Thượng nghị sĩ Vance của Ohio và dự luật đặt cọc tiền từ thế chân

Thứ Ba, 15 Tháng Tám 202302:32(Xem: 4699)
Thượng nghị sĩ Vance của Ohio và dự luật đặt cọc tiền từ thế chân
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ.

Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.

Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Dự luật không cho biết những đương đơn nào sẽ phải trả hơn 5,000 Mỹ kim.

Dự luật nói rằng những người ở quá hạn chiếu khán sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ nhanh chóng. Nhưng dự luật không cho biết việc trục xuất nhanh chóng này sẽ được thực hiện như thế nào. Từ trước đến nay, chưa có trường hợp ‘trục xuất nhanh chóng’ nào đối với những người ở lại quá hạn chiếu khán.

Những người ở lại quá hạn và bị trục xuất sẽ bị cấm tái nhập cảnh vào Hoa kỳ trong ít nhất 4 năm.

Hoa Kỳ chưa bao giờ giải quyết được vấn đề về những người ở lại quá hạn chiếu khán. Hàng năm, có khoảng 700.000 trường hợp ở lại quá hạn chiếu khán. Mặc dù nhiều người trong số này rời khỏi Hoa Kỳ một cách tự nguyện, nhưng nhiều người trong số họ vẫn ở lại bất hợp pháp mỗi năm.

Thượng nghị sĩ Vance, người bảo hộ cho Đạo luật Rời khỏi đúng hạn cho biết, "Hoa kỳ là một quốc gia chào đón, nhưng chúng ta cũng là một quốc gia của luật pháp. Có hàng triệu người ở đất nước này đã lạm dụng hệ thống chiếu khán của chúng ta, và phá vỡ quy trình di dân hợp pháp của chúng ta."

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 118079)
Người mẹ đưa người con trai đến Văn phòng Robert Mullins International (RMI) đúng hẹn. Bà nói rất muốn người con trai lấy vợ ở Việt Nam và muốn hỏi rõ thủ tục kết hôn. Người vợ tương lai, theo người mẹ, là con của một người bạn thân, rất ngoan và tháo vát. Người con trai ngồi hiền lành, chỉ cười
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 124771)
Trong một Thư Báo quan trọng, ghi ngày 23/11/2005, được gửi đi từ Văn phòng Liên Lạc Di Dân và Công Dân Hoa Kỳ của Bộ Nội An tại Hoa Thịnh Đốn, gửi đến các giám đốc vùng, các giám đốc trung tâm dịch vụ, các giám đốc quận hạt, các giám đốc trung tâm quốc gia, ông Michael Aytes, Quyền Giám đốc Nội Vụ, đã loan báo về
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 125958)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai? Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán cho phép các công dân từ
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 130107)
Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 151641)
Như Văn phòng Robert Mullins International đã loan báo trước đây trong các buổi hội thoại phát thanh và trên báo chí, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã chính thức thông báo chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc tái cứu xét quy chế tỵ nạn cho những người hội đủ điều kiện theo Chương