Tổng Thống Biden Muốn Xây Dựng Và Mở Rộng Di Trú Hợp Pháp

Thứ Hai, 07 Tháng Sáu 202100:43(Xem: 10378)
Tổng Thống Biden Muốn Xây Dựng Và Mở Rộng Di Trú Hợp Pháp
*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Tổng thống Biden hy vọng sẽ thực hiện nhiều thay đổi trong hệ thống di trú và hủy bỏ phần lớn chương trình nghị sự chống di dân của ban hành pháp trước đây.

Nếu Tổng thống Biden thành công, việc di dân vào Hoa Kỳ sẽ sớm dễ dàng hơn rất nhiều. Sẽ có những mẫu đơn ngắn hơn, đơn giản hơn và người nộp đơn sẽ không phải trải qua những bước kiểm tra an ninh nhiều như vậy. Người ngọai quốc sẽ có cơ hội tốt hơn để có thể đòan tụ với gia đình của họ và nhiều cơ hội hơn để bảo đảm có được chiếu khán (visa) làm việc.

Do các chính sách di trú của ban hành pháp trước đây, thời gian trung bình để phê duyệt thẻ xanh của những công nhân được các chủ nhân bảo trợ đã tăng gấp đôi. Số lượng hồ sơ xin quốc tịch tồn đọng tăng 80% kể từ năm 2014, lên hơn 900.000 hồ sơ. Trong hầu hết mọi trường hợp trong bốn năm qua, di dân vào Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn, tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn.

Trong “Kế Hoạch Bộ Nội An Khôi Phục Niềm Tin Vào Hệ Thống Di Trú Hợp Pháp Của Chúng Ta” gần đây, có rất nhiều sáng kiến nhằm mở cửa lại đất nước cho nhiều người di dân hơn, để giữ lời hứa của Tổng thống Biden nhằm bảo đảm Hoa Kỳ nêu cao “tính cách là một quốc gia của cơ hội và chào đón”.

Yếu tố chính của kế hoạch mà Bộ Nội An theo đuổi là giải quyết các công việc tồn đọng trong hệ thống di trú.

Chính quyền đang có kế hoạch theo dõi nhanh các đơn xin di dân bằng cách mở rộng các cuộc phỏng vấn ảo và nộp đơn điện tử, cũng như hạn chế các yêu cầu cung cấp bằng chứng từ người nộp đơn.

Trên thực tế, ông Biden muốn mở cửa đất nước cho nhiều người di dân hơn. Tham vọng của ông, như được phản ảnh trong bản thiết kế, là xây dựng lại và mở rộng cơ hội cho người nước ngoài vào Hoa Kỳ - nhưng phải làm như vậy một cách hợp pháp.

Thống đốc California được yêu cầu ân xá cho người tị nạn Việt Nam đang đối mặt với việc bị trục xuất

Ngày 2 tháng 6 năm 2021: Một bản kiến nghị với gần 2.000 chữ ký yêu cầu Thống đốc California Gavin Newsom trực tiếp ân xá cho một người đàn ông dự kiến bị trục xuất về Việt Nam vào tuần tới.

Ông Lam Hong Le, 52 tuổi, đến Hoa Kỳ năm 1981 ở tuổi 12. Năm 1992, ông bị kết tội giết người liên quan đến băng đảng và bị kết án 34 năm tù. Vào tháng 10 năm 2019, anh ta được ân xá sau khi thụ án 32 năm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi được trả tự do, cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) đã giam giữ ông ta trong hai tháng và tám ngày.

Ông Lam đã được cơ quan ICE cho thả ra và trải qua 18 tháng tiếp theo với tư cách là một nhân viên thiết yếu toàn thời gian và tích cực tham gia vào việc phục vụ nhà thờ và cộng đồng. Lần đăng ký tiếp theo của ông với cơ quan ICE dự kiến vào ngày 7 tháng 6 và ông sợ rằng ICE sẽ trục xuất ông vào thời điểm đó.

Tình hình của ông Lam không rõ ràng. Một hiệp định song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nêu rõ những công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 "không là đối tượng bị trả về". Theo đó, cơ quan ICE không có quyền trục xuất ông ta.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 103392)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 103464)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97861)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 103245)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ. 
Thứ Tư, 26 Tháng Tám 2009(Xem: 96601)
Đã có một thời gian trước đây, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) đã có nhiều thời gian hơn để đáp lại nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng.
Thứ Tư, 19 Tháng Tám 2009(Xem: 96982)
Tháng trước, chúng ta đã thảo luận về hồ sơ Ruiz-Diaz, được xem như một án lệnh đem lại nhiều lợi ích cho những người làm việc tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy 2009(Xem: 102874)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh  mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Thứ Tư, 08 Tháng Bảy 2009(Xem: 113225)
Sau khi sở di trú chấp thuận một đơn bảo lãnh, công việc của họ được xem là hoàn tất. Sở di trú sẽ chuyển đơn bảo lãnh này đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) tại tiểu bang New Hamshire.
Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 2009(Xem: 100135)
Vừa mới đây, chúng tôi nhận được một thư email của một thân chủ tại thành phố Sacramento, tiểu bang California. Một lá thư tràn ngập nỗi vui.
Thứ Tư, 24 Tháng Sáu 2009(Xem: 96134)
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề mà Tổng thống Obama nói trong tuần qua liên quan đến việc Cải Tổ Di Trú.