Những Thắc Mắc Chung Quanh Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 135379)
Những Thắc Mắc Chung Quanh Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Sau khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn, thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, loan báo mở ra Chương Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), tiếp nối Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) đã chấm dứt vào tháng 9 năm 1994, đã mang lại niềm hy vọng của nhiều người hội đủ điều kiện còn ở lại Việt Nam. Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (hay Chương trình H.O mới) chỉ dành cho những người bị tù "cải tạo" sau năm 1975, chưa có cơ hội nộp đơn qua Chương Trình Ra Đi Trật Tự trước đây. Tuy nhiên, vì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chưa công bố chi tiết nội dung của Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo nên các Văn phòng Robert Mullins International ở Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhận được rất nhiều thư từ, điện thoại thăm hỏi về chương trình này. Sau đây, chúng tôi xin góp ý về nhiều câu hỏi về Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo được tổng hợp trong thời gian vừa qua: - Câu hỏi 1: Nhiều đương đơn sau khi được phóng thích đã mang Giấy Ra Trại đến trình giới hữu trách địa phương nhưng đã quên không sao lại lưu trữ. Những Giấy Ra Trại này đã bị mất hay bị thất lạc. Làm sao họ có thể nộp đơn xin Chương Tái Định Cư Nhân Đạo mới? - Câu hỏi 2: Cần phải làm gì nếu Giấy Ra Trại không ghi ngày bị bắt tập trung cải tạo? - Câu hỏi 3: Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ có dựa vào những xác minh thời gian làm việc, huấn luyện cho chính phủ Hoa Kỳ, hay tại Hoa Kỳ, để quyết định đương đơn có hợp lệ diện U-11, hay V-11 không? Có những bằng chứng thay thế nào khác nếu sự xác minh trên không thể thu thập được? Trả lời 1, 2, 3: Những câu hỏi trên tuỳ thuộc Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn của Tổng Lãnh Sự trả lời. Vào thời điểm này, Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn đang bận rộn để sắp xếp các phương thức giải quyết Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo, và họ không trả lời những câu hỏi này. Theo chúng tôi, đối với quý vị mất giấy ra trại hoặc giấy ra trại không có ngày nhập trại, quý vị nên xin Bộ Nội Vụ chính phủ Việt Nam cấp giấy xác nhận cải tạo, đồng thời nhờ đồng đội hay bạn hữu đã cải tạo chung trại, hoặc hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, lập giấy xác nhận quá trình phục vụ trước 1975 hoặc đã là cựu tù cải tạo sau 1975. Đối với những trường hợp U-11, V-11quý vị nên cố gắng tìm sự xác nhận của các cơ quan hữu trách Hoa Kỳ và các bậc chỉ huy về quá trình làm việc 5 năm với chính phủ hay các công ty tư nhân của Hoa Kỳ - Câu hỏi 4: Làm sao có thể nộp hồ sơ diện McCain cho Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn? - Trả lời 4: Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn loan báo rằng những đương đơn hội đủ các điều kiện của chương trình McCain có thể lấy đơn từ trang nhà điện tử của Tổng Lãnh Sự tại địa chỉ: www.uscongenhcmc.org và gửi đơn trực tiếp đến: Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn Refugee Resettlment Section (RRS) US Consulate General - Ho Chi Minh City 4 Le Duan, Quan 1 Ho Chi Minh City, Vietnam - Câu hỏi 5: Những đứa con độc thân trên 21 tuổi của các gia đình sắp nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo, có thể nộp đơn theo chương trình McCain gia hạn không? - Trả lời 5: Họ có thể nộp đơn chương trình McCain sau khi cha/mẹ của họ được chấp thuận đơn xin tỵ nạn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo. - Câu hỏi 6: Những người lính Việt Nam Cộng Hòa từng bị bắt giữ trong cuộc chiến từ trước tháng 4 năm 1975 và thời gian tù đày kéo dài đến vài năm sau 1975, và đã vượt biên đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ, liệu gia đình vợ, con của họ còn ở lại Việt Nam có thể nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới không? - Trả lời 6: Chúng ta cần phải chờ một thời gian nữa khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn loan báo chi tiết nội dung của Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới. Theo các quy định của chương trình H.O cũ, những người bị "tập trung cải tạo" sau tháng 4 năm 1975 và bị "tập trung cải tạo" trên 3 năm mới đủ điều kiện nộp đơn. Những đương đơn trong trường hợp này bị xem là "tù binh chiến tranh" hơn là bị "tập trung cải tạo" sau tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, qúy vị có thể viết thư trực tiếp cho Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn để hỏi về trường hợp này. - Câu hỏi 7: Sau tháng 4 năm 1975, nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia các tổ chức đấu tranh cho dân chủ Việt Nam và đã bị bắt giữ nhiều năm. Họ và gia đình có thể nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới không? - Trả lời 7: Theo quy định của Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới, Phòng Tái Định Cư Tỵ Nạn chỉ nhận đơn của những người lính bị "tập trung cải tạo" sau tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam và bị tù trên 3 năm. Hiện chính phủ Hoa Kỳ chưa loan báo những thông tin liên quan đến "tù chính trị" tại Việt Nam. Đây là vấn đề rất tế nhị vì nhà cầm quyền Việt Nam luôn xác định ở Việt Nam không có "tù nhân chính trị". - Câu hỏi 8: Có một số câu hỏi cho biết người thân của họ đã bị tù "cải tạo" trên 3 năm và được phóng thích. Vì các thương tích, bệnh hoạn trong thời gian tù "cải tạo" và đã qua đời trước hoặc sau khi nộp đơn diện H.O. Liệu vợ/ con của họ có thể nộp đơn theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới không? - Trả lời 8: Theo quy định của chương trình H.O "cũ": Nếu đương đơn H.O qua đời trong vòng một năm sau khi được phóng thích, vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi được quyền nộp đơn. Nếu đã nộp đơn nhưng đương đơn qua đời khi chưa được phỏng vấn (hoặc đã phỏng vấn nhưng chưa được chấp thuận và sau đó qua đời) thì gia đình của họ không được cứu xét đơn tỵ nạn diện H.O. Về Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo mới, chúng ta cần chờ các thông tin cụ thể từ Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn. - Câu hỏi 9: Những đương đơn diện H.O đã từng bị từ chối sau cuộc phỏng vấn, và đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần đến cơ quan di trú Hoa Kỳ tại Bangkok, Thái Lan, nhưng vẫn chưa được trả lời, phải làm sao? - Trả lời 9: Đây là vấn đề rất lo âu và khổ tâm của một số người phải chờ đợi mòn mỏi ở Việt Nam. Nhiều người lo ngại hồ sơ của họ đã bị đóng, bị hủy bỏ hay bị quên lãng... Điều chúng ta được biết là cơ quan di trú Hoa Kỳ ở Bangkok rất bận rộn như họ loan báo, vì vậy, sự kiên nhẫn chờ đợi và tiếp tục liên lạc với cơ quan di trú là cách duy nhất để biết kết quả hồ sơ của mình. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122573)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122018)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122641)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121964)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127937)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123635)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124613)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121733)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120131)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121603)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.