DI TRÚ NĂM 2022 VÀ 2023 (Phần 1)

Thứ Hai, 19 Tháng Mười Hai 202216:37(Xem: 6054)
DI TRÚ NĂM 2022 VÀ 2023 (Phần 1)
Di trú được kiểm soát bởi chính trị

(Robert Mullins International) Mỗi năm vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới, văn phòng RMI-USA tổng kết những sự kiện di trú đáng quan tâm trong năm qua cũng như có thể xãy ra trong năm mới 2023.  Trước thềm Năm Mới, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc quý vị Năm Mới dồi dáo sức khỏe, an lành và đoàn viên.

Theo một cuộc khảo sát mới được công bố gần đây, người Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề di dân và thậm chí ngày càng có nhiều người tin rằng mức độ di dân vào Hoa Kỳ nên được giảm xuống.

Trong cuộc khảo sát này, có 38% số người cho rằng nên giảm số lượng người di dân vào nước này, trong khi 31% muốn giữ nguyên như hiện tại và 27% muốn tin rằng con số nên được tăng lên.

Hai năm trước, chỉ có 28% người dân muốn mức di dân giảm xuống.

Theo cuộc khảo sát, việc tăng lên 38% những người muốn giảm là do đảng Cộng hòa gây ra. Gần 70% đảng viên Cộng hòa muốn thấy tình trạng di dân vào Hoa Kỳ ít hơn. Ngoài ra, nhiều đảng viên Cộng hòa coi di dân bất hợp pháp là một vấn đề nghiêm trọng, với 15% nói rằng đó là vấn đề nghiêm trọng nhất mà đất nước phải đối mặt.

Hầu hết các quan điểm của Đảng Dân chủ về mức độ di dân vẫn giữ nguyên trong nhiều năm. Trong cuộc khảo sát, chưa đến 1% đảng viên Đảng Dân chủ coi di dân bất hợp pháp là vấn đề nghiêm trọng nhất của đất nước.

DACA đang gặp rắc rối và chỉ có Quốc hội mới có thể cứu được

Vào ngày 28 tháng 11, một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ đã khẳng định phán quyết của tòa án cấp dưới rằng Chương trình DACA là không hợp lệ. Theo tòa án, chương trình DACA không phù hợp với hệ thống di trú toàn diện do Quốc hội ban hành.

Chương trình DACA sẽ được phép tiếp tục đối với những người hiện tại đã có DACA, trong khi chờ xem xét thêm về mặt pháp lý, bao gồm cả việc có thể xem xét của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Có vẻ như DACA chỉ có thể được cứu nếu có hành động của Quốc hội.

Di dân Hoa Kỳ

Động cơ di dân rất đa dạng và thường được chia thành hai loại chính: “yếu tố đẩy” là những yếu tố khiến người ta rời bỏ quê hương, chẳng hạn như bị ngược đãi, nghèo đói và áp bức; “yếu tố kéo” là những yếu tố kéo mọi người về quốc gia trong tầm ngắm của họ, chẳng hạn như đoàn tụ gia đình, giáo dục tốt hơn hoặc cơ hội việc làm.

Di dân và chính trị

Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về di dân, với phần lớn dân số hiện tại là người di dân hoặc con cháu của người di dân. Kể từ năm 2007, Hoa Kỳ đã chấp thuận khoảng một triệu thẻ xanh mỗi năm. Gần 20% số thẻ xanh được chấp thuận vào năm 2020 là dành cho những người cư trú tại California.

Di dân vẫn là một vấn đề chính trị rắc rối. Trung tâm của cuộc tranh luận công khai là việc di dân bất hợp pháp. Năm 2020, các quan chức di trú đã bắt giữ 518,000 người di cư bất hợp pháp tại biên giới phía Nam. Vào năm 2022, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới cho biết họ đã ngăn chặn hơn 2 triệu người di cư bất hợp pháp.

Người tị nạn tại Hoa Kỳ

Việc chấp nhận người tị nạn luôn là một chủ đề căng thẳng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những cuộc xung đột gần đây ở châu Âu đã cho thấy một sự thay đổi tiềm ẩn trong trái tim của người Mỹ. Theo một cuộc khảo sát vào đầu năm 2022, phần lớn người Mỹ tin rằng những người tị nạn Ukraine nên được chấp nhận vào Hoa kỳ.

Gánh nặng xã hội

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, Bộ Nội An đã công bố luật cuối mà sẽ áp dụng quy chế cấm nhập cảnh vì lý do gánh nặng xã hội. Luật cuối sẽ có hiệu lực vào ngày 23 tháng 12 năm 2022 và sẽ nhất quán với Hướng dẫn thực địa tạm thời (Interim Field Guidance) năm 1999. Nói cách khác, luật gánh nặng xã hội mới của chính quyền trước năm 2019 và các chỉ thị mới đi kèm với nó, giờ đã biến mất vĩnh viễn.

Nói cách khác, Sở di trú không xem xét việc người nộp đơn nhận được các phúc lợi như trợ cấp Medicaid ngắn hạn, nhà ở xã hội hoặc Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ túc (SNAP) như một phần của quyết định cấm nhập cảnh vì gánh nặng xã hội.

Trong số báo tới chúng tôi sẽ trình bày những sự kiện di trú có thể xãy ra vào năm 2023.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 111033)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109699)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113637)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 114266)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.
Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117314)
Kỳ trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ngày một gia tăng. Mặc dù việc du học đòi hỏi gia đình của đương đơn phải chứng minh khả năng tài chánh có thể đáp ứng tổng chi phí mà đương đơn phải chi trả khi theo học ở Hoa Kỳ, nhưng trong nhiều trường hợp
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 114982)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115580)
Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117719)
Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115809)
Trong những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 75 câu hỏi trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Năm, 25 Tháng Mười 2007(Xem: 117719)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 50 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.