Các giám mục Công giáo Hoa Kỳ và Mexico đã kêu gọi cải tổ di trú 20 năm trước

Thứ Hai, 13 Tháng Hai 202323:42(Xem: 4934)
Các giám mục Công giáo Hoa Kỳ và Mexico đã kêu gọi cải tổ di trú 20 năm trước
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước.  

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ.

Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.

Hai mươi năm sau, cải tổ hệ thống di trú Hoa Kỳ vẫn bị đình trệ tại Quốc hội, bất chấp những lời kêu gọi liên tục từ những người ủng hộ, và mặc dù có một chính quyền đảng Dân chủ trong Nhà Trắng. Và cải tổ di trú có vẻ khó có thể được xảy ra sớm. Khoảng cách giữa các ưu thế của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa về di trú ngày càng rộng hơn.

Giờ đây, cuộc tranh luận về di trú quốc gia đã trở nên tồi tệ hơn, thành một cuộc chiến chúng ta làm cách nào tốt nhất để người di dân tránh xa biên giới Hoa Kỳ-Mexico, và một số thống đốc của Đảng Cộng hòa đã di chuyển những người xin tị nạn đến các thành phố của Đảng Dân chủ.

Sự thật bất thành văn là, bất chấp những bình luận tiêu cực về người di dân bất hợp pháp, những công nhân lao động này đảm nhận những công việc quan trọng trong nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Nếu mùa màng vẫn đang được thu hoạch, các nhà hàng vẫn đang có đủ nhân viên và những ngôi nhà thì vẫn đang được xây dựng, những người chống di dân nói: Tại sao chúng ta nên thay đổi hệ thống? Tại sao phải cải tổ di trú? Họ nói: Chỉ cần giữ mọi thứ theo cách của chúng và ngăn chặn mọi con đường dẫn đến hợp pháp hóa.

Thành phố Yuma, Arizona có thể sụp đổ vì chính sách di trú của ông Biden.

Yuma không thể hỗ trợ cuộc khủng hoảng biên giới tiếp diễn khi người di dân áp đảo tài nguyên của thành phố. Cư dân của thị trấn biên giới này nói rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Biden, làn sóng di dân đang diễn ra đã đẩy cộng đồng của họ đi đến bờ vực sụp đổ.

Ở Yuma, những người di dân đã tràn ngập các ngân hàng và bệnh viện, thậm chí còn có nguy cơ thiếu lương thực. Người dân chứng kiến một lượng người vượt biên chưa từng có, thậm chí nhiều hơn những gì họ thấy dưới bất kỳ thời tổng thống nào khác trong 30 năm qua. Một quan chức nói rằng những người di dân đang đến vì họ nói rằng Biden đã bảo họ đến, rằng chúng ta có một biên giới mở cửa.

Khoảng 5 triệu người di dân đã vượt qua biên giới phía Nam vào Mỹ kể từ khi ông Biden nhậm chức. Tại khu vực Yuma, số lượng người di dân vượt biên đã tăng 171% từ năm 2021 đến năm 2022. Trong khi đó, 1,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã trốn thoát khỏi Lực lượng Biên phòng kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Một nông dân ở Yuma tiên liệu có một hoặc hai đợt di dân nữa và anh ta không thấy Yuma có thể hỗ trợ việc đó như thế nào. Nó sẽ áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe.

El Paso, Texas, một thị trấn biên giới khác, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi hàng nghìn người di cư cắm trại trên đường phố trong thời tiết nhiệt độ dưới mức đóng băng vào tháng 12. Nhiều nơi trú ẩn cho người di cư  đã hoạt động quá công suất, khiến thành phố phải sử dụng sân bay địa phương để làm nơi nương náu tạm thời.

Vào tháng 1, ông Biden thực hiện chuyến đi biên giới đầu tiên tới El Paso, Texas. Ông cần ban hành các chính sách di trú chặt chẽ hơn để giải quyết tất cả các mối quan tâm đến biên giới, ở các khu vực khác nhau của các tiểu bang có biên giới.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122029)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122653)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121970)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127945)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123644)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124622)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121742)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120133)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121614)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126104)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung