Thủ Tục Bảo Trợ Tài Chánh Với Những Thay Đổi Quan Trọng

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 124683)
Thủ Tục Bảo Trợ Tài Chánh Với Những Thay Đổi Quan Trọng
- Áp dụng tại Hoa Kỳ khi nộp đơn xin chuyển diện cư trú * Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Trong một Thư Báo quan trọng, ghi ngày 23/11/2005, được gửi đi từ Văn phòng Liên Lạc Di Dân và Công Dân Hoa Kỳ của Bộ Nội An tại Hoa Thịnh Đốn, gửi đến các giám đốc vùng, các giám đốc trung tâm dịch vụ, các giám đốc quận hạt, các giám đốc trung tâm quốc gia, ông Michael Aytes, Quyền Giám đốc Nội Vụ, đã loan báo về sự thay đổi quan trọng về chính sách của Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (gọi tắt là USCIS) liên quan đến việc Bảo Trợ Tài Chánh với mẫu đơn I-864. 1- Mục đích: Thư Báo này thông tin cho các nhân viên duyệt xét biết rằng Phòng đã quyết định, áp dụng điều khoản 2134(0(6)(8) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú, như sau: Một người đang hoàn tất thủ tục Bảo Trợ Tài Chánh (với mẫu đơn I-864) đại diện cho đương đơn muốn xin chuyển diện cư trú (Thẻ Xanh) chỉ cần nộp một năm thuế lợi tức Liên bang, với năm thuế mới nhất so với ngày ký trên mẫu đơn I-864, thay vì phải nộp đủ 3 năm thuế lợi tức Liên bang mới nhất như trước đây. Thư Báo này cũng bạch hóa các cách thức mà nhân viên cơ quan di trú quyết định sự đầy đủ khi hoàn tất đơn I-864... 2- Hướng dẫn căn bản: a- Nộp thuế lợi tức Liên bang: Điều khoản 213A(f6)(Ai) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú quy định rằng một người bảo lãnh phải nộp các bản sao của ba năm thuế lợi tức Liên bang mới nhất của mình. Tuy nhiên, theo Điều khoản 213A(0(6B) của đạo luật này cho phép Bộ Nội An duyệt xét các hồ sơ xin chuyển diện cư trú và đồng ý cho một người bảo lãnh được nộp duy nhất một bản thuế lợi tức Liên bang mà thôi. Các cơ quan di trú USCIS đã nhận được chỉ thị thay đổi này và thi hành. Vì thế, đối với những hồ sơ xin chuyển diện với đơn I-485 nộp vào ngày hoặc sau ngày của bản Thư Báo này, người bảo lãnh sẽ không cần phải nộp bất cứ thuế của những năm khác, ngoại trừ giấy khai thuế mới nhất đang có tính đến ngày người bảo lãnh ký trên đơn bảo trợ tài chánh I-864. Thí dụ, nếu người bảo lãnh ký đơn I-864 sau ngày 15/4/2005, thì họ chỉ cần nộp thuế Liên bang năm 2004. Tuy nhiên, người bảo lãnh được quyền nộp 3 năm thuế mới nhất nếu họ tin tưởng rằng những năm thuế nộp thêm sẽ giúp cho đơn I-864 được đầy đủ hơn. Luật mới này áp dụng cho những người bảo lãnh, cũng như cho những người đồng bảo trợ tài chánh ký tên trên đơn I-864 của hồ sơ xin chuyển diện cư trú. Đối với những đơn I-485 xin chuyển diện cư trú được nộp trước ngày ký bản Thư Báo này, người bảo lãnh vẫn phải nộp 3 năm thuế mới nhất của mình. Một nhân viên di trú khi giải quyết một hồ sơ mà người bảo lãnh phải nộp đủ 3 năm thuế lợi tức Liên bang, sẽ không cần thiết phải viết thư yêu cầu người bảo lãnh phải nộp những bằng chứng thuế của những năm thuế cũ (nếu bị thiếu sót). Xin ghi nhớ rằng các cơ quan thuế IRS sẽ cung cấp miễn phí các bản sao thuế cho người đóng thuế nếu người khai thuế gửi mẫu đơn 4506T yêu cầu. Vì các đòi hỏi của đơn Bảo Trợ Tài Chánh, các nhân viên di trú sẽ chấp nhận các bản sao khai thuế từ cơ quan IRS như những bản sao thuế xác thực của người bảo lãnh. Chính vì thế, kể từ nay, các cơ quan di trú USCIS sẽ không cần đòi hỏi những chứng từ thuế như mẫu thuế W-2 hay 1099 nếu người bảo lãnh muốn nộp các bản sao thuế từ IRS, thay vì nộp những mẫu khai thuế thông thường mà người ta thường sử dụng. Một nhân viên di trú cũng có thể quyết định rằng việc yêu cầu gửi thêm các chứng minh sẽ không cần thiết trong một hồ sơ mà người bảo lãnh chỉ nộp bản sao giấy khai thuế thông thường, thay vì nộp bản sao gốc từ IRS, nhưng không nộp mẫu thuế W-2 hay 1099. Quyết định không yêu cầu nộp thêm chứng minh mẫu thuế W-2 hay 1099 được xem là hợp lý nếu nhân viên di trú kết luận rằng các bằng chứng của hồ sơ, một cách toàn thể, cho thấy những thông tin trên thuế khai lợi tức là đúng sự thật. b- Sự đầy đủ của bộ đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864: Các nhân viên di trú USCIS, theo luật chung, có thể thẩm định sự đầy đủ của bộ đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 dựa trên các bằng chứng của hồ sơ cho thấy người bảo lãnh có các phương tiện duy trì lợi tức hàng năm, so sánh với các quy định lợi tức trên Bản So Sánh Tiêu Chuẩn Nghèo Khó vào năm mà bộ đơn I-864 được nộp. Như thế, những người duyệt xét sẽ quyết định rằng nếu lợi tức hiện tại được ghi trên I-864 phải ở mức ít nhất 125% (hoặc 100% nếu được áp dụng tùy khu vực) do với Bản So Sánh Tiêu Chuẩn Nghèo Khó. Những người duyệt xét cũng có thể quyết định nếu tổng số lợi tức của người bảo lãnh (dòng 22 trên mẫu thuế 1040 năm 2004, hay dòng 15 trên mẫu thuế 1040A năm 2004), hay tổng lợi tức được điều chỉnh đối với mẫu đơn thuế 1040EZ (dòng 4) đáp ứng Bản So Sánh Tiêu Chuẩn Nghèo Khó. Xin chú ý là khi duyệt xét thuế lợi tức năm trước với mẫu đơn xin chuyển diện cư trú I-485, nhân viên di trú sẽ thẩm định các thông tin về lợi tức so với Bản So Sánh Tiêu Chuẩn Nghèo Khó được áp dụng vào thời điểm nộp đơn. Nếu các thông tin trên thuế xác lập rằng lợi tức hiện tại của người bảo lãnh đáp ứng đòi hỏi của Bản So Sánh Tiêu Chuẩn Nghèo Khó, người duyệt xét hồ sơ có thể quyết định rằng bộ đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 đầy đủ và không cần đòi hỏi phải nộp thêm các chứng minh khác. Người duyệt xét có thể đòi hỏi thêm các bằng chứng (như thư xác nhận việc làm, cùi chi phiếu lương, hay các thông tin tài chánh khác...) nếu thuế lợi tức cho thấy mức lợi tức thấp hơn quy định của Bản So Sánh Tiêu Chuẩn Nghèo Khó, và hồ sơ không có thêm các bằng chứng xác lập người bảo lãnh hội đủ các tiêu chuẩn về lợi tức. Người duyệt xét cũng có thể đòi hỏi thêm các bằng chứng (như thư xác nhận việc làm, cùi chi phiếu lương...) nếu có một lý do đặc biệt nào đó (chứ không phải lý do thời gian) để có thể đặt vấn đề về lợi tức đã khai trên đơn I-864, hay các chứng từ đính kèm. c- Không nộp đơn I-864 ở địa phương: Trước đây, cơ quan di trú USCIS cho phép các địa phương quản hạt được lập một số chính sách riêng của họ để yêu cầu nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 vào lúc nộp đơn xin chuyển diện hoặc vào lúc phỏng vấn. Chiếu theo bản Thư Báo kể trên, các đương đơn sẽ chỉ nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh với đơn xin chuyển diện cư trú. Nếu hồ sơ được nộp trước khi chính sách mới này ban hành, các nhân viên di trú sẽ cho các đương đơn nộp đơn I-864 và các giấy tờ liên hệ lúc được phỏng vấn. Văn phòng RMI xin được nhấn mạnh: Chính sách thay đổi về việc Bảo Trợ Tài Chánh trong bài viết này chỉ áp dụng cho các hồ sơ xin chuyển diện cư trú tại Hoa Kỳ. Các hồ sơ bảo trợ tài chánh liên quan đến người được bảo lãnh đang còn ở Việt Nam, hoặc các nước khác vẫn theo các thủ tục trước đây. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 115140)
Kể từ sau năm 2002, nếu một người con còn ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, cha mẹ sau khi qua Mỹ đã nộp đơn bảo lãnh cho người con này.
Thứ Tư, 26 Tháng Mười 2011(Xem: 121144)
Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn vừa ra thông báo cho biết việc nhận chiếu khán di dân (còn gọi là visa di dân hay thị thực di dân) đã có những thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 2011.
Thứ Tư, 12 Tháng Mười 2011(Xem: 112290)
Vài năm trước đây, một số hãng máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất đã kiểm tra Thẻ Xanh (tức Green Card) và Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permits) rất kỹ lưỡng trước khi cho phép các Thường Trú Nhân Hoa Kỳ nhận được thẻ lên máy bay trở về Mỹ. Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được những báo cáo cho biết bộ phận Kiểm Soát Thông Hành tại phi trường Tân Sơn Nhất đang thi hành những luật lệ tương tự, nhưng nghiêm ngặt hơn.
Thứ Tư, 05 Tháng Mười 2011(Xem: 111930)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo nhắc nhở ngày hết hạn của một số người góa bụa của các công dân Hoa Kỳ; những người này cần nộp ngay mẫu đơn I-360, tức Đơn Dành Cho Những Người Góa Buạ, Con Lai và Người Di Dân Đặc Biệt, nếu họ đang nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân dựa trên cuộc hôn nhân của họ với người chồng là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Chín 2011(Xem: 116175)
Không thay địa chỉ đúng cách có thể đưa đến việc hồ sơ bị từ chối và gây nên những phiền toái trong lãnh vực di trú. Chính phủ Hoa Kỳ đang kêu gọi các đương đơn và người bảo lãnh nên thông báo nhanh chóng cho sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC), cũng như Lãnh sự Hoa Kỳ nếu có những thay đổi về địa chỉ cư trú hoặc địa chỉ liên lạc. Việc nhờ các bưu điện địa phương chuyển thư đến địa chỉ mới đôi khi làm chậm trễ và không chắc chắn lắm.
Thứ Tư, 21 Tháng Chín 2011(Xem: 121528)
Ngày 1 tháng 10 năm 2011 là ngày bắt đầu trong tài khóa mới để chính phủ và dân chúng có thể thấy một số tín hiệu khả quan về ngày đáo hạn di trú. Trong năm nay, những ngày đáo hạn của tháng 10 không đến nỗi tệ. Tãt cả các diện bảo lãnh đều lên được ít nhất hai tuần lễ.
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2011(Xem: 134799)
Buổi lễ tái khai trương của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI) trên phố Bolsa hôm Thứ Bảy 10-9-2011 đã diễn ra trong tiếng trống múa lân tưng bừng, lời chúc mừng từ Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa gửi tới, và những lời cảm ơn từ nhiều thế hệ di dân gốc Việt bảo lãnh đoàn tụ qua văn phòng này.
Thứ Tư, 07 Tháng Chín 2011(Xem: 121101)
Mới đây thôi, một thân chủ xưa của văn phòng Robert Mullins ghé thăm như tình thân, loan báo người con gái vừa tốt nghiệp đại học ưu hạng ở tuổi 22.
Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2011(Xem: 128777)
Trong những tháng vừa qua đã xảy ra một vài sự nhầm lẫn tại Trung Tâm Chiếu Khán Quố Gia (tức National Visa Center - NVC) về việc điền đơn chính xác để Bảo Trợ Tài Chánh. Sự việc này đã làm chậm trễ nhiều hồ sơ tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.