Sở Di Trú Thiếu Ngân Sách, Đòi Tăng Lệ Phí

Thứ Hai, 01 Tháng Sáu 202001:41(Xem: 14230)
Sở Di Trú Thiếu Ngân Sách, Đòi Tăng Lệ Phí
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư. Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com.

(Robert Mullins International) Sở di trú USCIS nói rằng vì đại dịch Covid-19 và lợi tức của sở này sẽ giảm 60% từ nay đến tháng Chín sắp tới. Vì lý do này, Sở di trú xin quốc hội chi một ngân khỏan khẩn cấp 1 tỷ 200 triệu để bảo đảm sở này có thể tiếp tục họat động.

Sở di trú nói rằng sẽ hòan lại số tiền này bằng cách tăng phụ phí 10% cho lệ phí đơn của Sở di trú. Phụ phí này được xem là cao nhất mà Sở di trú dự tính sẽ lấy trong tương lai sắp tới.

Không giống như những cơ quan chính phủ khác, Sở di trú gần như tự điều hành với nguồn tài chánh lấy từ khách hàng. Chín muơi bảy phần trăm trong ngân sách thường niên 4 tỷ 800 triệu mỹ kim của Sở di trú đến từ những lệ phí của di dân và người đứng đơn. Theo Sở di trú, nếu không có nguồn tiền kể trên từ quốc hội, thì trong vài tháng nữa cơ quan này sẽ không thể họat động. Điều này sẽ đưa đến việc cắt giảm nhân viên. Các nhân viên của Sở di trú đã được thông báo rằng cơ quan này đang cạn tiền vì họ không nhận được nhiều đơn mới. Tại Sở di trú hiện nay, làm việc thêm giờ, di chuyển và mua sắm đều bị ngưng lại.

Liệu vi khẩn Covid-19 có phải là lý do làm cho Sở di trú đang cạn tiền không? Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch  chỉ mới bắt đầu từ tháng Ba 2020. Từ trước đó, nhiều người đã quyết định không xin những lợi ích di trú nữa vì những chính sách di trú mới đã áp dụng từ tháng Giêng 2017.

Những chính sách này đã làm gia tăng việc tồn đọng hồ sơ cần giải quyết, nạn cửa quyền và làm tăng số đơn bị từ chối. Với chính sách kiểm tra quá nhiều, Sở di trú đang làm cho mỗi hồ sơ bị duyệt xét lâu hơn và nhân viên duyệt xét đơn ít hơn. Vào tháng Bảy 2019, Ken Cuccinelli, giám đốc Sở di trú, nói rằng: "Chúng tôi không phải là cơ quan cho lợi ích, chúng tôi là cơ quan kiểm tra gắt gao". Với quan điểm này, cộng với quy luật khắt khe mới về gánh nặng xã hội, đã làm cho nhiều di dân cảm thấy không đáng để họ nộp đơn xin những lợi ích về di trú.

Từ tháng Giêng 2017, Sở di trú đã điều động thêm nhiều nhân viên điều tra về những hồ sơ gian lận và thêm nhiều đòi hỏi khi phỏng vấn hàng trăm ngàn đương đơn xin thẻ xanh dựa trên việc làm và kết hôn. Thêm vào đó, Sở di trú đã gửi rất nhiều thư "yêu cầu nộp thêm bằng chứng". Nhân viên di trú sau đó phải xem xét lại hồ sơ lần nữa. Chính phủ đã làm cho mỗi một tờ đơn tốn kém hơn và mất thời gian nhiều hơn.

Và giờ đây, chính phủ lại yêu cầu người trả thuế phải giúp đỡ Sở di trú đang thiếu ngân sách vì chính sách mà chính họ đưa ra trong suốt ba năm qua.

Điều rất dễ hiểu khi Sở di trú hết tiền hòan tòan do họ thay đổi những điều lệ chứ không chỉ vì đại dịch hiện nay. Những chính sách của hành pháp đã làm giảm đơn di trú và lợi tức từ nguồn lệ phí cho Sở di trú cũng vì thế mà giảm đi rất nhiều.

Trong suốt ba năm qua đã giảm ít nhất 900.000 đơn di trú  và Sở di trú đã mất đi khỏan lệ phí đơn khổng lồ này. Chẳng có gì ngạc nhiển khi nghĩ lại một số điều đã xảy ra từ tháng Giêng 2017.

- Lệnh cấm người Hồi Giáo du lịch.
- Giảm số người tỵ nạn nhập cư từ  110.000 người xuống còn 35.000 người mỗi năm.
- Luật mới về gánh nặng xã hội. - Từ chối đơn xin việc làm với năng khiếu cao H1B tăng từ 6% lên 32%.
- Lệnh cấm di dân mới nhập cảnh trong 60 ngày.
- Sở di trú đề nghị tăng lệ phí đơn, bao gồm 10% phụ phí:

    * Đơn xin Thẻ Xanh cho người hôn phối ở Hoa Kỳ: Tăng 2,415 mỹ kim.
    * Đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ: Tăng 1.287 mỹ kim.
    * Đơn gia hạn chương trình DACA: Tăng 842 mỹ kim.

Thay vì tăng lệ phí, Sở di trú có thể thực hiện những giải pháp khác sẽ thu được lợi tức, nâng cao hiệu quả và mang lại lợi ích cho di dân. Thí dụ, Sở di trú phục hồi diện xin điều chỉnh theo đạo luật INS 245 (i). Theo cách này, một người nhập cư Hoa Kỳ bất hợp pháp cho thể trả một khoản tiền phạt và có thể xin Thẻ Xanh dựa trên đơn bảo lãnh gia đình hoặc việc làm.

Hiện nay, những người nhập cảnh bất hợp pháp phải rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán tại một Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngòai và họ phải chứng mình tình trạng vô cùng khó khăn nếu không được chiếu khán di dân. Nếu đạo luật INS 245 (i) được phục hồi sẽ giúp cho hàng triệu di dân không có giấy tờ một con đường trở thành thường trú nhân và công dân Hoa Kỳ. Và lệ phí đơn di trú của hàng triệu người này sẽ giải quyết vấn nạn ngân sách của Sở di trú.

Tiếc thay, quan tâm chính của Sở di trú không phải là sự thịnh vượng của cơ quan này. Với sự chỉ đạo của Tòa Bạch Ốc, Sở di trú chỉ dùng cách tăng lệ phí cao hơn và làm cho thủ tục quan liêu phức tạp hơn để giảm di trú và ngăn cản những di dân hợp pháp, đặc biệt là những sắc dân không phải da trắng, khó thể định cư ở Hoa Kỳ. Thu nhập của Sở di trú đang giảm dần vì nhiều người đang chờ ở ngòai Hoa Kỳ và những người đang ở Hoa Kỳ mất dần hy vọng để có Thẻ Xanh hợp lệ.

Nhiều người trong các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ ở trong tình trạng bất định, lo âu và sợ hãi về những quy luật mới của Tòa Bạch Ốc, nơi đang có kế họach chống di dân, đặc biệt là những sắc dân không là da trắng. Sở di trú cần cẩn trọng nhìn lại chính mình. Cơ quan này sẽ thấy những lý do tại sao họ không giải quyết được.

TT Trump đang nghĩ đến việc giới hạn chương trình chiếu khán dành cho công nhân năng khiếu

Tổng thống Donal Trump từng nói rằng ông muốn đình hõan vấn đề di trú khi Hoa Kỳ đang đối diện với mức độ thất nghiệp quá cao vì đại dịch vi khuẩn corona. Ông đang nghĩ đến chiếu khán (visa) H1B tạm thời cho công nhân ngọai quốc có năng khiếu và sinh viên du học đang học ở Hoa Kỳ.

Chiếu khán H1B là lọai chiếu khán tạm thời chỉ có thể có nếu một công ty Hoa Kỳ có thể chứng minh với chính phủ  rằng họ không thể kiếm những công nhân Hoa Kỳ làm công việc này. Vì thế, chiếu khán H1B không là mối đe dọa cho công dân Mỹ hiện đang thất nghiệp. Những người ngọai quốc có chiếu khán H1B không cạnh tranh việc làm của dân Mỹ. Tuy nhiên, đây là năm bầu cử và đảng Cộng Hòa nghĩ rằng thật là tốt khi Tòa Bạch Ốc tuyên bố đình hõan bất cứ lọai di trú nào.

Hơn 85.000 di dân có chiếu khán H1B mỗi năm, bao gồm hơn 1.000 công nhân làm việc tại những công ty kỹ thuật khổng lồ như Google và Amazon. Nhu cầu cần có chiếu khán lọai này luôn luôn nhiều hơn số chiếu khán cấp phát hàng năm.

Đã có những tường trình cho biết ông Trump đang quan tâm đến việc ngăn cản cấp chiếu khán mới cho một số lọai chiếu khán dựa trên việc làm, bao gồm chiếu khán H1B. Ông cũng muốn chấm dứt luôn chương trình Thực Tập Nhiệm Ý (tức Optional Practical Training program - OPT)  cho phép du học sinh có thể làm việc tại Hoa Kỳ đến 3 năm sau khi tốt nghiệp.

Nếu ông Trump quyết định đình hoãn chiếu khán này, các hãng Google, Amazon và nhiều hãng điện tử ở Silicon Valley sẽ rất khó thuê những công nhân ngọai quốc có năng khiếu mà họ rất cần. Ngay cả với tỉ lệ thất nghiệp do đại dịch hiện nay gây ra, vẫn không có đủ những công dân Hoa Kỳ đủ điều kiện trám vào những công việc đang chờ đợi trong những lãnh vực khoa học, kỹ nghệ, kỹ sư và tóan học.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Ngày nào sẽ chấm dứt luật tạm hõan 60 ngày cho di dân mới nhập cảnh Hoa Kỳ?

- Đáp: Đó là ngày 23 tháng Sáu năm 2020, nhưng nhiều người nghi ngờ rằng lệnh tạm hõan này sẽ gia hạn cho đến cuối năm nay. Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài gòn đã đóng cửa từ tháng Ba 2020 và đã không cấp chiếu khán mới. Những cuộc phỏng vấn đã được loan báo trong tháng Tư và tháng Năm vừa qua đã bị hủy bỏ.

- Hỏi: Chiếu khán H1B kéo dài bao lâu?

- Đáp: Chiếu khán H1B là lọai ngắn hạn, có giá trị trong 3 năm. Họ có thể gia hạn tổng cộng 6 năm. Tuy nhiên, Sở di trú hiện nay đang gây khó khăn trong việc gia hạn.

- Hỏi: Du học sinh có thời gian bao lâu với chương trình Thực Tập Nhiệm Ý (OPT) sau khi tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ?

- Đáp: Chương trình OPT cho phép sinh viên ngọai quốc ở lại làm việc ở Hoa Kỳ một năm sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên học ngành khoa học, kỹ nghệ, kỹ sư và tóan học có thể gia hạn thêm tổng cộng ba năm với chương trình OPT. Việc cho phép tạm thời này cho phép những người tốt nghiệp nước ngòai ở lại Hoa Kỳ, nộp đơn xin việc làm và tìm một công ty nào đó có thể bảo lãnh họ có chiếu khán làm việc.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139739)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 122239)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 120201)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 110069)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 108082)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108156)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109531)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 128835)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 100900)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104056)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.