Năm 2024 công dân Hoa Kỳ cần xin chiếu khán vào Châu Âu?

Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 202323:10(Xem: 18500)
Năm 2024 công dân Hoa Kỳ cần xin chiếu khán vào Châu Âu?
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.

Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.

Hầu hết các đương đơn sẽ nhận được sự chấp thuận trong vòng một giờ, nhưng một số người có thể phải chờ tới 96 giờ để các cơ quan có thẩm quyền của Liên minh Châu Âu kiểm tra lý lịch. Chi phí của đơn là khoảng $8.00 USD và được yêu cầu đối với tất cả du khách ở mọi lứa tuổi.

Giấy phép du lịch sẽ có hiệu lực cho nhiều lần nhập cảnh trong ba năm hoặc cho đến khi Sổ thông hành của du khách hết hạn. Hệ thống khai báo thông tin và cấp phép du lịch châu Âu sẽ được yêu cầu để đi đến tất cả các quốc gia EU, bao gồm đầy đủ các thành viên khối Schengen như Tây Ban Nha, Pháp và Ý và các quốc gia thuộc Hiệp hội thương mại tự do châu Âu, như Ái Nhĩ lan, Na Uy và Thụy Sĩ, các thành viên Schengen trong tương lai, như Bulgaria và Síp, và các tiểu bang châu Âu, như Andorra và Monaco.

Mục đích chính của Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu là để thắt chặt an ninh biên giới, đồng thời để kiểm tra và theo dõi kỹ thuật số các du khách ra vào các quốc gia.

Điều cần thiết phải nhớ là thời gian du khách Hoa kỳ có thể được lưu trú ở Châu Âu không có thay đổi. Người mang sổ thông hành Hoa kỳ vẫn được phép ở lại cho tới 90 ngày trong vòng thời gian 180 ngày bất kỳ nào mà không cần phải xin chiếu khán. Đối với thời gian lưu trú dài hơn 90 ngày, chiếu khán đặc biệt sẽ được yêu cầu.

Khảo sát chi phí sinh hoạt – tính đến HÈ 2023

Một cuộc khảo sát gần đây cung cấp các con số về chi phí sinh hoạt và chất lượng sống. Nhìn vào cuộc khảo sát, thật dễ dàng để thấy rằng những nơi rẻ nhất thường không phải là tốt nhất.

Nơi đắt đỏ nhất để sống ở Mỹ là thành phố New York, với xếp hạng 100. San Francisco cũng đắt đỏ gần bằng, với xếp hạng 98. San Jose xếp hạng 88 và Los Angeles xếp hạng 84. Không có con số nào cho Quận Cam.

Còn Sài Gòn thì sao? Nó rẻ hơn 64% so với thành phố New York và giá thuê nhà thấp hơn 85% so với New York.

Ở Sài Gòn, ước tính một gia đình bốn người cần $1,860 Mỹ kim mỗi tháng để sống tốt, không bao gồm tiền thuê nhà. Mức tối thiểu cho một người là $525 mỗi tháng, không tính chi phí thuê nhà. Những con số này dựa trên mức sống tiêu chuẩn quốc tế.

Xem xét tất cả các loại chi phí, chi phí sinh hoạt ở New York là 100 so với 36 ở Sài Gòn. Nhưng chúng ta cũng cần xem xét về xếp hạng chất lượng cuộc sống.

Chất lượng cuộc sống bao gồm chi phí sinh hoạt, chi phí nhà ở, ô nhiễm, tội phạm, dịch vụ y tế và giao thông. Trong phần khảo sát này, những nơi mà có con số cao hơn sẽ tốt hơn để sống. San Jose được xếp hạng 164, San Francisco hạng 140, Los Angeles hạng 139 và New York hạng 136. Sài Gòn đạt kết quả tốt trong cuộc khảo sát chi phí sinh hoạt, nhưng về chất lượng cuộc sống, thành phố chỉ có số điểm ở mức trung bình là 64.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Chủ Nhật, 02 Tháng Hai 2020(Xem: 28217)
Ngày 27 tháng Giêng năm 2020 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội của Sở di trú. Quy luật mới này sẽ làm những đương đơn không thể xin thẻ xanh nếu họ có khả năng trở thành gánh nặng xã hội. Quy luật này sẽ áp dụng cho những đương đơn đã từng sử dụng những phúc lợi công cộng tổng cộng trên 12 tháng trong ba năm qua. Ngày 30 tháng Giêng năm 2020, Sở di trú USCIS phổ biến thêm những thông tin khác, cho biết quy luật mới vế Gánh Nặng Xã Hội sẽ áp dụng kể từ ngày 24 tháng Hai năm 2020. Theo quy luật mới, Sở di trú sẽ xem xét những yếu tố như tuổi, sức khỏe, lợi tức, học vấn và khả năng của các đương đơn để quyết định xem nếu người này có khả năng, vào một thời điểm nào đó, có thể trở thành gánh nặng xã hội không.
Thứ Bảy, 01 Tháng Hai 2020(Xem: 26920)
Vào cuối năm 2020, Tòa Bạch Ốc hy vọng sẽ đưa ra nhiều sự thay đổi một số luật di trú. Sau đây là một vài sự thay đổi đã được đề nghị và có thể có hiệu lực trong năm nay. Hiện tại, các sinh viên ngọai quốc du học có thể ở lại Hoa Kỳ cho đến khi hòan tất chương trình học. Sự cho phép này được gọi là "Suốt Thời Gian của Diện (du học)" (tức Duration of Status, viết tắt là D/S). Điều lệ được cho phép trước đây giúp cho các sinh viên có thể ở lại Hoa Kỳ với tối đa thời gian nếu họ vẫn tiếp tục đi học hợp lệ.
Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng 2020(Xem: 24994)
Mỗi ứng viên tranh cử tổng thống hiện đang đưa ra những lời hứa về phương cách mà họ sẽ cải thiện luật di trú của quốc gia. Tuy nhiên, con đường từ những lời hứa đi đến hiện thực không dễ dàng chút nào. Thay đổi luật di trú đòi hỏi đảng Dân Chủ phải chiếm đa số ghế tại Thượng viện và Hạ viện. Vào ngày 10 tháng Giêng năm 2020 vừa qua, Thống đốc Greg Abbott của tiểu bang Texas đã trở thành vị thống đốc đầu tiên của Hoa Kỳ từ chối nhận người tỵ nạn.
Chủ Nhật, 12 Tháng Giêng 2020(Xem: 26380)
Khi chúng ta nhìn về tình trạng của người di dân và người tỵ nạn trong tương lai, chúng ta cần nhìn về bối cảnh chính trị trong những tháng năm sắp tới. Luật di trú luôn luôn dựa trên vấn đề chính trị. Năm 2020: Số người tỵ nạn được phép nhập cảnh bị giảm xuống còn 18.000 người một năm. Đối với người di dân, một số tác động hành pháp đã bị các tòa án ngăn chận và có lẽ sẽ được quyết dịnh trong năm 2020. Đảng Cộng Hòa có đa số ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ và điều này có nghĩa là không một luật di-trú-thân-thiện nào sẽ được thông qua trong năm nay.
Chủ Nhật, 05 Tháng Giêng 2020(Xem: 26532)
Hoa Kỳ nên nhận bao nhiêu người di dân? Theo thống kê mới nhất, trong năm 2017, Hoa Kỳ đã chấp nhận 1 triệu 127 ngàn di dân đến quốc gia này và ở lại hợp pháp. Những người ngọai quốc được quy chế này được xem là những thường trú nhân hợp pháp. Khỏang ba phần tư trong số thường trú nhân này đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Một số phần trăm nhỏ sẽ trở về quê hương cũ của họ vì một số lý do khác nhau. Khỏang 146.000 người tỵ nạn và người lánh cư (asylee) đã trở thành thường trú nhân trong năm 2017. Nhưng theo kế họach của Tòa Bạch Ốc, con số này sẽ ngày càng nhỏ dần.
Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 29243)
Theo một thống kê gần đây, dân Mỹ quan tâm và lo lắng về di trú hơn bất cứ vấn đề nào khác; cũng là vấn đề mà quốc hội phải giải quyết. Biên giới của chúng ta bị tràn ngập và dân chúng biết rõ điều này. Theo quan điểm bảo thủ, quốc gia chúng ta đã nhìn thấy làn sóng di dân tràn ngập. Vấn đề cải tổ di trú "tòan diện" của thập niên 1980 đã ân xá cho hàng triệu người ngọai quốc bất hợp pháp mà chẳng cần đóng cửa biên giới. Kể từ đó, quốc gia chúng ta đã mở cửa biên giới một cách hữu hiệu, và không một dự tính cải tổ tòan diện nào cần thiết từ đó. Năm nay, biên giới phía Nam của chúng ta đã thấy sự gia tăng lớn nhất về mối lo ngại biên giới trong một hập niên qua.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 27237)
Hầu hết những lệnh hành pháp của ông Trump từng làm cho người ta lo âu đều bị các vị chánh án liên bang chận lại. Nếu những vụ kiện này được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào mùa Thu năm 2020 thì sẽ không thể có bất kỳ quyết định nào cho đến mùa Xuân 2021. Nhưng không ai biết chắc rằng Tối Cao Pháp Viện có sẽ đồng ý xem xét những quy luật mới này hay không. Và nếu ông Trump không được tái đắc cử thì vị tổng thống tương lai có thể hủy bỏ ngay lập tức tất cả những lệnh hành pháp của ông Trump. Bất cứ những thay đổi mà Sở di trú USCIS và Tòa Bạch Ốc thực hiện kể từ nay sẽ chỉ đưa đến những khó khăn nhiều hơn và ít có lợi hơn cho các đương đơn. Nếu qúy vị hợp lệ nộp đơn xin Thẻ Xanh hoặc Nhập Tịch thì nên làm ngay bây giờ. Đừng chờ đợi.
Chủ Nhật, 15 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 25737)
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2019 vừa qua, Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Chín tại San Francisco, tiểu bang California, đã mang lại một phần chiến thắng cho hành pháp Trump bằng cách gỡ bỏ sự ngăn chận quy luật "gánh nặng xã hội". Tuy nhiên, quy luật mới về gánh nặng xã hội vẫn không có hiệu lực vì hai sự can thiệp khác vẫn còn ở Hoa Kỳ. Sở di trú USCIS vẫn chưa phổ biến lịch trình tăng lệ phí đơn di trú nhưng một tòa án liên bang đã ngăn chận sở này muốn hủy bỏ việc xin miễn lệ phí đơn xin nhập tịch và thay đổi lệ phí đơn N-400 từ 750 mỹ kim lên 1.170 mỹ kim. Phán quyết của Tòa có nghĩa là các đương đơn vẫn có thể dùng đơn xin nhập tịch N-400 bình thường với lệ phí cũ là 750 mỹ kim. Những đương đơn này vẫn có thể xin miễn lệ phí nộp đơn N-400
Chủ Nhật, 08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 26612)
Những đương đơn xin chiếu khán (visa) ở nước ngòai bị bắt buộc phải tiết lộ tất cả những trang mạng thông tin xã hội của mình đang có hoặc những "tên người sử dụng" (user names) mà họ đã từng sử dụng trên những mạng thông tin xã hội chính, có khỏang 12 mạng trong số này có địa bàn họat động ở Hoa Kỳ. Nhưng một vụ kiện mới đã chống lại việc này. Vụ kiện này nói rằng bắt người ta phải tiết lộ những bút danh mà họ sử dụng để thảo luận về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị có thể gây nguy hiểm cho họ, nếu những thông tin tiết lộ bị đưa về chính phủ của họ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 25574)
Vào ngày 26 tháng11 vừa qua, ông Michael Simon, chánh án Tòa Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon đã ban hành một án lệnh ngừng tác động hành pháp của ông Trump đưa ra vào đầu tháng 10. Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam. Hai người Việt Nam được ân xá là cư dân của Quận hạt Santa Clara, tiểu bang California, là Quyen Mai, 36 tuổi, và Dat Vu, 38 tuổi, đều tranh đấu để không bị trả về Việt Nam. Tội của họ đã xảy ra ít nhất là 16 năm trước. Văn phòng thống đốc nói rằng nếu hai người đàn ông này bị trục xuất bây giờ sẽ là một hậu quả bất công cho những hành động xảy ra từ quá lâu và điều này sẽ hủy họai gia đình của họ và cộng đồng. Những tổ chức bảo vệ quyền di dân muốn thống đốc ra lệnh chấm dứt việc giam giữ những người đang là đối tượng bị trục xuất cho đến khi cơ quan ICE đến dẫn họ đi.