Ba lầm tưởng về di dân ở Mỹ

Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 202307:14(Xem: 5008)
Ba lầm tưởng về di dân ở Mỹ

(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ.

Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm:

Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh.

Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.

Lầm tưởng số 2: Người di dân không được giáo dục.

Trong 5 năm qua, 48% người di dân nhập cư được xếp vào nhóm mà có tay nghề cao – nghĩa là họ có bằng cử nhân trở lên. Chỉ 33% người sinh ra ở Mỹ có bằng cử nhân trở lên. Hơn nữa, việc theo đuổi giáo dục đại học được coi trọng và khuyến khích trong các cộng đồng người di dân, đặc biệt là những người đến từ Nam Á. Những người di dân từ các quốc gia này ưu tiên cho sự hiếu học và niềm vui đến từ những thành tựu giáo dục.

Lầm tưởng số 3: Cách tốt nhất để thích nghi là tiếp nhận văn hóa Hoa Kỳ.

Trong nhiều thập kỷ, các nghiên cứu về sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người di dân tiếp nhận văn hóa Mỹ. Các chính trị gia, nhà trị liệu và nhà giáo dục mắc kẹt trong sự hiểu biết hạn hẹp về sự tiếp biến văn hóa. Họ khuyến khích những người di dân để thích nghi với nước sở tại bằng cách tự tách bản thân họ ra khỏi nền văn hóa của quê hương họ.

Sau đó, vào năm 1987, nhà tâm lý học John Berry đã đề xuất một mô hình tiếp biến văn hóa với các chiến lược mới. Theo Berry, những người di dân nên cố gắng giữ lại các yếu tố của bản sắc văn hóa ban đầu của họ, đồng thời chấp nhận một bản sắc văn hóa mới bổ túc cho văn hóa và các giá trị của Mỹ.

Ngày nay, mô hình của Berry là mô hình thường được sử dụng nhiều nhất để hiểu về quá trình tiếp biến văn hóa. Tuy nhiên, cũng có sự di dân xuyên quốc gia, nhờ vào internet. Điều này cho phép người di dân ở một quốc gia duy trì mối quan hệ chặt chẽ với quốc gia của họ.

Ngoài ra còn có các thành phố, vùng lân cận và thị trấn của Hoa Kỳ, nơi mà cộng đồng người di dân chiếm đa số dân số, chẳng hạn như một số nơi ở California. Đối với những người di dân sống ở những “đảo di dân” này, họ ít có nghĩa vụ phải trải qua quá trình tiếp biến văn hóa hơn. Họ có thể tồn tại khá tốt mà không cần sử dụng tên Mỹ và bằng cách đảm bảo con cái họ học được ngôn ngữ của đất nước họ.

Tuy nhiên, nhiều người di dân cảm thấy áp lực phải đặt nền văn hóa của họ làm nền tảng. Họ không thoải mái khi thể hiện văn hóa gốc của mình.

Điều này củng cố sự thôi thúc hòa nhập vào nền văn hóa của đất nước mới. Ở Mỹ, điều đó có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân hơn là hành động như một thành viên trong gia đình hoặc nhóm người.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người di dân cư xử theo cách có thể làm dịu nền tảng văn hóa và sắc tộc của họ thực sự gặp nhiều khó khăn nhất trong việc thích nghi với ngôi nhà mới của họ.

Vì những lý do này, điều quan trọng đối với các nhân viên làm công tác xã hội, nhà trị liệu, nhà giáo và các nhà hoạch định chính sách mà làm việc với các gia đình di dân, là phải nhận thức được tất cả các khía cạnh của quá trình tiếp biến và đồng hóa văn hóa.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 118097)
Người mẹ đưa người con trai đến Văn phòng Robert Mullins International (RMI) đúng hẹn. Bà nói rất muốn người con trai lấy vợ ở Việt Nam và muốn hỏi rõ thủ tục kết hôn. Người vợ tương lai, theo người mẹ, là con của một người bạn thân, rất ngoan và tháo vát. Người con trai ngồi hiền lành, chỉ cười
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 124784)
Trong một Thư Báo quan trọng, ghi ngày 23/11/2005, được gửi đi từ Văn phòng Liên Lạc Di Dân và Công Dân Hoa Kỳ của Bộ Nội An tại Hoa Thịnh Đốn, gửi đến các giám đốc vùng, các giám đốc trung tâm dịch vụ, các giám đốc quận hạt, các giám đốc trung tâm quốc gia, ông Michael Aytes, Quyền Giám đốc Nội Vụ, đã loan báo về
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 125964)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai? Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán cho phép các công dân từ
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 130118)
Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 151648)
Như Văn phòng Robert Mullins International đã loan báo trước đây trong các buổi hội thoại phát thanh và trên báo chí, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã chính thức thông báo chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc tái cứu xét quy chế tỵ nạn cho những người hội đủ điều kiện theo Chương