Bạch Ốc Muốn Trục Xuất Di Dân Sử Dụng Những Lợi Ích Công Cộng

Chủ Nhật, 09 Tháng Sáu 201923:55(Xem: 16649)
Bạch Ốc Muốn Trục Xuất Di Dân Sử Dụng Những Lợi Ích Công Cộng
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Tòa Bạch Ốc đang nghiên cứu một chính sách mới với mụch đích trục xuất dễ dàng hơn những thường trú nhân hợp pháp đã và đang hưởng những lợi ích công cộng. Đây là một trong những nỗ lực của Tổng thống Trump muốn giảm vấn đề di trú của những những người có lợi tức thấp.

Tuy nhiên, ngòai việc cấm du lịch, có bao nhiêu chính sách chống di dân của Tòa Bạch Ốc được thi hành? Câu trả lời là Số Không. Những chính sách này đều bị những tổ chức bảo vệ di dân chống lại và hiện nay những chính sách này vẫn còn bị giữ lại ở các tòa án. Vì thế, chính sách mới về gánh nặng xã hội có thể không bao giờ trở thành chính sách chính thức của chính phủ Trump, và sẽ bị đưa ra tòa. Đây chỉ là một phần nỗ lực của Tòa Bạch Ốc muốn giới hạn di trú hợp pháp đến Hoa Kỳ.

Và chính sách này không do quốc hội đưa ra. Nó chỉ là chính sách của Tòa Bạch Ốc và có thể bị chấm dứt bất cứ lúc nào bởi một vị tổng thống tương lai hoặc bởi quốc hội có đa số thành viên thuộc đảng Dân Chủ.

Trên thực tế, luật có nói rằng những thường trú nhân nếu bị cho là "gánh nặng xã hội" có thể bị trục xuất - nhưng rất hiếm xảy ra. Thống kê của Bộ Nội An cho thấy không có ai bị trục xuất vì là "Gánh Nặng Xã Hội" cả.

Luật Hoa Kỳ cho phép trục xuất những di dân từng trở thành "gánh nặng xã hội"  trong 5 năm kể từ khi nhập cảnh nếu lý do của họ xin trợ giúp đã có trước khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ - chẳng hạn như nếu có bệnh nặng nhưng dấu diếm khi điền đơn xin chiếu khán di dân.

Những điều lệ được sọan thảo qua chính sách mới của Tòa Bạch Ốc nói rằng gánh nặng xã hội có thể áp dụng cho một số di dân đã dùng nhiều hình thức lợi ích công cộng, bao gồm trợ giúp tiền mặt, phiếu thực phẩm (food stamp), trợ giúp nhà cửa hoặc trợ giúp y tế (Medicaid). Nhưng theo chính sách liên bang, nhiều thường trú nhân không hội đủ điều kiện xin lợi ích công cộng ngọai trừ họ đã có thẻ xanh trong 5 năm, cho thấy họ không thể là đối tượng bị trục xuất trên căn bản là "gánh nặng xã hội" dù là theo dự luật mới.

Một số điều cần biết về việc giữ quy chế Thường Trú Nhân

Một số thân chủ xin chiếu khán đầu tư EB5 hỏi rằng họ có thể rời khỏi Hoa Kỳ trong bao lâu với Thẻ Xanh Có Điều Kiện Hai Năm. Thực ra, câu trả lời sẽ áp dụng chung cho tất cả thường trú nhân có Thẻ Xanh hai năm hay 10 năm.

Sau đây là một số điều cần biết về việc từ bỏ quy chế Thường Trú Nhân không cố ý:

1. Không có thời gian cụ thể đòi hỏi. Nhiều người hay hỏi rằng một người phải ở Hoa Kỳ bao lâu sau khi có Thẻ Xanh, nhưng không có khung thời gian nào cụ thể cả. Mỗi trường hợp đòi hỏi phải xem ý định và hành động của cá nhân này. Đôi khi người có thẻ xanh tin rằng họ có thể trở lại Hoa Kỳ một thời gian ngắn mỗi sáu tháng hoặc mỗi năm. Trên thực tế, để giữ được Thẻ Xanh, họ cần có chứng minh họ duy trì nơi cư trú ở Hoa Kỳ trong khi họ đang ở nước ngòai. Kể cả giấy Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit) sẽ không giúp được gì nếu nhân viên di trú biên phòng tin rằng nơi cư trú ưu tiên của họ là ở ngòai Hoa Kỳ.

2. Ý định, nhưng sự thật cũng có vấn đề. Nếu người có thẻ xanh không có ý định thường trú ở Hoa Kỳ, họ có thể bị mất quy chế, dù vẫn có những chuyến trở lại Hoa Kỳ thường xuyên. Người có thẻ xanh có thể có những nơi cư trú ở những nước khác, nhưng nơi cư trú ở Hoa Kỳ vẫn phải là nơi thường trú. Điều quan trọng là phải chứng minh rằng việc rời khỏi Hoa Kỳ chỉ là tạm thời và sẽ trở về "nơi cư trú không hề từ bỏ", hoặc việc ở lại nước ngòai chỉ là lý do ngòai ý muốn.

Người có thẻ xanh có thể minh chứng sự cư ngụ của mình ở Hoa Kỳ và cho thấy những liên hệ bằng cách giữ những liên lạc thường xuyên với gia đình ở Hoa Kỳ, mặc dù đang ở nước ngòai; giữ việc làm/những nơi hứa mướn làm việc ở Hoa Kỳ; nộp thuế như người thường trú ở Hoa Kỳ; giữ những chương mục ngân hàng ở Hoa Kỳ; thuê nhà hoặc làm chủ một căn nhà; hoặc những mối liên hệ với cộng đồng... Để chứng minh những liên hệ này, điều quan trọng là phải giữ những bằng chứng hỗ trợ.

3. Nộp đơn xin Nhập tịch. Những quy luật giữ quy chế thẻ xanh khác với những điều liên quan đến việc xin Nhập tịch. Việc nhập tịch đòi hỏi sự cư trú liên tục ở Hoa Kỳ ít nhất 5 năm trước ngày nộp đơn N-400. Trên đơn xin nhập tịch, người có thẻ xanh phải khai và chứng minh những ngày rời khỏi và trở lại Hoa Kỳ. Nếu rời khỏi Hoa Kỳ thường xuyên hoặc có sự bất thường, chính phủ có thể từ chối đơn xin nhập tịch và có khả năng quyết định rằng qúy vị đã từ bỏ quy chế của mình.

Luật mới cho sinh viên du học diện F-1

Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh viên du học diện F-1 đã ở quá hạn giấy I-20 hơn 180 ngày và phải rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán mới? Sinh viên này có bị cấm nhập cảnh 3 năm không?

Theo chính sách cũ, ở quá hạn I-20 không làm cho diện du học F-1 bị bắt đầu tính thời gian cư ngụ bất hợp pháp ngọai trừ Sở di trú USCIS hoặc một chánh án di trú ban hành một quyết định chính thức về việc không còn quy chế du học nữa. Tuy nhiên, Bộ Nội An đã ban hành hai bản ghi chú ngày 10 tháng 5, 2018 và ngày 9 tháng Tám 2018 thay đổi chính sách cũ. Chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 9 tháng Tám 2018.

Theo chính sách mới này, bất cứ ai nhập cảnh với chiếu khán du học F-1 và không thể duy trì quy chế chiếu khán phi di dân sẽ bị bắt đầu tính Thời Gian Cư Ngụ Bất Hợp Pháp kể từ ngày họ không còn giữ quy chế du học F-1 nữa.

Theo chính sách này, một người sẽ bị xem là không còn duy trì quy chế chiếu khán phi di dân nếu họ ngừng học hoặc làm việc không có phép, nếu họ hòan tất việc học nhưng vẫn ở Hoa Kỳ không nộp đơn đúng thời hạn để xin chuyển diện hoặc gia hạn quy chế của mình, hoặc nếu họ ở lại Hoa Kỳ khi giấy I-94 hết hạn và không nộp đơn đúng thời hạn để xin chuyển diện hoặc xin gia hạn quy chế của mình.

Một người nào đó cư ngụ bất hợp pháp trên 180 ngày và rời khỏi Hoa Kỳ sẽ bị cấm nhập cảnh 3 năm và không thể xin chiếu khán trở lại Hoa Kỳ. Một người sống bất hợp pháp trên một năm và rời Hoa Kỳ sẽ bị cấm nhập cảnh 10 năm.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi chính sách mới về Gánh Nặng Xã Hội đã được cộng đồng góp ý?

- Đáp: Sẽ có hàng chục ngàn ý kiến chống lại chính sách mới này và chính sách này sẽ phải trải qua ít nhất nhiều năm tại các tòa án, và sẽ không có chính sách nào thay đổi trước năm 2021 hoặc 2022.

- Hỏi: Liệu giấy Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit) có bảo đảm người ta có thể trở lại Hoa Kỳ và không gặp rắc rối không?

- Đáp: Giấy Cho Phép Tái Nhập Cảnh cho phép một thường trú nhân có thể vắng mặt ở Hoa Kỳ hai năm, nhưng chỉ với những lý do chắc chắn nào đó. Bất cứ lúc nào qúy vị trở về Hoa Kỳ sau một thời gian dài vắng mặt, nhân viên biên phòng có thể yêu cầu qúy vị đưa ra những lý do về chuyến du lịch nước ngoài và những bằng chứng cho thấy qúy vị vẫn duy trì sự cư ngụ ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Chương trình EB6 là gì và còn hiệu lực không?

- Đáp: Chương trình EB6 (Giấy Phép) Tạm Thời Cho Doanh Gia Quốc Tế không phải là chiếu khán và không được xin Thẻ Xanh. Đây là giấy phép tạm thời giá trị 2 năm rưỡi dành cho một số nhà đầu tư. Đây là ý kiến của Tổng thống Obama. Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng sẽ nhận được ít nhất 3.000 đơn mỗi năm.

Nhưng kể từ khi ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và nói rằng ông không mặn mà  với ý kiến này. Đó là lý do chỉ có 12 đơn EB6 được nhận. Trong tháng Bảy 2017, sau khi một lệnh hành pháp của Tòa Bạch Ốc ban hành, việc duyệt xét chương trình EB6 bị hõan lại vô hạn định. Nói cách khác, ý kiến về EB6 được xem là đã bị khai tử.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 19 Tháng Bảy 2021(Xem: 10297)
(Robert Mullins International) Tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và tại các tòa lãnh sự ở các nước khác, chính phủ Hoa Kỳ đã tỏ ra không mấy hữu ích về vấn đề chủng ngừa dịch Covid-19. Pháp và Trung cộng đang cung cấp thuốc chủng ngừa cho công dân của họ sống ở nước ngoài, nhưng Hoa Kỳ thì không, mặc dù Hoa Kỳ đang gửi hàng triệu liều thuốc chủng ngửa ra nước ngoài. Tại Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn có thể cung cấp thuốc chủng ngừa cho cơ quan y tế IOM và yêu cầu họ cung cấp cho công dân Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, khoảng 4% dân số được tiêm một liều thuốc chủng ngừa, mặc dù Bộ Y Tế cho biết họ hy vọng sẽ tiêm được cho 70% trong số 96 triệu dân của cả nước vào cuối năm nay, nhưng nhiều người nghi ngờ về lời hứa này.
Thứ Ba, 13 Tháng Bảy 2021(Xem: 10189)
(Robert Mullins International) Sau đây là những câu hỏi thường gặp về những thay đổi của chương trình đầu tư EB-5 sau khi Quốc Hội đình hoãn gia hạn ngày 30 tháng 6, 2021 . 1. CHƯƠNG TRÌNH EB-5 CÓ GÌ THAY ĐỔI VÀO THÁNG 6 NĂM 2021? Đầu tiên, một tòa án liên bang đã phán quyết rằng quy định của Sở di trú USCIS vào tháng 11 năm 2019 đã tăng mức đầu tư tối thiểu là không hợp lệ và Sở di trú phải sử dụng khoản đầu tư tối thiểu 500.000 mỹ kim cho các Trung Tâm Vùng trong Những Khu Vực Công Việc Làm Đáng Quan Tâm (gọi tắt là vùng TEA, tức những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao). Thứ hai, Quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép chương trình đầu tư EB-5 của các trung tâm vùng hết hạn vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Chủ Nhật, 04 Tháng Bảy 2021(Xem: 9509)
(Robert Mullin International) Vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, Sở di trú USCIS phổ biến một bản thông báo như sau: "Việc tái ủy quyền theo luật định liên quan đến Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng của các nhà đầu tư chiếu khán EB-5 đã hết hạn vào nửa đêm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Việc ủy quyền mất hiệu lực không ảnh hưởng đến các đơn EB-5 đã được nộp bởi các nhà đầu tư không xin chiếu khán (visa) theo Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng (có nghĩa là không nằm trong diện đầu tư trực tiếp và không bị ảnh hưởng). Do sự tái ủy quyền liên quan đến Chương Trình Trung Tâm Vùng mất hiệu lực, chúng tôi sẽ từ chối những lọai đơn sau đây nếu nhận được vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2021: - Đơn I-924, Đơn xin (đầu tư vào) Trung Tâm Vùng Được Chỉ Định theo Chương Trình Đầu Tư Di Dân, ngoại trừ khi loại đơn này cho biết đã có sự tu chính về tên, cơ cấu tổ chức, quyền sở hữu hoặc quản lý của trung tâm vùng;
Thứ Hai, 28 Tháng Sáu 2021(Xem: 9623)
(Robert Mullins International) Vào tháng 7 năm 2019, quy luật đầu tư diện EB-5 đã được thay đổi và số tiền đầu tư tối thiểu trong chương trình EB-5 được tăng từ 500.000 mỹ kim lên 1 triệu mỹ kim cho các chương trình TEA EB5 RC (tức đầu tư trong những vùng được xem có tỷ lệ thất nghiệp cao) và từ 900.000 mỹ kim lên 1 triệu 800 ngàn mỹ kim cho các chương trình không phải là TEA RC. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2021 vừa qua, Chánh án Jacqueline Scott Corley của Tòa án Quận phía Bắc tiểu bang California đã phán định rằng quy luật tháng 7 năm 2019 không tuân theo các thủ tục chính xác, vì vậy quy luật đó không thể được áp dụng.
Thứ Hai, 21 Tháng Sáu 2021(Xem: 10459)
(Robert Mullins International) Các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ cần lưu ý rằng sẽ không có đạo luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện cho đến khi các thành viên của Đảng Cộng Hòa trong Quốc hội hài lòng về việc Tổng thống Biden bảo vệ an toàn biên giới phía Nam của chúng ta. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới của ông Biden sẽ quyết định khả năng cải tổ luật di trú toàn diện. Bộ trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas đã lặp lại thông điệp của Phó Tổng thống Kamala Harris vào tuần trước đối với người dân Trung Mỹ: “Đừng đến” biên giới. Ông nói đây là một lời cầu xin nhân đạo. Khi những người di dân cố gắng đến biên giới phía nam Hoa Kỳ, họ đã đặt cả mạng sống của mình, của cải cả đời vào tay những kẻ buôn lậu và buôn người.
Thứ Ba, 15 Tháng Sáu 2021(Xem: 9847)
(Robert Mullins International) Trong bài phát biểu tại nước Guatemala, Phó Tổng Thống Harris đã khuyên những người di dân từ các nước Trung Mỹ không nên tràn đến biên giới phía nam Hoa Kỳ. Bà Harris cũng công bố một số kế hoạch mới, bao gồm nỗ lực chống buôn người và buôn lậu và nỗ lực chống tham nhũng ở Guatemala. Bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp nông nghiệp và nhà ở với giá cả phải chăng và giúp hỗ trợ các doanh nhân ở Guatemala. Bà cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ gửi nửa triệu thuốc chích ngừa Covid-19 thặng dư đến Guatemala. Bà Harris nhấn mạnh rằng những người di dân không nên thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm đến biên giới phía nam Hoa Kỳ. "Đừng đến", bà Harris đã nhắc lại điều này.
Thứ Hai, 07 Tháng Sáu 2021(Xem: 10596)
Tổng thống Biden hy vọng sẽ thực hiện nhiều thay đổi trong hệ thống di trú và hủy bỏ phần lớn chương trình nghị sự chống di dân của ban hành pháp trước đây. Nếu Tổng thống Biden thành công, việc di dân vào Hoa Kỳ sẽ sớm dễ dàng hơn rất nhiều. Sẽ có những mẫu đơn ngắn hơn, đơn giản hơn và người nộp đơn sẽ không phải trải qua những bước kiểm tra an ninh nhiều như vậy. Người ngọai quốc sẽ có cơ hội tốt hơn để có thể đòan tụ với gia đình của họ và nhiều cơ hội hơn để bảo đảm có được chiếu khán (visa) làm việc.
Thứ Ba, 01 Tháng Sáu 2021(Xem: 10685)
(Robert Mullins International) Tổng Thống Joe Biden đã cố gắng đảo ngược phần lớn chính sách chống di dân của hành pháp trước đây. Đầu năm 2021, ông Biden đã hủy bỏ quy luật mới về "gánh nặng xã hội" của giới hành pháp trước đây. Quy luật cũ cho phép chính phủ từ chối cấp thẻ xanh cho những người di dân đã nhận được các phúc lợi công cộng như thẻ Trợ giúp Y tế (Medicaid) hoặc phiếu thực phẩm (food stamp) hoặc những người có thể nhận được những lợi ích này.
Thứ Hai, 24 Tháng Năm 2021(Xem: 11160)
(Robert Mullins International) Liêm Chính có nghĩa là trung thực và đáng tin cậy, và đó là trọng tâm của Đạo Luật Liêm Chính sẽ kéo dài Chương trình Trung tâm Vùng trong 5 năm. Đạo luật là tác phẩm của Thượng nghị sĩ Leahy và Grassley. Trở ngại lớn hiện nay là cố gắng tìm thời gian tại quốc hội để tranh luận về các vấn đề của chương trình đầu tư EB5 và xin Gia Hạn vào cuối tháng Sáu. Đề nghị gần đây về kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ mỹ kim của Tổng thống Biden sẽ là trọng tâm chính của quốc hội trong một thời gian, vì vậy các vấn đề khác sẽ khó thu hút được sự chú ý của các nhà lập pháp. Có ai chống lại Đạo Luật Liêm Chính không? Khi được hỏi liệu có thành viên nào của quốc hội phản đối Đạo Luật Liêm Chính hay không, câu trả lời là "Không, không". Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của dự luật là pháp chế được ghi vào Đạo luật này, vì điều này sẽ giúp quyết định cách Đạo luật được các thành viên khác nhau của Quốc hội nhìn nhận.
Chủ Nhật, 16 Tháng Năm 2021(Xem: 11728)
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gần đây cho biết đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dịch vụ tại các tòa lãnh sự trên toàn thế giới. Và ngay cả khi các tòa lãnh sự có thể sớm tiếp tục các dịch vụ chiếu khán (visa) thông thường, dựa trên số lượng chiếu khán ít ỏi như hiện nay được cấp mỗi tháng, thì tồn đọng chiếu khán vì đại dịch khó có thể được giải quyết hết cho đến năm 2022. Với tình hình đại dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam, Phòng Lãnh sự của Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã phải tạm thời giới hạn số đương đơn và khách hàng được phép vào Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ từ Thứ Hai, 10/05/2021 đến Thứ Sáu, 14/05/2021. Một số cuộc hẹn đã bị hủy bỏ. Các đương đơn sẽ nhận được thông báo qua e-mail với hướng dẫn về cách sắp xếp lại ngày hẹn.