Từ Chối Chiếu Khán Nhập Cảnh Nếu Di Dân Không Mua Bảo Hiểm Sức Khỏe!

Thứ Hai, 07 Tháng Mười 201900:34(Xem: 15033)
Từ Chối Chiếu Khán Nhập Cảnh Nếu Di Dân Không Mua Bảo Hiểm Sức Khỏe!
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Vào ngày 4 tháng 10 năm 2019 vừa qua, Tòa Bạch Ốc loan báo hành pháp Trump sẽ từ chối chiếu khán (visa) cho những di dân nào không thể chứng minh sẽ có bảo hiểm sức khỏe, hoặc có khả năng trả phí tổn y tế khi họ trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ.

Cần ghi nhớ rằng đây chỉ là lệnh hành pháp (executive order), không phải luật thay đổi. Lệnh hành pháp có thể bị hủy bỏ bởi một tân tổng thống nếu ông Trump không được tái cử trong tháng 11 năm 2020. Cũng cần ghi nhớ rằng chính sách săn sóc sức khỏe sẽ đương nhiên bị thách thức trong những tòa án ở Hoa Kỳ, có nghĩa là sẽ không thể có hiệu lực trong vài tháng hoặc nhiều năm sau.

Ông Trump đã phổ biến một bản tuyên bố, có hiệu từ ngày 3 tháng 11 năm 2019, ra lệnh cho các nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ ngăn cấm những di dân muốn sống tại Hoa Kỳ ngọai trừ "sẽ được bảo hiểm sức khỏe chấp thuận" hoặc có thể chứng minh họ có "những nguồn tài chánh chi trả cho những phí tổn y tế có thể dự đóan hợp lý".

Ông Trump biện minh cho hành động của mình bằng cách nói rằng những di dân hợp pháp có khả năng nhiều gấp ba lần công dân Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe, đặt gánh nặng lên các bệnh viện và người trả thuế ở Hoa Kỳ. Ông Trump viết rằng: "Chính phủ Hoa Kỳ đã gây ra vấn đề tệ hại hơn khi chấp nhận hàng ngàn người ngọai quốc không thể hiện được bất cứ khả năng chi trả nổi những phí tổn săn sóc sức khỏe của họ. Những di dân đến quốc gia này không nên đặt thêm gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta và những người trả thuế Hoa Kỳ, với những phí tổn cao hơn".

Bản tuyên bố của tổng thống nhắm thẳng vào những di dân ở nước ngòai sắp đòan tụ với gia đình của họ ở Hoa Kỳ. Bản tuyên bố này không ảnh hưởng đến người tỵ nạn, những người xin lánh cư hoặc sinh viên học sinh theo học ở Hoa Kỳ.

Một khi chính sách mới này có hiệu lực, những người xin chiếu khán di dân sẽ được các nhân viên lãnh sự yêu cầu cho biết bằng cách nào họ có thể có bảo hiểm sức khỏe trong vòng 30 ngày sau khi đến Hoa Kỳ. Điều này có thể bao gồm bằng chứng mà họ sẽ có bảo hiểm sức khỏe qua công việc làm hoặc được bảo hiểm qua bảo hiểm sức khỏe của thân nhân. Nếu họ không thể cho thấy những gì mà nhân viên lãnh sự thỏa mãn, chiếu khán của họ sẽ bị từ chối. Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ sẽ đề ra những tiêu chuẩn và quy luật mà các nhân viên lãnh sự sẽ làm theo để đưa ra quyết định.

Lệnh hành pháp bất ngờ này là bước mới nhất trong một nỗ lực dài hạn của Stephen Miller, cố vấn di trú hàng đầu của tổng thống, nhằm giới hạn gánh nặng tài chánh khi cho phép di dân nhập cảnh Hoa Kỳ.

Bà Elizabeth Jamas, một luật sư di trú, nói rằng: "Hầu hết những người nhận được thẻ xanh đều đã có việc làm chờ đợi họ hoặc có người hôn phố đang làm việc. Khi quý vị nộp đơn xin thẻ xanh, qúy vị đã phải hội đủ những đòi hỏi về tài chánh chắc chắn".

Những người đến Hoa Kỳ được công ty bảo lãnh cho một việc làm cụ thể hầu như đều có bảo hiểm sức khỏe do chủ nhân cung cấp, và họ có khả năng không bị ảnh hưởng bởi chính sách mới này. Nhưng nhiều người lớn không có ngay những lọai bảo hiểm sức khỏe của công ty hoặc không đủ khả năng mua bảo hiểm sức khỏe tư nhân, sẽ bị từ chối chiếu khán dễ dàng.

Tổng thống viết rằng cho di dân không có bảo hiểm sức khỏe đến Hoa Kỳ sẽ "gây bất lợi cho những lợi ích của Hoa Kỳ, và việc nhập cư của họ nên là đối tượng phải chịu những hạn chế, giới hạn và ngoại lệ nhất định".

Bản tuyên bố mới nhất của ông Trump sẽ gặp những chướng ngại dễ hiểu. Bộ Ngọai Giao chỉ có một cánh cửa nhỏ  để dạy hàng ngàn nhân viên lãnh sự làm sao để có thể quyết định nếu những di dân trong tương lai có thể chi trả việc săn sóc sức khỏe của họ. Một viên chức lãnh sự nói rằng nếu chính sách săn sóc sức khỏe này không được ngưng lại bởi tòa án trong tháng tới, nó sẽ gây ra những hỗn lọan cho tòan thể các văn phòng lãnh sự Hoa Kỳ.

Liệu chương trình DACA có thể tiếp tục không?

Ngày 7 tháng 10 năm 2019 sẽ là ngày bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (từ tháng 10 năm 2019 đến tháng Sáu năm 2020). Pháp viện dự trù sẽ nghe trình bày về hồ sơ DACA vào ngày 12 tháng 11, mặc dù họ sẽ không đưa ra quyết định cho đến tháng Sáu năm 2020.

Cho đến cuối năm 2018, chính phủ liên bang ước tính có trên 700.000 di dân bất hợp pháp được hưởng chương trình DACA, nhằm cho phép nhiều di dân đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu được quyền ở lại và làm việc tại Hoa Kỳ.

Trong năm 2016, Tối Cao Pháp Viện đã bỏ phiếu 4-4 về việc những nỗ lực của Tổng thống Obama muốn mở rộng chương trình DACA và lập một chương trình mới là Tạm Hõan Thi Hành (Việc Trục Xuất) Cha Mẹ của Công Dân Mỹ và Thường Trú Nhân (tức Deferred Action for Parents of American and Lawful Permanent Residents - viết tắt là DAPA) có hợp lệ hay không?

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những người bảo lãnh nên chờ xem nếu lệnh hành pháp này có được thi hành trước khi nộp đơn bảo lãnh thân nhân của họ không?

- Đáp: Tất cả những lệnh hành pháp chống di dân của ông Trump đều gặp trở ngại tại các tòa án và có thể không bao giờ có hiệu lực. Chúng tôi khuyên qúy vị nên bắt đầu ngay việc bảo lãnh và không quan tâm về những lệnh hành pháp này vì nó sẽ có thể không bao giờ được thi hành.

- Hỏi: Những đương đơn xin chiếu khán có sẽ cần chứng minh họ đã có sẵn bảo hiểm sức khỏe ở Hoa Kỳ, hay họ sẽ chỉ phải nói làm sao họ sẽ có bảo hiểm sức khỏe trong vòng 30 ngày sau khi đến Hoa Kỳ?

- Đáp: Các đương đơn xin chiếu khán có thể được hỏi bằng cách nào họ sẽ có bảo hiểm sức khỏe qua việc làm hoặc có bảo hiểm qua bảo hiểm sức khỏe của thân nhân. Nhưng vấn đề này hiện vẫn chưa rõ ràng và lệnh hành pháp không đưa ra những chi tiết đòi hỏi cụ thể.

- Hỏi: Khi nào Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ sẽ cung cấp hướng dẫn về lệnh hành pháp mới này?

- Đáp: Lệnh hành pháp này đưa ra đã gây sự bất ngờ cho Bộ Ngọai Giao. Hiện nay họ không thể nói các đương đơn xin chiếu khán sẽ cần những bằng chứng nào để chứng minh họ sẽ có bảo hiểm sức khỏe trong vòng 30 ngày sau khi đến Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2011(Xem: 134901)
Buổi lễ tái khai trương của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI) trên phố Bolsa hôm Thứ Bảy 10-9-2011 đã diễn ra trong tiếng trống múa lân tưng bừng, lời chúc mừng từ Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa gửi tới, và những lời cảm ơn từ nhiều thế hệ di dân gốc Việt bảo lãnh đoàn tụ qua văn phòng này.
Thứ Tư, 07 Tháng Chín 2011(Xem: 121168)
Mới đây thôi, một thân chủ xưa của văn phòng Robert Mullins ghé thăm như tình thân, loan báo người con gái vừa tốt nghiệp đại học ưu hạng ở tuổi 22.
Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2011(Xem: 128870)
Trong những tháng vừa qua đã xảy ra một vài sự nhầm lẫn tại Trung Tâm Chiếu Khán Quố Gia (tức National Visa Center - NVC) về việc điền đơn chính xác để Bảo Trợ Tài Chánh. Sự việc này đã làm chậm trễ nhiều hồ sơ tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Tư, 24 Tháng Tám 2011(Xem: 113721)
Cơ quan Hành Pháp Obama dự tính sẽ duyệt xét 300.000 hồ sơ đang chờ bị trục xuất, với dự tính cho phép những kiều dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm tội ác.
Thứ Năm, 18 Tháng Tám 2011(Xem: 116650)
Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.
Thứ Tư, 10 Tháng Tám 2011(Xem: 119777)
Hôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 03 Tháng Tám 2011(Xem: 118245)
Mười năm trước, vào tháng 9 năm 2001, Thượng viện Hoa Kỳ đã họp bàn về Dự Luật Ước Mơ. Và mãi cho đến ngày 28 tháng 7 năm 2011 vừa qua, một buổi họp khác về dự luật này mới được thực hiện tại Thương viện Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 27 Tháng Bảy 2011(Xem: 115853)
Liệu nhân viên phỏng vấn của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể từ chối một hồ sơ chỉ vì đương đơn chỉ trả lời sai một câu hỏi không? Và, câu hỏi nào đã làm cho hồ sơ bị từ chối?
Thứ Năm, 21 Tháng Bảy 2011(Xem: 113362)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Bảy 2011(Xem: 110547)
Trong thời gian gần đây, những lời ta thán vọng từ các văn phòng Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới và từ những văn phòng di trú tại Hoa Kỳ đã làm cho giới truyền thông Hoa Kỳ chính thức bình luận về vấn đề này.