Tin Vui Cho Đương Đơn Loại Chiếu Khán H và L

Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 202323:30(Xem: 5456)
Tin Vui Cho Đương Đơn Loại Chiếu Khán H và L
- Miễn đóng dấu nhập cảnh vào passport

(Robert Mullins International)  Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.

Sẽ loại bỏ việc đóng dấu ngày nhập cảnh vào sổ thông hành

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) có kế hoạch loại bỏ việc đóng dấu ngày nhập cảnh vào sổ thông hành của công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ. Chính sách mới này đã có hiệu lực tại một số cảng nhập cảnh và CBP sẽ tiếp tục mở rộng chính sách tại các cảng tiếp theo.

Mẫu I-94-Chứng từ được phép nhập cảnh sẽ tiếp tục được sử dụng để làm bằng chứng về lịch sử du lịch và tình trạng nhập cư của công dân nước ngoài, và mẫu I-94 này có thể truy cập trực tuyến.

Công dân nước ngoài được khuyến khích truy cập và xem qua Mẫu I-94 của họ trực tuyến ngay sau khi họ được kiểm tra và được phép nhập cảnh. Kiểm tra các lỗi trong Mẫu I-94, tình trạng được phép nhập cảnh của họ trực tuyến trước khi họ rời khỏi khu vực kiểm tra có thể giúp tránh những lỗi không dễ sửa sau khi nhập cảnh.

Vì Mẫu I-94 chi phối cho tình trạng nhập cảnh của công dân nước ngoài và thể hiện tính có đủ điều kiện làm việc cho các mục đích của Mẫu đơn I-9, người sử dụng lao động cũng nên theo dõi  cẩn thận tình trạng nhập cư của nhân viên có quốc tịch nước ngoài của họ để xác định cho tính có đủ điều kiện làm việc của Mẫu I-9.

Đề xuất tăng phí Sở Di Trú

Sở di Trú đã đề xuất một luật mà sẽ dẫn đến việc tăng phí đáng kể đối với nhiều hồ sơ di trú. Luật này hiện đang trong giai đoạn lấy ý kiến 60 ngày và đã kết thúc vào ngày 6 tháng 3 năm 2023.

Sở di trú sau đó sẽ phản hồi các nhận xét, chuẩn bị và công bố luật cuối. Dự kiến Sở di trú sẽ mất vài tháng để soạn thảo và công bố luật cuối, vì vậy tốt nhất bạn nên cố gắng nộp đơn xin bảo lãnh sớm trong thời gian sắp tới.

Luật được đề xuất có nhiều thay đổi, bao gồm lệ phí tị nạn mới $600 sẽ áp dụng cho nhiều đơn yêu cầu dựa trên việc làm, phụ phí cho các đơn Tạm dung (Advance Parole) và đơn xin Giấy phép Làm việc (EAD) khi đi kèm với đơn I-485, và thay đổi quy trình duyệt xét nhanh đặc biệt (Premium processing) từ 15 ngày theo lịch thành 15 ngày làm việc.

Dưới đây là một số ví dụ về đề xuất tăng lệ phí:
  • I-130: từ $535 thành $710
  • I-485 nộp cùng với I-131 và I-765: từ $1,225 thành $2,820
  • I-485 không có I-131 và I-765: từ $1,225 thành $1,540
  • I-765 nộp đơn giấy: từ $410 thành $650

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 110967)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115419)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113791)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118398)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 120053)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128863)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122301)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123161)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123720)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128127)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.