Những lời hứa về Di Trú của ông Biden

Thứ Ba, 08 Tháng Hai 202216:53(Xem: 8751)
Những lời hứa về Di Trú của ông Biden
(Robert Mullins International) Vào năm 2020, khi ông Biden đang vận động tranh cử tổng thống, ông đã đưa ra rất nhiều lời hứa về Di Trú, bao gồm mở ra các con đường hợp pháp hóa cho hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ. Trong năm đầu tiên nắm quyền, ông đã nhận ra rằng rất là khó khăn, hoặc bất khả thi để hoàn thành  một số lời hứa của mình.

Những người ủng hộ Tổng thống Biden, đề cập đến những thành tựu về di trú của ông như: Bảo vệ nhiều người di dân khỏi bị trục xuất, chấm dứt giam cầm gia đình (giam cầm cha mẹ cùng con nhỏ), nâng hạn mức người tị nạn và mở rộng tình trạng bảo vệ lưu trú tạm thời. Tuy vậy, ông cũng đã trục xuất hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp vào đất nước này.

Những người chỉ trích quy trách nhiệm cho ông Biden về con số kỷ lục người di cư bất hợp pháp, cũng như những bài phát biểu, và các chính sách khuyến khích di cư đến Hoa Kỳ.

Tổng Thống Biden đã ký gần 300 pháp lệnh hành pháp về di trú, nhiều trong số đó đảo ngược các chính sách của chính quyền trước như quy định về luật gánh nặng xã hội, và ông đã bãi bỏ các chương trình nghị sự thực thi về di dân mà xem những người không có giấy tờ là đối tượng ưu tiên trục xuất.

Tuy nhiên, chính quyền vẫn nhấn mạnh các chính sách về kinh tế và xã hội – không phải di trú. Vào ngày kỷ niệm đầu tiên ông Biden làm tổng thống, các bài phát biểu của Nhà Trắng không đề cập đến vấn đề di trú.

Đối với nhiều người trong Quốc hội, di trú trong tương lai không được coi là cơ hội đem lại lợi ích cho đất nước. Nó được xem như là một điều bất lợi. Nó được nhìn nhận như là một rắc rối cần phải cải tổ, hơn là một cơ hội để phát triển và cải thiện nước nhà.

Những lời hứa ban đầu của ông Biden về cách tiếp cận lạc quan, lan rộng, nhân đạo đối với di dân, hiện đang là một nan đề chính trị đối với ông. Giờ đây, ông nhận thấy điều quan trọng hơn là giải quyết các pháp chế liên quan đến cơ sở hạ tầng và tìm cách kiểm soát đại dịch. Ông đã thấy rằng những lời hứa về di trú của mình không nhận được sự hợp tác như ông mong đợi từ Quốc hội, cũng như ông đã thấy có rất ít cơ hội cho việc thống nhất xã hội Mỹ.

Có ai đó có thể làm tốt hơn công việc sửa chữa hệ thống di trú bị hỏng của chúng ta không? Có lẽ không. Có lẽ thực tế, di trú sẽ không bao giờ là điều mà Quốc hội mong muốn giải quyết, nếu nó thì cũng không được các cử tri ủng hộ.

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng một ngày nào đó, các chính trị gia của chúng ta sẽ tự hỏi mình ba câu hỏi về di trú: Công bằng là gì? Từ thiện là gì? Công lý là gì? Và sau đó, chúng ta hy vọng, họ sẽ hành động vì quan điểm đó.

Hiện nay mặc dù có gần 500 ngàn hồ sơ tồn đọng đang chờ xét, nhưng đơn bảo lãnh đoàn tụ gia đình vẫn tiếp tục được sở di trú thâu nhận.  Vì thế, trách nhiệm của người di dân là vào đơn bảo lãnh cho thân nhân đủ điều kiện càng sớm càng tốt.  Đừng chần chờ vì bất cứ lý do gì.  Việc nộp đơn chậm không những kéo dài thời gian chờ xét, mà sở di trú có thể ngưng nhận đơn mới cho một số diện bảo lãnh vì những cải cách di trú bất lợi trong tương lai.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 158413)
The new K-3 Visa (spouse of Amcit) is not available yet. INS is developing the Special Petition needed for this. K-3/K-4 applicants must be beneficiaries of an unapproved I-130 and also beneficiaries of a K-3/K-4 petition filed AND approved by INS-US.
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 169236)
Eligibility: Spouse (V-1): Beneficiary of an I-130 visa petition filed by PRA spouse. Petition must have been filed before 22 Dec 2000, and Beneficiary must have been waiting for an interview date for at least three years. Beneficiary can file for V status even if the petition has not been approved yet by INS
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 157231)
All files that were at the ODP office in Bangkok were transferred to the new Consulate General. There was no interruption of processing. No active files were destroyed. The Consulate in Saigon continues to work on current immigrant visa cases.
Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2006(Xem: 133460)
Người Việt Nam tại hải ngoại đang chuẩn bị đón mừng năm mới Bính Tuất năm 2006. Một năm trôi qua với quá nhiều biến cố, đặc biệt là tình hình an ninh tại Hoa Kỳ và thiên tai
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 97437)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu. Ngoại trừ Phi Luật Tân nhiều hơn Việt Nam một chút
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 109582)
Trong chương trình hội thoại hôm nay, chúng ta sẽ bàn đôi điều về những đòi hỏi liên quan đến việc Bảo Trợ Tài Chánh cho các hồ sơ di dân và phi di dân. Chiếu khán "phi di dân" dành cho những người muốn đến Hoa Kỳ để du lịch, du học hoặc vì nghiệp vụ
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 114751)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần. Nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ không đủ thì giờ để duyệt xét một hồ sơ nhiều lần
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 142791)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần. Nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ không đủ thì giờ để duyệt xét một hồ sơ nhiều lần
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 135288)
Sau khi Bộ Phận Tái Định Cư Tỵ Nạn, thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, loan báo mở ra Chương Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), tiếp nối Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) đã chấm dứt vào tháng 9 năm 1994, đã mang lại niềm hy vọng của nhiều người hội đủ điều kiện còn ở lại Việt Nam
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 110904)
Theo tin thông tấn AP, Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush, ngày 28/11/2005 vừa qua đã tuyên bố sẽ gia tăng việc ngăn chận những người nhập cảnh bất hợp pháp, nhưng sẽ cấp chiếu khán nhiều hơn cho ngoại kiều đang làm việc bất hợp lệ ở Hoa Kỳ. Ông Bush hy vọng rằng với hai chương trình này sẽ tạo sự cảm thông với các nhà bảo thủ xã hội và những doanh nhân đã từng ủng hộ ông