Xin Lịch Phỏng Vấn Tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 07 Tháng Mười Một 202120:13(Xem: 9437)
Xin Lịch Phỏng Vấn Tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ
- Loại chủng ngừa nào được công nhận?

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư, việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

Tình trạng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam bùng phát đã khiến Tỏa Tổng Lãnh Sự tại Sài Gòn đã phải đóng cửa, hủy bỏ rất nhiều lịch phỏng vấn các hồ sơ diện di dân và phi di dân. Điều này càng làm cho số hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại Hoa Kỳ tiếp tục phải chờ đợi vì chưa thể được NVC xếp lịch phỏng vấn và chuyển hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến việc lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi.  Các nhà phân tích ước tính tình trạng lịch cấp chiếu khán sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ trong nhiều tháng tới, cho đến khi bộ ngoại giao giải quyết hết số lượng trên 400 ngàn hô sơ tồn đọng trên thế giới.

Sau khi sinh họat tại Sài Gòn được họat động trở lại, Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ đã dần dần mở các dịch vụ lãnh sự như thường lệ. Sau đây là một số câu hỏi đáp liên quan đến những vấn đề di trú cần quan tâm.

- Hỏi:  Trong thời gian gần đây, nhiều người than phiền là không dễ lên mạng ghi danh xin lại ngày phỏng vấn chiếu khán (visa) di dân vì trước đây bị hoãn lại. Mỗi ngày trang mạng điện tử của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ mở ra đột ngột trong một thời gian ngắn nên đa số đương đơn không kịp ghi danh.  Thêm vào đó, tình trạng dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan gây nguy hiểm cho việc sinh hoạt và tái khám sức khỏe.  Có thể nào Tòa Lãnh Sự mở trang mạng nhiều giờ trong ngày không?

- Đáp:  Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ mới bắt đầu hoạt động lại từ đầu tháng 10 năm 2021 nên mọi việc đang từng bước trở lại bình thường. Trang mạng của Tòa Lãnh Sự đang gặp phải tình trạng kể trên không phải vì nhiều người đăng nhập mà vì nhân sự hạn chế do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19  nên không thể phục vụ toàn thời gian như trước đại dịch. Tòa Lãnh Sự vừa phúc đáp thư của ông Robert Mullins, Giám đốc RMI, về tình trạng này và cho biết Tòa Lãnh Sự đang cố gắng trở lại sinh họat bình thường nếu "vấn đề nhân sự, các hướng dẫn an tòan và những quy định của (chính quyền) địa phương cho phép".  Tòa Lãnh Sự còn cho biết vấn đề xin lịch hẹn phỏng vấn sẽ "tiếp tục bị trì hoãn", và "nếu vào mạng mà chưa thể xin được ngày phỏng vấn thì nên trở lại mạng làm lại sau đó".


- Hỏi: Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi so với tháng 9, điều này có đáng lo ngại cho những hồ sơ có con sẽ bị quá tuổi vì thời gian chờ xét chiếu khán bị chậm trể?

- Đáp:  Các Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng về việc ngưng cấp chiếu khán và đại dịch trong hơn một năm qua nên lịch cấp chiếu khán không gia tăng trong hai tháng 10 và 11 và có thể còn kéo dài.  Hiện nay, Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam mới hoạt động từ đầu tháng 10, và cho biết hiện có 33.000 hồ sơ tồn đọng chờ phỏng vấn, sẽ tốn nhiều tháng mới có thể giải quyết số lượng hồ sơ này. Những hồ sơ có con sắp quá tuổi đi theo cha mẹ được xếp vào danh sách ưu tiên phỏng vấn trước.


- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu di dân chích ngừa toàn phần và thử nghiệm âm tính Covid-19 trong vòng 72 tiếng trước khi di dân và những quy định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2021. Nhiều người vẫn hoang mang không biết những lọai thuốc chủng ngừa nào được chấp thuận để nhập cảnh Hoa Kỳ?

- Đáp: Hiện nay có 7 loại thuốc chủng ngừa được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận như:  Johnson & Johnson, Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Covishield, Sinopharm và Sinovac.  Có ít nhất hai loại không được công nhận đó là: Sputnil của Nga và Cansino của Trung cộng.  


- Hỏi: Trong thời gian gần đây đã có thông tin cho biết trên 80,000 chiếu khán đoàn tụ gia đình chưa được sử dụng.  Liệu số chiếu khán này có được chuyển qua năm mới để sử dụng không?  Việc ứ đọng hồ sơ có làm chậm tiến trình xét cấp chiếu khán di dân không?

- Đáp:  Rất tiếc, các loại chiếu khán di dân chưa được sử dụng sẽ không được chuyển sang cho năm tới, nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã tìm cách chuyển lượng chiếu khán chưa sử dụng này cho chiếu khán công việc. Chính phủ đang tìm cách giải tỏa hồ sơ ứ đọng trong thời gian nhanh nhất để không ảnh hưởng chậm trễ đến các chiếu khán định cư.


- Hỏi: Một số người hoang mang không biết người thân của họ trước khi được phỏng vấn, họ có cần bổ túc hồ sơ bảo trợ tài chánh với thuế mới năm 2020 hay không, vì hồ sơ bảo trợ tài chánh cũ chỉ nộp thuế lợi tức năm 2019 mà thôi?

- Đáp: Qúy vị nên chuẩn bị bổ túc thuế mới năm 2020, hoặc năm 2021 cho hồ sơ bảo trợ tài chánh. Ngoài ra, qúy vị cũng nên chuẩn bị cập nhật các hồ sơ khám sức khỏe và Lý lịch Tư Pháp số 2 nếu đã quá hạn hoặc sắp quá hạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

=END=
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4499)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4323)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4409)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4268)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4399)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5035)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4824)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4646)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5074)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4713)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.