống nhau hoặc trở nên khắt khe hơn. Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông muốn xiết lại các chính sách về di trú. Vì thế, chúng ta chỉ có thể kỳ vọng mọi điều sẽ tiếp tục như thế và nhiều phần sẽ tệ hơn.

Một thí dụ cho thấy vào tháng Chín năm nay, hành pháp Trump đã đưa ra một dự luật trừng phạt những người sử dụng những lợi ích công cộng, chẳng hạn như thực phẩm và nhà ở, có thể ảnh hưởng đến quy chế thường trú hoặc xin đơn thường trú khi muốn di dân sang Hoa Kỳ. Nhiều người vì lo sợ nên đã từ bỏ những chương trình xã hội mà họ hợp lệ được hưởng. Nếu không còn những trợ giúp xã hội, nhiều người sẽ  bệnh nặng hơn, sẽ làm cho con cái họ nghèo khổ hơn, đói kém và không có nhà ở.

Trong những diễn tiến mới đây, vào đầu tháng 12 năm 2018, hành pháp Trump tiếp tục trục xuất người Việt Nam đang sinh sống ở Hoa Kỳ và di dân đến nước này trước năm 1995. Cụ thể là hành pháp Trump đang muốn diễn giải lại Thỏa Thuận được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào tháng Giêng năm 2008. Hành pháp Trump một lần nữa đang muốn diễn giải rằng bản Thỏa Thuận 2008 không bảo vệ những công dân Việt Nam phạm pháp và họ vẫn hợp lệ để bị trục xuất. Phát ngôn viên của Bộ Ngọai Giao xác nhận rằng Bộ Nội An đã gặp các đại diện của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng từ chối cho biết chi tiết đã họp khi nào hoặc bàn thảo những chuyện gì. Cả hai bên đều chưa được ra bất cứ nhận định của họ về việc này. Chúng ta hy vọng sẽ có tin tức này trong tương lai gần.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 1-2019

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/08/2011 (Tăng 2 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/03/2012)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 08/11/2016 (Tăng 4 tuần)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2017)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/03/2012 (Tăng 4 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/03/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/08/2006 (Tăng 2 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/01/2007)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/05/2005 (Tăng 4 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/05/2006)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp/hoặc gián tiếp qua Trung Tâm Vùng): 01/06/2016 (Tăng 1 tháng)

(8) - Tu Sĩ-SR: (Luôn luôn hiệu lực)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu tôi đã được lệnh bị trục xuất và vẫn còn sống ở Hoa Kỳ, liệu những hồ sơ mới có giúp tôi xin lại thẻ xanh thường trú nhân không?

- Đáp: Câu trả lời là được. Nhưng tùy vào những chuyện gì đã xảy ra trong hồ sơ của qúy vị và hòan cảnh, cũng như những dữ kiện trong hồ sơ. Qúy vị nên nói chuyện với một luật sư nhiều kinh nghiệm để xem lại hồ sơ trước.

- Hỏi: Nếu tôi chưa bao giờ bị đặt trong tiến trình phải rời khỏi hoặc bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, liệu những hồ sơ mới có thể giúp tôi không?

- Đáp: Câu trả lời là được. Qúy vị rất may mắn vì còn thời gian để chuẩn bị và giải quyết những rắc rối trước khi qúy vị bị đưa ra tòa án di trú.

- Hỏi: Nếu tôi đã từng bị án 10 năm trước, tôi có thể xin lại Thẻ Xanh không?

- Đáp: Câu trả lời là có thể. Chúng tôi đã từng giúp những người phạm tội trên 10 năm nhưng điều này tùy vào những gì xảy ra trong hồ sơ của qúy vị, cũng như hòan cảnh phạm tội cùng những dữ kiện của hồ sơ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 30 Tháng Năm 2012(Xem: 123972)
Tâm tình của ông Giám đốc Robert Mullins International nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI
Thứ Tư, 23 Tháng Năm 2012(Xem: 122271)
Khi đến các văn phòng Robert Mullins International (RMI), khách dễ dàng thấy trên bàn làm việc của nhân viên văn phòng tờ nội quy làm việc của ông Robert Mullins. Người đứng đầu công ty chỉ yêu cầu nhân viên giữ nghiêm hai việc chính: chăm lo hồ sơ như việc nhà và ứng xử với nhau như anh em trong nhà. Tâm niệm này đã giúp cho các văn phòng làm tròn những ủy thác của đồng hương Việt Nam khi gửi gấm hồ sơ di trú của mình cho Robert Mullins International suốt 25 năm qua.
Thứ Tư, 16 Tháng Năm 2012(Xem: 123177)
Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Trong Phần 1 của bài viết Công Việc Lãnh Sự Mỹ Ở Việt Nam kỳ trước, chúng ta đã được biết về một số điểm chính trong bản tường trình này, và sau đây là phần tiếp theo.
Thứ Tư, 09 Tháng Năm 2012(Xem: 120438)
Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đối với nhiều người trong Bộ Ngoại Giao, bản tường trình đã nhắc lại nhiều hồi ức về cuộc chiến tranh khốc liệt đã mang đi mạng sống của hơn 58.000 người dân Mỹ và hơn 200.000 người dân Việt Nam.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2012(Xem: 125712)
Đơn mới I-601A Xin Hủy Bỏ Vi Phạm đang là đề tài di trú được bàn tán rất nhiều trong thời gian gần đây, vì đơn này sẽ cho một số người có cơ hội nhận được giấy hủy bỏ tạm thời sự vi phạm sống quá hạn ở Hoa Kỳ, và họ sẽ bị cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm. Nếu họ nhận được giấy chấp thuận hủy bỏ sự vi phạm, họ có thể yên tâm khi trở về quê hương chờ đợi phỏng vấn xin chiếu khán (visa) di dân sang Mỹ.
Thứ Tư, 25 Tháng Tư 2012(Xem: 141881)
Gần đây có một số tin tức thời sự liên quan đến việc trục xuất những người có án tích từ Hoa Kỳ về Việt Nam, nên nhiều độc giả yêu cầu văn phòng Robert Mullins international cung cấp chi tiết về bản hiệp định trục xuất đã được thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam vào đầu năm 2008.
Thứ Tư, 18 Tháng Tư 2012(Xem: 117921)
Sau khi bị giam giữ một năm sáu tháng ở nhà tù tiểu bang, anh Nguyễn Đức được chuyển đến một nhà tù liên bang ở tiểu bang Arizona, là một trong những "nhà tù của sở di trú".
Thứ Năm, 12 Tháng Tư 2012(Xem: 141041)
Vào ngày 30 tháng Ba năm 2012 vừa qua, Sở di trú thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ cho biết kể từ ngày 2 tháng Tư năm 2012, Sở di trú đã chính thức phổ biến Mẫu I-797C, Giấy Thông Báo Công Việc (tức Notice of Action), với hình thức mới. Mẫu I-797C đuợc in trên loại giấy trắng đơn giản.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2012(Xem: 118631)
Trong tuần vừa qua, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư của một phụ nữ Việt Nam không hiểu rõ về Thẻ Xanh được sử dụng ra sao! Dường như bà nghĩ rằng Thẻ Xanh Thường trú nhân được sử dụng cho vấn đề du lịch hơn là quy chế thường trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Ba 2012(Xem: 140079)
Từ trước đến nay, khi Sở di trú Hoa Kỳ từ chối một hồ sơ xin Thẻ Xanh, ta có thể đoán ngay hồ sơ này liên quan đến một ngoại kiều đã kết hôn với một công dân Mỹ và sau đó nộp đơn xin Thẻ Xanh kèm theo một đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân. Sở di trú đương nhiên nghi ngờ những hồ sơ tương tự và họ sẽ tìm kiếm những chỉ dấu cho thấy cuộc hôn nhân này hiện hữu chỉ vì mục đích di trú mà thôi.